Chuyên gia nói về biến đổi khí hậu ở ĐBSCL: Lo nhưng đừng sợ!

Nhật Hồ |

Hội nghị Phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì diễn ra sáng nay 27.9. Đây được xem là hội nghị quan trọng hoạch định để ĐBSCL phát triển. Nhiều ý kiến tâm huyết từ các chuyên gia đã được đưa ra với kỳ vọng phát triển ĐBSCL.
GS.TS Võ Tòng Xuân trao đổi với báo chí bên lề hội nghị.
GS.TS Võ Tòng Xuân trao đổi với báo chí bên lề hội nghị.

GS.TS Võ Tòng Xuân: Lo nhưng đừng sợ

Biến đổi khí hậu (BĐKH), nước biển dâng là hiện tượng của thời tiết được cảnh báo và đưa ra kịch bản rồi. Chúng ta đã có những lộ trình, kế hoạch quy hoạch để thích ứng với BĐKH.

BĐKH ảnh hưởng trực tiếp là nguồn nước, kể cả nước ngọt, nước mặn, nước lợ. Không phải hoàn toàn do thiên nhiên mà một phần do con người như việc xây dựng các con đập thủy điện trên dòng Mekong.

Như vậy, trước tình trạng này, ĐBSCL phải làm sao. Chúng ta không chống lại thiên nhiên mà muốn chống cũng không được, nên phải sống hài hòa với nó. Mùa mưa trồng lúa, khi nước mặn xâm nhập thì nuôi trồng thủy sản. Cũng cần nhìn nhận là chúng ta sản xuất lúa quá nhiều, mà lúa thì cần rất nhiều nước, đã đến lúc cần xem lại, cần chuyển đổi từ cây lúa sang các loại cây trồng khác.

BĐKH là điều đáng lo cho ĐBSCL, nhưng cũng không đáng sợ lắm. Nếu như chúng thay đổi tư duy về cây lúa, về nguồn nước, sử dụng nguồn nước một cách hợp lý. 

Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Nguyễn Văn Thể. Ảnh: Nhật Hồ
Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Nguyễn Văn Thể. Ảnh: Nhật Hồ

Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Nguyễn Văn Thể: Nếu có bão, ĐBSCL thiệt hại vô cùng nặng nề

Theo ông Thể, các cơ quan chức năng cần có dự báo kịp thời, cung cấp kịch bản để người dân chủ động đối phó. Cần có dự báo dài hạn như trong 5-10 năm hay xa hơn là 20-30 năm nữa cái gì sẽ diễn ra ở ĐBSCL, để người dân có thể thích ứng tốt nhất.

Với thời tiết cực đoan do BĐKH, ĐBSCL có khả năng xảy ra lốc xoáy, bão. ĐBSCL vốn được mệnh danh là vùng đất hiền hòa, không mưa bão, nên chỉ cần bão cấp 10 là có thể xảy ra thảm họa.

Vấn đề thứ hai được ông Thể đặt ra là nước biển xâm nhập sâu vào nội đồng ảnh hưởng rất lớn đến nuôi trồng, sản xuất của người dân Tây Nam Bộ. "Từ làm ruộng, nuôi cá nước ngọt, chuyển sang nước lợ, rồi mặn thì người dân sẽ trồng được cây gì, nuôi con gì? Họ sẽ phải thay đổi nên rất cần chính sách ưu đãi hỗ trợ của nhà nước để thích ứng", ông Thể nói.

Theo Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng, sạt lở và sụt lún cũng là một vấn đề báo động ở miền Tây, tình trạng này vẫn đang diễn biến rất nghiêm trọng. Các chuyên gia cảnh báo, nếu không có giải pháp thì 100 năm nữa sẽ không còn ĐBSCL, thông tin này khiến người dân rất lo lắng.

Ông Thể cho biết, hiện ĐBSCL có hàng triệu giếng khoan. Việc khai thác quá mức mạch nước ngầm là một trong những nguyên nhân gây sụt lún. "Nước mặt ở ĐBSCL rất dồi dào, sao không xây dựng các nhà máy cấp nước công suất lớn cung cấp cho người dân để hạn chế dần giếng khoan", ông Thể đề nghị.


Nhật Hồ
TIN LIÊN QUAN

Bộ Tài chính nói gì về gói lãi suất 2% chậm giải ngân

Trà My |

Việc giải ngân gói 40.000 tỉ đồng hỗ trợ lãi suất 2% đến nay kết quả chưa được như kì vọng. Bộ Tài chính nói gì về đề xuất điều chuyển nguồn gói vay hỗ trợ lãi suất này sang chương trình cho vay giải ngân qua Ngân hàng Chính sách xã hội?

Giờ thứ 9: Giả điên - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Dường như mối tình đầu luôn là mối tình đẹp nhất, để lại nhiều dư vị ngọt ngào nhất của tuổi trẻ. Nhưng mối tình đầu cũng luôn buồn nhất và nhiều chia ly nhất. Chắc hẳn, đó sẽ là mối tình không bao giờ quên được vì nó chính là những rung động đầu tiên đối với mỗi người. Và sẽ chẳng có ai tin rằng, có những người chia tay mối tình đầu sau vài chục năm xa cách, lại có thể quay trở về chung sống với nhau thật hạnh phúc.

Tài chính thông minh: Đầu tư gì với 30 triệu đồng tiết kiệm mỗi tháng?

Nhóm PV |

Trong số Tài chính thông minh (laodong.vn) lần này, Ths Ngô Thành Huấn - Giám đốc Khối tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ giải đáp thắc mắc của độc giả về câu hỏi tiết kiệm từ 10 - 30 triệu đồng/tháng thì nên đầu tư vào đâu.

Người trẻ mang mùa xuân đến với người vô gia cư

THUỲ DƯƠNG - THIỆN NHÂN |

Đêm muộn cuối năm, trong cái lạnh tê tái của mùa đông khi đa số mọi người đang trở về quê ăn tết, sum vầy với gia đình thì các đoàn thiện nguyện cũng bắt đầu hành trình mang tết đến cho những cụ ông cụ bà vô gia cư.

Cảnh màn trời chiếu đất của tiểu thương vượt hàng trăm km lên TPHCM bán hoa

Chân Phúc |

Mang cây kiểng, hoa các loại từ mọi miền đất nước vào TPHCM để bán trong dịp Tết, khi màn đêm xuống, khách không còn, những tiểu thương phải nghỉ tạm trên những chiếc võng, lều dựng tạm, mong chờ sớm ngày bán hết hoa Tết để về quê sum họp cùng gia đình.

Thủ tướng phê chuẩn kết quả miễn nhiệm 3 Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ đã phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai nhiệm kỳ 2021 – 2026 đối với các ông: Hồ Phước Thành; Đỗ Tiến Đông; KPă Thuyên.

Chuyển hồ sơ sai phạm ở dự án của Mường Thanh Hà Nam cho Bộ Công an xử lý

Quang Việt |

Thanh tra Chính phủ chuyển Bộ Công an xem xét và xử lý dự án tổ hợp khách sạn, trung tâm thương mại Mường Thanh tại tỉnh Hà Nam do phát hiện có nhiều sai phạm liên quan chỉ định đầu tư, cho thuê đất, chuyển nhượng căn hộ...

Cận Tết, hàng chục giảng viên của Cao đẳng Kỹ Nghệ II vẫn đợi thù lao

NHÓM PV |

Dù đã hoàn thành chương trình giảng dạy, đào tạo theo như thoả thuận, hợp đồng với Trường Cao đẳng Kỹ Nghệ II nhưng đến nay nhiều giảng viên, đối tác của đơn vị này vẫn chưa nhận được thù lao dù Tết Nguyên đán đã đến gần. Với nhiều người, nếu không nhận được khoản tiền này thì cái Tết với họ rất khó khăn.