Cùng một cá nhân nhưng cách ứng xử với tài sản công khác hẳn tài sản tư

Nhóm PV |

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng, căn nguyên sâu xa của việc lãng phí của công chính là lối sống thực dụng, ích kỷ, dẫn đến việc con người chỉ quan tâm đến quyền lợi vật chất của cá nhân mình, không vì cái chung, không vì tập thể.

Căn nguyên sâu xa là do lối sống thực dụng, ích kỷ

Tiếp tục chương trình làm việc kỳ họp thứ 4, sáng nay (31.10), Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường thảo luận về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương bày tỏ sự băn khoăn trước câu hỏi tại sao trong khu vực công, hiện tượng lãng phí luôn xảy ra nhiều hơn, trầm trọng hơn khu vực tư. Đây là vấn đề còn nhiều trăn trở.

Theo đại biểu, mặc dù đã có nhiều nỗ lực, cố gắng, song tại khu vực công còn rất nhiều thất thoát, lãng phí, từ việc nợ đọng thuế, thất thu thuế cho đến hàng nghìn dự án chậm tiến độ, hàng nghìn dự án phải điều chỉnh quyết định đầu tư, hàng nghìn dự án có thất thoát, lãng phí, nhiều dự án bị xét xử hình sự; sử dụng kinh phí sự nghiệp còn thất thoát, lãng phí… Điều này đã được nêu rõ trong báo cáo và các phụ lục đã nêu chi tiết.

Bày tỏ nhất trí với những nguyên nhân và trách nhiệm của các tồn tại hạn chế đã được báo cáo, tuy nhiên, theo đại biểu Nga còn một nguyên nhân căn bản khiến cho việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm chống lãng phí còn có nhiều hạn chế, đó là do ý thức cá nhân chỉ chú trọng đến những lợi ích của bản thân, vì bản thân. 

“Căn nguyên sâu xa của việc lãng phí của công chính là lối sống thực dụng, ích kỷ sẽ dẫn đến việc con người chỉ quan tâm nhất đến quyền lợi vật chất của cá nhân mình, không vì cái chung, không vì tập thể. Lối sống ấy sẽ dẫn đến tư duy không nỗ lực vì lợi ích chung. Tiết kiệm, chống lãng phí trong khu vực công đòi hỏi con người phải đặt lợi ích của cộng đồng, của tập thể, của quốc gia lên trên hết để nỗ lực trong mọi hành động từ nhỏ nhất như tiết kiệm thời gian, cho đến lớn hơn là sử dụng một cách hiệu quả nhất, hợp lý nhất mọi tài sản công” - đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga nêu.

Nữ đại biểu đoàn Hải Dương cho rằng, có một thực tế vẫn đang diễn ra đó là, cùng một cá nhân, nhưng cách ứng xử với tài sản công khác hẳn với tài sản tư, tài sản của bản thân.

Bên cạnh những nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong báo cáo, đại biểu Nga đề nghị Chính phủ và Quốc hội quan tâm hơn nữa tới việc phát triển văn hóa toàn diện, trong đó nhấn mạnh vào việc giáo dục lối sống văn hóa, văn minh. Đây là cái gốc của việc chống lãng phí, đặc biệt là trong khu vực công. Phải làm sao cho tiết kiệm, chống lãng phí không chỉ là việc thực thi những quy định của pháp luật mà trở thành lối sống của mỗi cá nhân.

Đại biểu cho rằng, trong phiên thảo luận về kinh tế - xã hội, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội có nêu về việc phát triển văn hoá, chú trọng giáo dục lối sống văn hoá, văn minh chính là gốc rễ sâu xa nhất của vấn đề.

Do đó, đại biểu cho rằng dù hệ thống pháp luật về thực hành tiết kiệm chống lãng phí có đồng bộ chặt chẽ mà tiết kiệm chưa trở thành lối sống, thành phẩm chất của mỗi cá nhân, thì chừng đó việc chấp hành vẫn chỉ mang tính chất đối phó và sẽ vẫn còn rất nhiều vi phạm. Khi ý thức văn hóa chưa theo kịp với sự phát triển của kinh tế là khi có rất nhiều hệ lụy sẽ xảy ra.

Còn trường hợp sơ hở dẫn tới lãng phí, thất thoát lớn về vốn

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Việt Thắng (Đoàn Kiên Giang) tán thành với quan điểm một trong những nguyên nhân dẫn tới lãng phí là do lợi ích cá nhân.

Tuy nhiên, đại biểu Thắng cho rằng, một trong những nguyên nhân chủ yếu xuyên suốt của những tồn tại hạn chế đã được chỉ ra là thể chế liên quan đến công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí còn nhiều bất cập.

"Qua kết quả giám sát cho thấy, công tác tham mưu, xây dựng, ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật về quy chuẩn, tiêu chuẩn, đơn giá, định mức kỹ thuật, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, chưa đầy đủ, thiếu chặt chẽ. Thậm chí có trường hợp còn sơ hở dẫn đến lãng phí, thất thoát lớn về nguồn vốn, tài sản nhà nước, tài nguyên đất đai, khoáng sản, nguồn nhân lực" - đại biểu Thắng nói.

Dẫn báo cáo của Chính phủ, đại biểu đoàn Kiên Giang cho hay, năm 2019, các bộ ngành vẫn còn nợ 9 văn bản hướng dẫn các luật; năm 2020 nợ 7 nghị định, 30 văn bản quy định chi tiết các luật, pháp lệnh có hiệu lực từ 1.1.2021 nhưng chưa được ban hành. Kiểm toán nhà nước cũng chỉ ra hàng loạt lỗ hổng về cơ chế chính sách đối với nhiều lĩnh vực như đầu tư theo hình thức hợp đồng BT, BOT, quản lý đất đai.

Ông Thắng kiến nghị Quốc hội, Chính phủ cần nghiên cứu quy định các thể chế, chế tài xử lý đối với tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm, vi phạm các quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu đánh giá thực trạng bố trí nguồn lực cho hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

5 năm, 3.085 dự án sử dụng vốn nhà nước có thất thoát, lãng phí

NHÓM PV |

Đoàn giám sát của Quốc hội đề nghị làm rõ trách nhiệm giải trình của người đứng đầu có liên quan và thực hiện các giải pháp khắc phục đối với 3.085 dự án sử dụng vốn nhà nước trong giai đoạn 2016-2021 có thất thoát, lãng phí; 74.378,7 ha đất sử dụng sai mục đích, vi phạm.

Hôm nay, Quốc hội thảo luận về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

PHẠM ĐÔNG |

Sau khi nghe báo cáo và kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021, Quốc hội sẽ tiến hành thảo luận cả ngày về vấn đề này.

Sử dụng sổ liên lạc điện tử trong trường học gây lãng phí xã hội

Tường Vân |

Theo nhiều phụ huynh, việc chi trả 20.000 - 50.000 đồng hàng tháng cho dịch vụ sổ liên lạc điện tử không quá nhiều. Tuy nhiên, việc sử dụng không đem lại hiệu quả và gây lãng phí xã hội.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

5 năm, 3.085 dự án sử dụng vốn nhà nước có thất thoát, lãng phí

NHÓM PV |

Đoàn giám sát của Quốc hội đề nghị làm rõ trách nhiệm giải trình của người đứng đầu có liên quan và thực hiện các giải pháp khắc phục đối với 3.085 dự án sử dụng vốn nhà nước trong giai đoạn 2016-2021 có thất thoát, lãng phí; 74.378,7 ha đất sử dụng sai mục đích, vi phạm.

Hôm nay, Quốc hội thảo luận về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

PHẠM ĐÔNG |

Sau khi nghe báo cáo và kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021, Quốc hội sẽ tiến hành thảo luận cả ngày về vấn đề này.

Sử dụng sổ liên lạc điện tử trong trường học gây lãng phí xã hội

Tường Vân |

Theo nhiều phụ huynh, việc chi trả 20.000 - 50.000 đồng hàng tháng cho dịch vụ sổ liên lạc điện tử không quá nhiều. Tuy nhiên, việc sử dụng không đem lại hiệu quả và gây lãng phí xã hội.