Đường Lê Văn Lương là điển hình của việc quy hoạch bất cập

Anh Tuấn |

Ông Nguyễn Duy Hưng - Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương cho rằng, đường Lê Văn Lương (quận Thanh Xuân, Hà Nội) là điển hình của việc quy hoạch bất cập. Quy hoạch bất cập, không đồng bộ hạ tầng dẫn đến tình trạng mưa to là ngập lụt, tắc đường.

Quy hoạch bất cập, không đồng bộ hạ tầng dẫn đến tình trạng mưa to là ngập lụt

ông Nguyễn Duy Hưng
Ông Nguyễn Duy Hưng phát biểu tại Hội thảo.

Chiều 19.7, Ban chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 54 về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 chủ trì, phối hợp với tỉnh uỷ Bắc Ninh tổ chức hội thảo "Phát triển công nghiệp và đô thị vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tại hội thảo, ông Nguyễn Duy Hưng - Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương cho biết, vùng Đồng bằng sông Hồng là một trong 6 vùng kinh tế - xã hội của cả nước; là địa bàn đặc biệt có vị trí quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của cả nước; có vị trí thuận lợi, hội tụ nhiều lợi thế về phát triển kinh tế - xã hội, là trung tâm hàng đầu về khoa học công nghệ, nhân lực...

Sau gần 17 năm thực hiện Nghị quyết 54 và 11 năm thực hiện Kết luận 13 của Bộ Chính trị, phát triển kinh tế - xã hội toàn vùng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị, quốc phòng, an ninh và quan hệ quốc tế; vai trò là một trong hai đầu tàu kinh tế của cả nước được phát huy.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, ông Nguyễn Duy Hưng cũng nhấn mạnh vấn đề phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng vẫn còn nhiều hạn chế, vấn đề phát sinh mới, nhất là bất cập về quy hoạch và quản lý quy hoạch.

"Gần đây, dư luận nhắc đến nhiều về quy hoạch Thủ đô Hà Nội, đường Lê Văn Lương là điển hình của việc quy hoạch bất cập. Quy hoạch bất cập, không đồng bộ hạ tầng dẫn đến tình trạng mưa to là ngập lụt, tắc đường", ông Nguyễn Duy Hưng cho hay.

Theo ông, trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, nhiều vấn đề có tác động lớn, cho nên cần phải đánh giá lại những gì đã làm được và chưa làm được sau 17 năm qua ở vùng Đồng bằng sông Hồng trong lĩnh vực công nghiệp và đô thị.

Từ đó có những tổng kết, báo cáo, đánh giá, tham mưu và trình Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết mới với những vấn đề chiến lược, mang tính dài hạn.

Để làm được điều này, lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương cho rằng cần thay đổi nhận thức, tư duy về vấn đề liên kết vùng. Ông Nguyễn Duy Hưng nhắc lại câu nói của Bí thư tỉnh Bình Dương Nguyễn Văn Lợi trong một hội thảo về liên kết vùng phía Nam "thể chế vùng của chúng ta như một câu lạc bộ".

Đó là lý do, tại hội thảo Phát triển công nghiệp và đô thị vùng Đồng bằng sông Hồng, Ban chỉ đạo muốn nghe những ý kiến tâm huyết của các nhà quản lý, chuyên gia, nhà khoa học, có những phương án tối ưu về liên kết vùng, liên kết nội vùng, tạo động lực mới cho phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng.

Cần đổi mới, nâng cao chất lượng quy hoạch

Toàn cảnh Hội thảo
Toàn cảnh Hội thảo

Tại hội thảo, đại diện Bộ Xây dựng cũng chỉ ra những bất cập trong vấn đề phát triển hạ tầng vùng Đồng bằng sông Hồng trong thời gian qua.

Theo Bộ Xây dựng, hệ thống hạ tầng đô thị của vùng còn thiếu đồng bộ, chưa đảm bảo sự kết nối giữa đô thị và vùng, nhất là về hạ tầng khung, tình trạng ngập úng vẫn còn, đặc biệt tại các đô thị lớn. Tình trạng quá tải, tắc nghẽn giao thông tại các đô thị lớn như Hà Nội chậm được giải quyết. Hạ tầng cấp thoát nước còn nhiều bất cập, chưa có giải pháp hữu hiệu.

Chính vì vậy, đại diện Bộ Xây dựng cho rằng cần phải đổi mới, nâng cao chất lượng quy hoạch, quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng, quy hoạch vùng Thủ đô, quy hoạch tỉnh để tái cấu trúc hệ thống đô thị phù hợp với xu thế phát triển liên kết lãnh thổ, hành lang kinh tế, mạng lưới hạ tầng trong khu vực giữa Đồng bằng sông Hồng và các tỉnh phía Nam Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Singapore và khối Châu Á - Thái Bình Dương.

Nói về những giải pháp phát triển mạng lưới đô thị và nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng, KTS Trần Ngọc Chính - Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho rằng cần thúc đẩy quá trình đô thị hoá nhanh và bền vững theo hướng tăng trưởng xanh.

Lấy việc phát triển kinh tế đô thị làm động lực phát triển kinh tế, xã hội của cả nước, các vùng địa phương. Đồng thời tái cấu trúc và tổ chức không gian, xây dựng hệ thống đô thị thống nhất, hiệu quả, toàn diện, năng động, có sức cạnh tranh cao, tăng cường liên kết vùng và kết nối đô thị - nông thôn.

Anh Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Sở Quy hoạch Hà Nội "xin rút kinh nghiệm" về sai phạm ở Lê Văn Lương

Vương Trần |

Hà Nội - Với những vi phạm liên quan tới việc thực hiện quy hoạch tuyến đường Lê Văn Lương - Tố Hữu - Nguyễn Thanh Bình mà Thanh tra Bộ Xây dựng đã chỉ rõ, Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội cho biết sẽ "nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm".

Băm nát quy hoạch đường Lê Văn Lương: Có dấu hiệu "lợi ích nhóm" hay không?

VƯƠNG TRẦN |

Với những sai phạm về xây dựng trên tuyến đường Lê Văn Lương, nhiều ý kiến cho rằng, cơ quan điều tra vào cuộc làm rõ, trả lời cho dư luận rõ về việc có “lợi ích nhóm” hay không, trách nhiệm như thế nào và xử lý nghiêm để mang tính răn đe. Nếu không có “lợi ích nhóm” thì cũng trả lời cho dư luận được rõ, tránh râm ran tin đồn, xì xào trong dư luận.

Sai phạm quy hoạch đường Lê Văn Lương như "khủng long chui lọt lỗ kim"

Nhóm PV |

Việc điều chỉnh quy hoạch hàng loạt các dự án dọc hai bên tuyến đường Lê Văn Lương, Tố Hữu, Nguyễn Thanh Bình, Lê Quang Đạo, Khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính… không chỉ khiến quy hoạch khu vực này bị “băm nát” phá vỡ quy hoạch tổng thể Thủ đô mà còn gây áp lực tới giao thông, thoát nước, vệ sinh môi trường, không gian sống,… Chuyên gia cho rằng, sai phạm "băm nát" quy hoạch ở tuyến đường Lê Văn Lương như "khủng long chui lọt lỗ kim".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Sở Quy hoạch Hà Nội "xin rút kinh nghiệm" về sai phạm ở Lê Văn Lương

Vương Trần |

Hà Nội - Với những vi phạm liên quan tới việc thực hiện quy hoạch tuyến đường Lê Văn Lương - Tố Hữu - Nguyễn Thanh Bình mà Thanh tra Bộ Xây dựng đã chỉ rõ, Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội cho biết sẽ "nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm".

Băm nát quy hoạch đường Lê Văn Lương: Có dấu hiệu "lợi ích nhóm" hay không?

VƯƠNG TRẦN |

Với những sai phạm về xây dựng trên tuyến đường Lê Văn Lương, nhiều ý kiến cho rằng, cơ quan điều tra vào cuộc làm rõ, trả lời cho dư luận rõ về việc có “lợi ích nhóm” hay không, trách nhiệm như thế nào và xử lý nghiêm để mang tính răn đe. Nếu không có “lợi ích nhóm” thì cũng trả lời cho dư luận được rõ, tránh râm ran tin đồn, xì xào trong dư luận.

Sai phạm quy hoạch đường Lê Văn Lương như "khủng long chui lọt lỗ kim"

Nhóm PV |

Việc điều chỉnh quy hoạch hàng loạt các dự án dọc hai bên tuyến đường Lê Văn Lương, Tố Hữu, Nguyễn Thanh Bình, Lê Quang Đạo, Khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính… không chỉ khiến quy hoạch khu vực này bị “băm nát” phá vỡ quy hoạch tổng thể Thủ đô mà còn gây áp lực tới giao thông, thoát nước, vệ sinh môi trường, không gian sống,… Chuyên gia cho rằng, sai phạm "băm nát" quy hoạch ở tuyến đường Lê Văn Lương như "khủng long chui lọt lỗ kim".