Gỡ khó cho các chương trình mục tiêu quốc gia cần được thực hiện toàn diện

PHẠM ĐÔNG |

Tiếp tục phiên họp thứ 29, chiều 8.1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, theo Văn phòng Quốc hội.

Trình bày tờ trình về nội dung này, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, tại Dự thảo Nghị quyết, Chính phủ trình Quốc hội quyết định thí điểm 8 cơ chế, chính sách đặc thù nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thực tế như phân bổ, giao dự toán ngân sách Trung ương (chi thường xuyên) hằng năm thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Đồng thời quy định trình tự, thủ tục, tiêu chí, mẫu hồ sơ lựa chọn dự án, mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất; cơ chế sử dụng ngân sách Nhà nước hỗ trợ các dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, phát triển sản xuất cộng đồng...

Dự thảo Nghị quyết quy định cơ chế thí điểm phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Trong đó, HĐND cấp tỉnh được quyết định lựa chọn một huyện thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp.

HĐND cấp huyện được quyết định điều chỉnh phương án phân bổ vốn đầu tư công, kinh phí thường xuyên giữa các chương trình mục tiêu quốc gia trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch đầu tư vốn hằng năm, dự toán ngân sách Nhà nước hằng năm đã được cấp có thẩm quyền giao.

Chính phủ đề xuất cho phép các địa phương được quyết định lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện cơ chế thí điểm tùy theo điều kiện thực tiễn.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm. Ảnh: Phạm Thắng
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm. Ảnh: Phạm Thắng

Báo cáo thẩm tra về tờ trình, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm cho hay, thống nhất với sự cần thiết trong tờ trình của Chính phủ, việc ban hành cơ chế, chính sách đặc thù là xuất phát từ thực tiễn để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Về cơ chế thí điểm phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện, Hội đồng Dân tộc thấy rằng, nên tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 100/2023/QH15 của Quốc hội về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Trong đó, “nghiên cứu, đề xuất thực hiện thí điểm việc phân cấp cho cấp huyện chủ động quyết định, điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn, danh mục dự án đầu tư thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn, báo cáo Quốc hội khi tiến hành giám sát tối cao chuyên đề về 3 chương trình mục tiêu Quốc gia tại kỳ họp thứ 6”.

Đồng thời, quy định theo hướng cấp tỉnh lựa chọn 1 huyện làm thí điểm để bảo đảm thống nhất; làm rõ tiêu chí lựa chọn, thẩm quyền và nội dung phân cấp đối với cấp huyện (không giao Chính phủ quy định). Nên thí điểm như thẩm quyền đối với HĐND tỉnh về điều chỉnh phương án phân bổ vốn đầu tư công, kinh phí thường xuyên giữa các chương trình mục tiêu quốc gia đối với các khoản kinh phí được giao còn lại được phép điều chỉnh.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu. Ảnh: Phạm Thắng
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu. Ảnh: Phạm Thắng

Về nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị, trong trường hợp phân cấp cho cấp huyện chưa phát huy tác dụng ngay hoặc giúp ích cho quá trình xây dựng nội dung chương trình của thời gian ngắn hạn thì sẽ quy định trong Nghị quyết của Quốc hội khi phê chuẩn các chương trình mục tiêu quốc gia của giai đoạn tới.

Trường hợp giải quyết được những vấn đề trước mắt, vừa có tác dụng là chủ trương để cho các cơ quan của Chính phủ khi xây dựng chương trình mới có căn cứ triển khai, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan tiếp tục làm rõ hơn nữa trong hồ sơ trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu. Ảnh: Phạm Thắng
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu. Ảnh: Phạm Thắng

Phát biểu tại phiên họp, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cho biết, Chính phủ sẽ nỗ lực hoàn thiện các công việc còn lại đáp ứng các yêu cầu đề ra trong thời gian sớm nhất.

Theo Phó Thủ tướng, việc tháo gỡ cần được thực hiện triệt để, toàn diện, “tới nơi, tới chốn”, tránh đối mặt với những khó khăn khác.

"Với những vấn đề chưa rõ, nếu cần, có thể đi đến đồng thuận về nguyên tắc để tạo thuận lợi cho Chính phủ và các địa phương chuẩn bị, đưa ra quyết định đúng đắn để tiếp tục việc thực hiện ba chương trình mục tiêu quốc gia”, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nói.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

10 địa phương phải quyết liệt giải ngân các chương trình mục tiêu quốc gia

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang yêu cầu 10 địa phương phải cố gắng, phấn đấu, nỗ lực, quyết liệt cao hơn trong giải ngân các chương trình mục tiêu quốc gia bởi trong thực tế cùng điều kiện tương đồng nhưng vẫn có những địa phương đạt tỉ lệ giải ngân cao hơn.

Đề xuất không hủy dự toán 16.000 tỉ đồng thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia

PHẠM ĐÔNG |

Nếu không được kéo dài nguồn vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023 sang năm 2024 sẽ dẫn đến việc hủy dự toán năm 2023 khoảng 16.000 tỉ đồng. Theo Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, nếu cắt nguồn vốn này thì áp lực giải ngân của Chính phủ có giảm đi, nhưng lại thiệt thòi cho các địa phương.

Có tâm lý sợ trách nhiệm khi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia

PHẠM ĐÔNG |

Theo Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm, có tình trạng đùn đẩy, né tránh, tâm lý sợ trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức trong thực thi nhiệm vụ  trong khi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia.

Bệnh viện hơn 880 tỉ đồng ở ngoại thành Hà Nội sau gần một năm thi công

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Sau gần một năm xây dựng, Bệnh viện Nhi Trung ương cơ sở Quốc Oai có tổng vốn đầu tư 882 tỉ đồng đã cơ bản hoàn thiện phần thô.

Dư chấn từ “đêm trường” ở Hãng phim truyện Việt Nam

Mi Lan |

Cách thức làm phim bao cấp kéo dài đã kéo theo muôn vàn hệ lụy, trong đó có việc làm mất đi những hãng phim nhà nước như Hãng phim truyện Việt Nam, đẩy các hãng phim vào quá trình cổ phần “vật vã”, đồng thời đẩy những nhà làm phim không thể đổi mới, không thể bắt kịp xu hướng thời đại ở phòng vé.

Nhiều vấn đề phía sau việc Hà Nội muốn làm thêm 9 tuyến buýt điện

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa đề xuất thí điểm thêm 9 tuyến buýt điện. Đây được xem là quyết tâm mạnh mẽ, từng bước hiện thực hóa giấc mơ giao thông xanh, nâng cao chất lượng xe buýt, vận hải hành khách công cộng của thành phố.

Lý do gần 50.000 người Hà Nội không đăng ký được tài khoản an sinh

Cẩm Hà |

Các báo cáo khảo sát nhanh của 30/30 quận, huyện, thị xã cho thấy Hà Nội có khoảng 47.860 người không đăng ký được tài khoản an sinh.

Sự nghiệp của Franz Beckenbauer dưới góc nhìn của những huyền thoại khác

VIỆT HÙNG |

Franz Beckenbauer là một trong những huyền thoại bóng đã vĩ đại nhất. Sự nghiệp của ông gắn liền với nhiều vinh quang, được hậu bối và cả các đối thủ lừng danh ngả mũ kính phục.

10 địa phương phải quyết liệt giải ngân các chương trình mục tiêu quốc gia

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang yêu cầu 10 địa phương phải cố gắng, phấn đấu, nỗ lực, quyết liệt cao hơn trong giải ngân các chương trình mục tiêu quốc gia bởi trong thực tế cùng điều kiện tương đồng nhưng vẫn có những địa phương đạt tỉ lệ giải ngân cao hơn.

Đề xuất không hủy dự toán 16.000 tỉ đồng thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia

PHẠM ĐÔNG |

Nếu không được kéo dài nguồn vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023 sang năm 2024 sẽ dẫn đến việc hủy dự toán năm 2023 khoảng 16.000 tỉ đồng. Theo Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, nếu cắt nguồn vốn này thì áp lực giải ngân của Chính phủ có giảm đi, nhưng lại thiệt thòi cho các địa phương.

Có tâm lý sợ trách nhiệm khi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia

PHẠM ĐÔNG |

Theo Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm, có tình trạng đùn đẩy, né tránh, tâm lý sợ trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức trong thực thi nhiệm vụ  trong khi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia.