Công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực qua 40 năm đổi mới

Vương Trần |

Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc đề nghị các nhà khoa học, chuyên gia nêu quan điểm cho vấn đề vì sao vừa qua chống tham nhũng quyết liệt, xử lý nghiêm nhiều cán bộ, đảng viên vi phạm, cả cán bộ cấp cao, cả đương chức và nghỉ hưu, không có vùng cấm, không có ngoại lệ nhưng vẫn xảy ra nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực lớn, gây bức xúc trong dư luận.

Làm rõ những bước tiến mới trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực

Ngày 18.10, Ban Nội chính Trung ương tổ chức Hội thảo góp ý với Báo cáo chuyên đề “Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới”.

Hội thảo nhằm lắng nghe ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, lãnh đạo các cấp, các ngành ở Trung ương và địa phương có nhiều kiến thức, kinh nghiệm về công tác Phòng chống tham nhũng tiêu cực (PCTNTC) để làm rõ, sâu sắc hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác PCTNTC qua 40 năm đổi mới.

Toàn cảnh Hội thảo sáng 18.10. Ảnh: T.Vương
Toàn cảnh Hội thảo góp ý với Báo cáo chuyên đề “Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới” sáng 18.10. Ảnh: T.Vương

Phát biểu khai mạc và định hướng nội dung thảo luận, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc - Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC - đề nghị các đại biểu, chuyên gia, nhà khoa học dự hội thảo trao đổi, luận giải rõ, sâu sắc, khoa học những vấn đề lý luận về công tác PCTNTC của Đảng qua 40 năm đổi mới, nhất là làm rõ những bước tiến mới, sáng tạo về nhận thức, tư duy lý luận của Đảng đối với công tác này; những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện lý luận về công tác PCTN của Đảng.

Trưởng Ban Nội chính Trung ương nhấn mạnh các đại biểu cần tập trung làm rõ những vấn đề đặt ra đối với công tác PCTNTC hiện nay; những vấn đề đặt ra qua xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực phức tạp, nghiêm trọng vừa qua.

Ông Phan Đình Trạc cũng đề nghị các nhà khoa học, chuyên gia nêu quan điểm cho vấn đề vì sao vừa qua chống tham nhũng quyết liệt, xử lý nghiêm nhiều cán bộ, đảng viên vi phạm, cả cán bộ cấp cao, cả đương chức và nghỉ hưu, không có vùng cấm, không có ngoại lệ nhưng vẫn xảy ra nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực lớn, gây bức xúc trong dư luận?

Tình trạng một bộ phận cán bộ né tránh, đùn đẩy, sợ sai không dám làm? Về mô hình cơ quan, đơn vị chuyên trách chống tham nhũng? Về xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm mà người có nghĩa vụ kê khai không giải trình được hợp lý về nguồn gốc? Về kiểm soát tài sản toàn xã hội?…

Tìm giải pháp đột phá để hướng tới mục tiêu "4 không" trong đấu tranh PCTNTC

Ông Phan Đình Trạc cũng lưu ý các chuyên gia, nhà khoa học dành thời gian tập trung thảo luận, nêu quan điểm về các giải pháp đột phá để đảm bảo sự đồng bộ các nhiệm vụ hướng tới mục tiêu "4 không" trong đấu tranh PCTNTC.

Trong đó, các nhiệm vụ, giải pháp để hình thành cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để không thể tham nhũng, tiêu cực.

Các nhiệm vụ, giải pháp để phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi tham nhũng, tiêu cực để không dám tham nhũng, tiêu cực.

Cùng với đó xây dựng văn hóa liêm chính, không tham nhũng, tiêu cực trở thành nếp sống văn hóa của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, và trong các tầng lớp nhân dân để không muốn tham nhũng, tiêu cực.

Cán bộ đảng viên, công chức, viên chức trung thực, công tâm, liêm khiết, tận tụy, chuyên nghiệp, được trả lương và đãi ngộ phù hợp với cống hiến, tài năng để không cần tham nhũng, tiêu cực…

Các đại biểu dự Hội thảo sáng 18.10. Ảnh: T.Vương
Các đại biểu dự Hội thảo sáng 18.10. Ảnh: T.Vương

Ông Phan Đình Trạc cũng đề nghị các chuyên gia, nhà khoa học trao đổi về những vấn đề lý luận và thực tiễn về kiểm soát quyền lực để PCTNTC.

"Tham nhũng là bóng tối vươn theo quyền lực, là khuyết tật bẩm sinh của quyền lực". Giám sát, kiểm soát có hiệu quả quyền lực để đảm bảo quyền lực được vận hành công khai, minh bạch, đúng đắn, để quyền lực không bị "tha hoá", là giải pháp quan trọng để phòng ngừa, trị tận gốc tham nhũng, tiêu cực. Vậy nhiệm vụ, giải pháp đột phá nào để hoàn thiện cơ chế giám sát quyền lực" - ông Phan Đình Trạc nhấn mạnh.

Tại nhiệm kỳ Đại hội XII: Xử lý kỷ luật 113 cán bộ diện Trung ương quản lý, trong đó 27 cán bộ là Ủy viên, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, 4 cán bộ là Ủy viên, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị.

Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay: Xử lý kỷ luật 95 cán bộ diện Trung ương quản lý, trong đó có 19 Ủy viên, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, 23 sỹ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Chánh án Nguyễn Hoà Bình nói về xét xử các đại án tham nhũng

Quang Việt |

Những đại án tham nhũng trong quá trình xét xử, tòa án đã áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với người chủ mưu, cầm đầu, lợi dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản lớn của Nhà nước.

Rất ít vụ án tham nhũng được phát hiện qua tự kiểm tra nội bộ

Cẩm Hà |

Theo Thanh tra Chính phủ, công tác tự kiểm tra, phát hiện tham nhũng trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa có chuyển biến rõ nét là 1 trong 4 khó khăn trong công tác phòng chống tiêu cực tham nhũng hiện nay.

Năm 2031 sẽ tổng kết Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

PHẠM ĐÔNG |

Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030 đã đề ra 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp và thực hiện theo 2 giai đoạn.

Cuộc gọi của công an, ngân hàng sẽ có tên định danh để chống lừa đảo

KHÁNH AN |

Sau khi định danh cuộc gọi của các nhà mạng VNPT, Viettel, MobiFone, FPT, thời gian tới, cuộc gọi của công an, tòa án, ngân hàng... cũng sẽ hiển thị tên định danh để phòng chống lừa đảo.

Cựu Chủ tịch FLC thao túng 5 mã cổ phiếu tăng đến 1.776%

Việt Dũng |

Với 500 tài khoản chứng khoán, cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết đã chỉ đạo em gái liên tục mua bán, khớp chéo tạo cung cầu giả, để giá cổ phiếu tăng 70-1.776%.

Các quy định liên quan đến bảo hiểm xe máy bắt buộc từ năm 2023

Nhóm PV |

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc xe máy (bảo hiểm xe máy) là loại bảo hiểm bắt buộc chủ xe máy, xe mô tô phải có khi tham gia giao thông theo quy định của Nhà nước. Khi có tai nạn xảy ra, bảo hiểm trách nhiệm dân sự sẽ bồi thường thiệt hại cho người bị tai nạn do lỗi của chủ xe cơ giới. Nghị định 67/2023/NĐ-CP đã quy định chi tiết về thủ tục, mức hưởng đối bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

6 tháng đòi bồi thường bảo hiểm xe máy được 500.000 đồng

Minh Hương |

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc xe máy là loại bảo hiểm bắt buộc chủ xe máy, xe mô tô phải có khi tham gia giao thông, theo quy định của Nhà nước. Tuy vậy, trong quá trình tham gia giao thông và gặp tai nạn, không ít bạn đọc phản ánh tới Báo Lao Động về việc khó khăn trong thủ tục nhận bồi thường bảo hiểm xe máy.

Kết thúc nhiệm vụ Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch COVID-19

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch COVID-19 và Ban chỉ đạo các cấp đã hoàn thành nhiệm vụ do Đảng, Nhà nước, Nhân dân giao phó và kết thúc nhiệm vụ tại đây.

Chánh án Nguyễn Hoà Bình nói về xét xử các đại án tham nhũng

Quang Việt |

Những đại án tham nhũng trong quá trình xét xử, tòa án đã áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với người chủ mưu, cầm đầu, lợi dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản lớn của Nhà nước.

Rất ít vụ án tham nhũng được phát hiện qua tự kiểm tra nội bộ

Cẩm Hà |

Theo Thanh tra Chính phủ, công tác tự kiểm tra, phát hiện tham nhũng trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa có chuyển biến rõ nét là 1 trong 4 khó khăn trong công tác phòng chống tiêu cực tham nhũng hiện nay.

Năm 2031 sẽ tổng kết Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

PHẠM ĐÔNG |

Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030 đã đề ra 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp và thực hiện theo 2 giai đoạn.