Chuẩn bị cho ý kiến về vấn đề lớn còn có ý kiến khác của Luật Căn cước

PHẠM ĐÔNG |

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường vừa có công văn số 2603/TTKQH-TK gửi Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Kiểm toán nhà nước về việc chuẩn bị các phiên họp tháng 7, 8 và 9.2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Nội dung công văn đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Kiểm toán nhà nước khẩn trương chuẩn bị những nội dung thuộc trách nhiệm để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Đề nghị các cơ quan trình đẩy nhanh tiến độ, hoàn thiện các nội dung của 4 phiên họp bảo đảm chất lượng, gửi hồ sơ tài liệu đúng thời hạn quy định.

Đối với các nội dung chưa chuẩn bị kỹ, không kịp hoàn thiện để trình theo dự kiến, cơ quan trình cần sớm có văn bản báo cáo, nêu rõ lý do để Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

Đối với các nội dung được đề nghị bổ sung vào chương trình phiên họp thường kỳ, phiên họp chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đề nghị các cơ quan thực hiện việc gửi tài liệu phiên họp theo quy định tại khoản 4 Điều 19 Quy chế làm việc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Tài liệu phục vụ phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội gửi về Văn phòng Quốc hội chậm nhất là: ngày 7.7.2023 đối với phiên họp thứ 24, tháng 7.2023; ngày 4.8.2023 đối với phiên họp thứ 25, tháng 8.2023; ngày 6.9.2023 đối với phiên họp thứ 26, tháng 9.2023; ngày 14.9.2023 đối với phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 9.2023

Theo chương trình, phiên họp thứ 24 diễn ra từ ngày 12.7 đến 14.7. Phiên họp cho ý kiến về các nội dung sau

1, Tổng kết kỳ họp thứ 5 và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 6 của Quốc hội.

2, Cho ý kiến về dự án Luật Đường bộ.

3, Cho ý kiến về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

4, Xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023–2030.

5. Cho ý kiến về việc tổng kết, rà soát việc thực hiện Nghị quyết liên tịch 525/2012/NQLT/UBTVQH13-ĐCTUBTWMTTQVN ngày 27.9.2012 về việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội.

6. Nghe báo cáo về kết quả giám sát bước đầu về chuyên đề giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông”.

7. Xem xét báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 5 và tháng 6.2023...

Tiếp đó, phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chia thành 2 đợt với 6,5 ngày, từ 9-17.8. Đợt 1 là phiên chuyên đề về công tác giám sát (3 ngày: 9.8-11.8.2023). Các nội dung tại đợt 1 bao gồm:

Tổ chức hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội; tiến hành giám sát chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”.

Cho ý kiến về kế hoạch và đề cương 4 chuyên đề giám sát của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2024; xem xét báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 7.2023; Xem xét, phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam giai đoạn 2023-2036...

Đợt 2 là phiên chuyên đề về pháp luật (3,5 ngày: 14-17.8) với các nội dung: Cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Đất đai (sửa đổi); Cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Viễn thông (sửa đổi); cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Nhà ở (sửa đổi).

Cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật Căn cước; Cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; Cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).

Cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản; Cho ý kiến về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết về kỷ niệm chương vì sự nghiệp Quốc hội Việt Nam.

Còn phiên họp thứ 26 dự kiến kéo dài 4 ngày từ 11-14.9 và phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 9 diễn ra trong 3,5 ngày từ 19-22.9.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Đề nghị không đổi tên thẻ căn cước công dân thành thẻ căn cước

PHẠM ĐÔNG |

Nhiều đại biểu góp ý về đề xuất đổi tên Luật Căn cước công dân hiện hành thành Luật Căn cước cũng như đổi tên thẻ căn cước công dân hiện nay thành thẻ căn cước tại dự thảo luật. 

Cân nhắc việc đổi căn cước công dân thành thẻ căn cước, tích hợp ADN

NHÓM PV |

Theo đại biểu Quốc hội, tên thẻ căn cước công dân hiện đã rất quen thuộc, việc thay đổi tạo tâm lý không có tính ổn định cho người dân, liên tục xáo trộn. Đồng thời, cần nghiên cứu chặt chẽ việc tích hợp ADN của công dân trong cơ sở dữ liệu căn cước.

Chính thức đề xuất cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi, bỏ vân tay

NHÓM PV |

Dự thảo luật về căn cước bổ sung theo hướng lược bỏ vân tay; sửa đổi quy định về thông tin số thẻ căn cước, quê quán, nơi thường trú, chữ ký của người cấp thẻ thành số định danh cá nhân, nơi đăng ký khai sinh, nơi cư trú...

Chiêm ngưỡng Cầu Cổng Vàng - một trong 7 kỳ quan thế giới hiện đại

Minh Đức |

Không chỉ là biểu tượng kiến trúc, Cầu Cổng Vàng (Golden Gate Bridge) còn là một trong những biểu tượng văn hoá của thành phố San Francisco nói riêng và nước Mỹ nói chung.

Hồ thủy lợi gần 300 tỉ đồng khởi công rồi để đó

Hoàng Bin |

Công trình hồ chứa nước Lộc Đại tại huyện Quế Sơn, Quảng Nam được đầu tư gần 300 tỉ đồng, nhưng đã chậm tiến độ hơn 2 năm, ảnh hưởng đến việc cung cấp nước sản xuất cho hàng trăm hộ dân.

Các công ty Mỹ đóng thuế lớn nhất cho Nga

Khánh Minh |

Các công ty Mỹ được báo cáo đã nộp hơn 700 triệu USD vào ngân sách Nga trong năm 2022.

Nhiều trẻ bị sốc sốt xuất huyết do người nhà chủ quan với triệu chứng ban đầu

Nguyễn Ly - Chân Phúc |

Những ngày qua, tại TPHCM đã có nhiều trẻ mắc bệnh nhập viện trễ gây biến chứng như suy hô hấp, rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa và suy đa cơ quan - đây là triệu chứng của sốc sốt xuất huyết. Tại Bệnh viện Nhi đồng thành phố, TPHCM hiện có hơn 30 bệnh nhi sốt xuất huyết đang điều trị, trong đó có 8 ca nặng phải thở máy, lọc máu, đa số nhập viện trễ do người nhà còn chủ quan với các triệu chứng ban đầu.

Thanh Hương: “Danh xưng Á hậu không giúp gì cho tôi trong nghiệp diễn”

Mi Lan - Huyền Chi (thực hiện) |

Bộ phim “Cuộc đời vẫn đẹp sao” ghi được dấu ấn với khán giả khi xoay quanh cuộc sống của những nhân vật bất hạnh, cực khổ ở xóm lao động nghèo. Phim sắp khép sóng, phóng viên Báo Lao Động có cuộc trò chuyện với nữ chính Thanh Hương - người đảm nhận vai Luyến “lươn”. Từng là Á hậu 1 của cuộc thi Hoa hậu Hải Dương, nhưng Thanh Hương luôn hóa thân trong những nhân vật có số phận đau khổ, thậm chí là bi thảm.

Đề nghị không đổi tên thẻ căn cước công dân thành thẻ căn cước

PHẠM ĐÔNG |

Nhiều đại biểu góp ý về đề xuất đổi tên Luật Căn cước công dân hiện hành thành Luật Căn cước cũng như đổi tên thẻ căn cước công dân hiện nay thành thẻ căn cước tại dự thảo luật. 

Cân nhắc việc đổi căn cước công dân thành thẻ căn cước, tích hợp ADN

NHÓM PV |

Theo đại biểu Quốc hội, tên thẻ căn cước công dân hiện đã rất quen thuộc, việc thay đổi tạo tâm lý không có tính ổn định cho người dân, liên tục xáo trộn. Đồng thời, cần nghiên cứu chặt chẽ việc tích hợp ADN của công dân trong cơ sở dữ liệu căn cước.

Chính thức đề xuất cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi, bỏ vân tay

NHÓM PV |

Dự thảo luật về căn cước bổ sung theo hướng lược bỏ vân tay; sửa đổi quy định về thông tin số thẻ căn cước, quê quán, nơi thường trú, chữ ký của người cấp thẻ thành số định danh cá nhân, nơi đăng ký khai sinh, nơi cư trú...