Đại biểu Quốc hội nói việc chi thường xuyên phải lách từ chuyện tìm tên

PHẠM ĐÔNG - NGÔ CƯỜNG |

Đại biểu Quốc hội Trần Hữu Hậu cho biết, các công việc sửa chữa, nâng cấp tài sản công trên 500 triệu đồng đang phải làm theo thủ tục đầu tư công; nếu chi thường xuyên gần như phải lách từ chuyện tìm tên để ít bị để ý.

Ví dụ cụ thể của tình trạng cán bộ sợ sai

Chiều 6.11, dưới sự chủ trì và điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiếp tục tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn.

Đại biểu Trần Hữu Hậu (Đoàn Tây Ninh) bày tỏ quan điểm tranh luận với Bộ trưởng Bộ Tài chính. Cụ thể là vấn đề chi thường xuyên mà ông đã nêu trong các kỳ họp trước.

Đại biểu Hậu chỉ rõ, vấn đề hiện nay đang vướng mắc trong cả nước xuất phát từ Thông tư số 65/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính - quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công.

Theo đại biểu, hầu hết các địa phương đều đang vướng vấn đề này.

"Trong những ngày chúng ta đang tranh luận ở đây, thời điểm lập dự toán phân bổ ngân sách 2024 và các công việc sửa chữa, nâng cấp tài sản công trên 500 triệu đồng đang phải làm theo thủ tục đầu tư công.

Nếu chi thường xuyên gần như phải lách từ chuyện tìm tên cho ít bị để ý; giải trình nhỏ to với cơ quan chức năng khi bị hỏi tới", đại biểu Trần Hữu Hậu nói.

Cũng theo đại biểu, đây là một trong những ví dụ cụ thể của tình trạng cán bộ sợ sai, không dám làm những việc cần phải làm. Đại biểu nhấn mạnh, đây không chỉ là ý kiến của cá nhân ông mà là ý kiến của nhiều lãnh đạo các địa phương, bộ ngành.

Đại biểu Hậu đề nghị, ngoài vấn đề giải thích pháp luật, nên sửa pháp luật theo hướng đưa nội dung về chi thường xuyên có tính chất đầu tư vào trong luật.

Đại biểu Trần Hữu Hậu cũng đề nghị xem xét nội dung về sửa Luật Ban hành quy phạm pháp luật để có thể trình Quốc hội việc một luật sửa nhiều luật. Như vậy, dù chỉ sửa một nội dung, một vấn đề hoặc một vài vấn đề nhưng có thể áp dụng ngay vào cuộc sống.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh. Ảnh: Phạm Thắng
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh. Ảnh: Phạm Thắng

Vướng mắc khiến không có cơ sở pháp lý, căn cứ để lập dự toán

Tham gia giải trình, làm rõ hơn vấn đề liên quan đến sử dụng kinh phí chi thường xuyên để thực hiện các khoản chi có tính chất đầu tư, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho biết, Luật Đầu tư công ban hành năm 2014, được sửa đổi năm 2019; lần sửa đổi năm 2019 hoàn toàn không có các nội dung liên quan đến vấn đề này.

Bên cạnh đó, Luật Ngân sách nhà nước ban hành năm 2015. Hai luật này sau khi được ban hành, Bộ Tài chính đã ban hành rất nhiều các Thông tư hướng dẫn để tạo hành lang pháp lý rõ ràng. Qua đó để các bộ, ngành và địa phương sử dụng nguồn chi thường xuyên để thực hiện việc sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất...

Theo đó, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 52, Thông tư 108, đặc biệt là Thông tư số 92 năm 2017 hướng dẫn chi tiết việc lập dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí để sửa chữa, bảo trì, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất từ nguồn chi thường xuyên.

Theo ông Lê Quang Mạnh, ngày 29.7.2021, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 65 có hiệu lực từ ngày 15.9.2021. Thông tư này không điều chỉnh các vấn đề về việc sử dụng nguồn chi thường xuyên cho xây dựng, cải tạo, nâng cấp, mở rộng tài sản nhưng lại bãi bỏ Thông tư 92 năm 2017 kể từ ngày 15.9.2021.

Đặc biệt, trong năm 2022, các địa phương, các bộ, ngành đều vướng mắc. Trong đó, vướng mắc quan trọng nhất là do không có cơ sở pháp lý, không có căn cứ để lập dự toán, thanh toán cũng như thực hiện các khoản liên quan đến chi từ nguồn thường xuyên cho các hạng mục có tính chất đầu tư như sửa chữa nhỏ, nâng cấp, mở rộng...

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh nhấn mạnh, Điều 6 Luật Đầu tư công chỉ nhằm phân loại dự án chứ không phải định nghĩa dự án đầu tư công. Bên cạnh đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã khẳng định, điều này không cấm việc sử dụng kinh phí chi thường xuyên để chi cho các khoản có tính chất đầu tư.

Chủ nhiệm Lê Quang Mạnh nêu rõ, để giải quyết vướng mắc này có thể đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích pháp luật theo đúng quy định của Chương 14 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Từ đó, Bộ Tài chính có căn cứ sửa lại như Thông tư của bộ.

PHẠM ĐÔNG - NGÔ CƯỜNG
TIN LIÊN QUAN

500 tài sản công đang bỏ không, gây lãng phí sau sắp xếp đơn vị hành chính

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Sau sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết có 10% với gần 1.000 tài sản công chưa được xử lý, trong đó có khoảng 500 tài sản công đang bị bỏ không, gây lãng phí.

Số người lao động mất việc làm, giảm giờ làm, rút bảo hiểm tăng cục bộ

Vương Trần - Ngô Cường |

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cho hay, còn tình trạng số người lao động mất việc làm, giảm giờ làm, rút bảo hiểm xã hội một lần gia tăng cục bộ; lao động khu vực phi chính thức còn lớn; tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên còn cao.

Cải cách tiền lương chưa bảo đảm tiến độ theo yêu cầu Nghị quyết số 27

PHẠM ĐÔNG - NGÔ CƯỜNG |

Theo Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường, việc tinh giản biên chế vẫn còn mang tính cơ học và chủ yếu giảm từ số cán bộ, công chức, viên chức nghỉ hưu; việc cải cách tiền lương chưa bảo đảm tiến độ theo yêu cầu tại Nghị quyết số 27-NQ/TW.

Bộ trưởng Y tế nói về việc trả lại tiền cho bệnh nhân ra ngoài mua thuốc

Thùy Linh-Trần Vương |

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết liên quan đến cơ chế thanh toán tiền trực tiếp cho người bệnh phải ra ngoài mua thuốc, hiện Bộ đã giao vụ Bảo hiểm Y tế xây dựng thông tư, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT).

Rung chấn mạnh như động đất vì vụ nổ lớn làm 2 người bị thương nặng ở Hà Nội

Hiệp Phạm |

Liên quan đến vụ nổ lớn khiến 2 người bị thương nặng ở phường Vĩnh Hưng (Hoàng Mai, Hà Nội), các nhân chứng cho biết, vụ nổ lớn làm rung chuyển nền đất, một số căn nhà giáp khu vực hiện trường bị ảnh hưởng, khiến đồ đạc bị xê dịch, hoặc rơi xuống nền nhà.

Thanh tra Sở Y tế TPHCM xử phạt nhiều bác sĩ vi phạm khám, chữa bệnh

HƯƠNG SƠN |

TPHCM - Chỉ trong một ngày, Thanh tra Sở Y tế TP đã liên tiếp xử phạt các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hoạt động khám, chữa bệnh và thẩm mĩ trên địa bàn.

Đình chỉ hoạt động trường mầm non nhét học sinh vào cốp xe khi đi dã ngoại

Khánh Linh |

Liên quan đến việc 11 trẻ nhỏ của trường Mầm non Vườn Trẻ Thơ (Đông Anh, Hà Nội) bị nhồi nhét vào cốp xe khi đi dã ngoại, cơ quan chức năng cho biết, đã đình chỉ hoạt động của cơ sở này để tiến hành xác minh vụ việc.

Vì sao trạm y tế chưa thể khám chữa bệnh từ xa?

Thùy Linh - Ngô Cường |

Theo đại biểu Quốc hội, hiện nay chưa có căn cứ để triển khai khám chữa bệnh từ xa tại trạm y tế. Kết cấu giá dịch vụ y tế chưa có cấu phần chi phí công nghệ thông tin, nên nguồn lực để dành cho việc này còn rất hạn chế.

500 tài sản công đang bỏ không, gây lãng phí sau sắp xếp đơn vị hành chính

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Sau sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết có 10% với gần 1.000 tài sản công chưa được xử lý, trong đó có khoảng 500 tài sản công đang bị bỏ không, gây lãng phí.

Số người lao động mất việc làm, giảm giờ làm, rút bảo hiểm tăng cục bộ

Vương Trần - Ngô Cường |

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cho hay, còn tình trạng số người lao động mất việc làm, giảm giờ làm, rút bảo hiểm xã hội một lần gia tăng cục bộ; lao động khu vực phi chính thức còn lớn; tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên còn cao.

Cải cách tiền lương chưa bảo đảm tiến độ theo yêu cầu Nghị quyết số 27

PHẠM ĐÔNG - NGÔ CƯỜNG |

Theo Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường, việc tinh giản biên chế vẫn còn mang tính cơ học và chủ yếu giảm từ số cán bộ, công chức, viên chức nghỉ hưu; việc cải cách tiền lương chưa bảo đảm tiến độ theo yêu cầu tại Nghị quyết số 27-NQ/TW.