Nhiều dự án giao thông chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư gây lãng phí

PHẠM ĐÔNG |

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, giao thông là “mạch máu” của nền kinh tế, nên thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là tiết kiệm “máu” cho nền kinh tế. Bộ Giao thông Vận tải cũng là Bộ sử dụng nguồn vốn đầu tư công lớn, nên càng phải nêu cao tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí.

Chiều 19.8, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương - Trưởng Đoàn giám sát của Quốc hội "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 - 2021” đã chủ trì cuộc làm việc của Đoàn giám sát với Bộ Giao thông Vận tải.

Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Duy Lâm, trong giai đoạn 2016- 2021, Bộ đã triển khai nhiều giải pháp theo điều hành của Chính phủ, rà soát sắp xếp các nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết; hạn chế tối đa tổ chức hội nghị, lễ hội, hội thảo, khánh tiết, đi nghiên cứu, khảo sát nước ngoài; đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp.

Kết quả trong quá trình thực hiện giai đoạn 2016 - 2021 đã tiết kiệm kinh phí chi thường xuyên được 509.408 triệu đồng.

Đối với quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ, giai đoạn 2016 - 2021 cũng thực hiện tiết kiệm chi phí, giá thành sản xuất kinh doanh là 249.745 triệu đồng. Bộ cũng chủ động cắt giảm 100% việc tổ chức lễ động thổ, khởi công, khánh thành các công xây dựng cơ bản, trừ công trình quan trọng quốc gia, công trình dự án nhóm A, công trình có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội.

Đáng lưu ý, với việc đưa vào hoạt động chính thức trang thông tin điện tử công bố thông tin chi tiết về tất cả các dự án tại địa chỉ https://ppp/mt.gov.vn, Bộ đã đăng tải đầy đủ thông tin về dự án, nhà đầu tư, tổng vốn đầu tư, đơn vị thực hiện, thời gian thực hiện, chi phí đầu tư, chi phí quyết toán, mức phí, thời gian thu phí…

Bộ cũng minh bạch thông tin về các dự án, công trình giao thông theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) để người dân thuận tiện giám sát.

Cho rằng Bộ Giao thông Vận tải đã đánh giá khá toàn diện kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Đoàn giám sát đề nghị, Bộ báo cáo cụ thể các hành vi vi phạm gây lãng phí và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân để xảy ra lãng phí.

Tiếp tục làm rõ thêm tình trạng dự án đưa vào sử dụng chậm so với tiến độ được phê duyệt ban đầu, một số dự án kéo dài làm tăng tổng mức đầu tư lớn, trong đó hầu hết là dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm quốc gia chậm tiến độ do nguyên nhân chủ yếu từ công tác giải phóng mặt bằng, bố trí nguồn vốn… đã làm giảm hiệu quả của dự án, lãng phí nguồn lực.

Điển hình một số dự án: cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017- 2020; dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành; dự án tuyến đường sắt Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân; tuyến đường sắt đoạn Nhổn – ga Hà Nội…

Quang cảnh buổi làm việc.
Quang cảnh buổi làm việc.

Đối với công tác sắp xếp, xử lý tài sản là nhà, đất, Đoàn giám sát chỉ ra, số cơ sở nhà đất đang tiếp tục xử lý còn lớn với 584 cơ sở, gồm 566 cơ sở thuộc khối hành chính sự nghiệp, 28 cơ sở thuộc khối doanh nghiệp. Chưa xử lý dứt điểm đối với việc sử dụng đất sai mục đích, không theo dõi, hạch toán vào sổ kế toán đối với các diện tích đất được giao quản lý, sử dụng theo quy định.

Phát biểu kết luận cuộc làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nêu rõ, giao thông là “mạch máu” của nền kinh tế, nên thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là tiết kiệm “máu” cho nền kinh tế. Bộ Giao thông Vận tải cũng là Bộ sử dụng nguồn vốn đầu tư công lớn, nên càng phải nêu cao tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí.

Bộ cần tiếp tục hoàn thiện báo cáo trên cơ sở phân tích rõ ưu, khuyết điểm, nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan. Rõ trách nhiệm của đa ngành hay trách nhiệm của Bộ Giao thông Vận tải.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Siết chặt kỷ cương, tránh những “đại tiệc xa hoa” lãng phí

VƯƠNG TRẦN |

Hướng dẫn 25 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực có nêu rõ, tổ chức việc cưới, việc tang và các sự kiện khác của cá nhân, gia đình (ngày lễ, Tết, sinh nhật, lên chức, mừng nhà mới, mừng thọ, luân chuyển, chuyển công tác,...) một cách phô trương hình thức, lãng phí, gây phản cảm, bức xúc trong xã hội. Lợi dụng việc cưới, việc tang và các sự kiện khác để vụ lợi hoặc đem lại lợi ích riêng cho bản thân, gia đình hoặc cho người khác.

Năm 2023 sẽ xem xét báo cáo về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vừa ký ban hành Nghị quyết số 23/2022/UBTVQH15 về Chương trình giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2023.

Triển khai chuyên đề thực hành tiết kiệm chống lãng phí

PHẠM ĐÔNG |

Chiều 9.8, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã khai mạc phiên họp thứ 14 dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Siết chặt kỷ cương, tránh những “đại tiệc xa hoa” lãng phí

VƯƠNG TRẦN |

Hướng dẫn 25 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực có nêu rõ, tổ chức việc cưới, việc tang và các sự kiện khác của cá nhân, gia đình (ngày lễ, Tết, sinh nhật, lên chức, mừng nhà mới, mừng thọ, luân chuyển, chuyển công tác,...) một cách phô trương hình thức, lãng phí, gây phản cảm, bức xúc trong xã hội. Lợi dụng việc cưới, việc tang và các sự kiện khác để vụ lợi hoặc đem lại lợi ích riêng cho bản thân, gia đình hoặc cho người khác.

Năm 2023 sẽ xem xét báo cáo về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vừa ký ban hành Nghị quyết số 23/2022/UBTVQH15 về Chương trình giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2023.

Triển khai chuyên đề thực hành tiết kiệm chống lãng phí

PHẠM ĐÔNG |

Chiều 9.8, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã khai mạc phiên họp thứ 14 dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.