Tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 6 - 6,5% là phù hợp, thậm chí có thể vượt

Đức Mạnh |

Giới chuyên gia đánh giá mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 6 - 6,5% là khá phù hợp với dự báo của các tổ chức quốc tế. Con số này thậm chí có thể đạt 6,7% nếu các chỉ số vĩ mô tích cực và chính sách tiền tệ không đảo chiều.

Theo thông tin cập nhật, Quốc hội đã thống nhất đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 6 - 6,5%. Quốc hội đề nghị Chính phủ và các cơ quan liên quan ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Đánh giá về mục tiêu này, ông Nguyễn Duy Linh - Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán VPBank - cho rằng, khá phù hợp với dự báo của các tổ chức quốc tế. Ông nói: "Năm nay, sản xuất và xuất khẩu phục hồi và năm sau vẫn tiếp tục đẩy mạnh động lực tăng trưởng từ đầu tư công. Đặc biệt là các dự án cao tốc, vành đai như sân bay Long Thành, Vành đai 3, 4 Hà Nội TP.HCM".

Theo ông Nguyễn Xuân Thành - chuyên gia kinh tế, Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright, GDP năm sau có thể tăng trưởng tốt theo hướng đạt 6,7% nếu các chỉ số vĩ mô tích cực và chính sách tiền tệ không đảo chiều. Nếu vấn đề của thị trường bất động sản chưa thể giải quyết được trong năm 2024, cộng với kinh tế toàn cầu xấu đi và chính sách tiền tệ nới lỏng thì sẽ phải đánh giá lại.

Ông Nguyễn Xuân Thành - chuyên gia kinh tế, Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright - nhận định tại Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2024 hôm nay. Ảnh: BTC
Ông Nguyễn Xuân Thành - chuyên gia kinh tế, Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright - nhận định tại Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2024 diễn ra vào hôm nay. Ảnh: BTC

Trước mục tiêu vừa là cơ hội vừa là thách thức này, ông Nguyễn Xuân Thành chỉ ra 2 động lực chính trong 2 tháng cuối năm 2023 và cả năm 2024.

Thứ nhất là sự tích cực từ yếu tố xuất khẩu đã phục hồi và tăng trưởng. Xuất khẩu tháng 10 năm nay so với cùng kỳ năm trước tăng hơn 5,9%. Các nhà xuất khẩu cho biết, tồn kho giảm xuống, các đơn hàng đã có trở lại, đặc biệt là thị trường Mỹ. Các hãng tàu cũng lạc quan trở lại cho thấy, tín hiệu xuất khẩu tốt lên và thông thường tháng 11, tháng 12 sẽ tích cực với xuất khẩu. Hai nền kinh tế có sự sụt giảm xuất khẩu sâu nhất đầu năm nay là Việt Nam và Đài Loan (Trung Quốc) đều cùng phục hồi. Động lực tích cực thứ hai là giải ngân vốn đầu tư công từ cuối năm nay đến sang năm sau.

"Nhìn sang năm 2024 vẫn có nhiều bất trắc. Nếu kinh tế toàn cầu, trong đó có Mỹ "hạ cánh mềm" thì Việt Nam có thể phục hồi xuất khẩu sang thị trường này. Nếu kinh tế Trung Quốc không quá xấu thì có thể tạo động lực xuất khẩu cho cả năm 2024. Năm 2024, chúng ta vẫn sẽ có tăng trưởng xuất khẩu từ 5 - 7%. Đơn hàng nhờ đó sẽ trở lại khiến cho lao động khu công nghiệp sẽ quay trở lại, tạo cú hích cho tiêu dùng" - ông Thành đánh giá.

Ngoài ra, áp lực tỉ giá thời gian qua đã khiến Ngân hàng Nhà nước liên tục phải phát hành tín phiếu gây mất thanh khoản ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, kỳ hạn của tín phiếu là 28 ngày nên đến giờ đã đáo hạn và quay trở lại bơm tiền.

"Đồng USD khó lên giá mạnh thêm làm giảm áp lực đến chính sách tiền tệ mở rộng, từ đó tạo dư địa cho Ngân hàng Nhà nước duy trì chính sách tiền tệ mở rộng. Lãi suất đã xuống đáy nhưng nếu duy trì được trong cả năm 2024 sẽ là tín hiệu tích cực" - ông Thành nói thêm.

Đức Mạnh
TIN LIÊN QUAN

Chốt mục tiêu tăng trưởng GDP 6-6,5%, cải cách tiền lương từ ngày 1.7.2024

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Quốc hội thống nhất đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 6-6,5%; yêu cầu triển khai kịp thời, hiệu quả phương án cải cách chính sách tiền lương từ ngày 1.7.2024.

Nỗ lực đạt tăng trưởng GDP trên 5%, tiếp tục ban hành các chính sách hỗ trợ

PHẠM ĐÔNG - THÙY LINH |

Chính phủ nỗ lực phấn đấu đạt mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch năm 2023, trong đó tăng trưởng GDP đạt trên 5%, tạo đà cho việc thực hiện kế hoạch năm 2024.

Chuyên gia quốc tế kỳ vọng tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt mục tiêu

Đức Mạnh |

Xuất khẩu và sản xuất phục hồi sẽ tạo đà giúp tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2024 tăng trưởng tích cực.

Đề xuất tăng phụ cấp ưu đãi cho cán bộ y tế học đường lên 40%

PHONG LINH |

Liên quan đến loạt bài phản ánh của Báo Lao Động về “Thu nhập thấp, danh phận bấp bênh của cán bộ y tế học đường”, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Cần Thơ đã có đề xuất tăng phụ cấp ưu đãi cho đối tượng này.

Lương hưu không đủ sống, nhiều người trông chờ vào đợt cải cách tiền lương

MINH HÀ |

Hiện nay, nhiều người vẫn nhận lương hưu ở mức thấp, không đủ trang trải cuộc sống, thuốc men. Họ hi vọng và trông chờ vào đợt cải cách tiền lương để cải thiện thu nhập.

Nga dự báo thời điểm phương Tây dỡ bỏ trừng phạt

Ngọc Vân |

Các biện pháp trừng phạt Nga của phương Tây dự kiến sẽ không được dỡ bỏ ít nhất đến năm 2027.

Việt Nam - Gruzia tăng cường hợp tác về hạ tầng cơ sở, logistics

Khánh Minh |

Chiều 10.11.2023, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Gruzia Alexander Khvtisiashvili đang có chuyến thăm làm việc tại Việt Nam.

Đề xuất hỗ trợ tiền khi sinh con thứ 2, miễn giảm học phí để tăng mức sinh

Thùy Linh |

Bộ Y tế đề xuất hỗ trợ một lần bằng tiền khi phụ nữ sinh con thứ 2, cùng với đó là đề xuất miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho trẻ em lứa tuổi mầm non, tiểu học... tại các khu vực có mức sinh thấp.

Chốt mục tiêu tăng trưởng GDP 6-6,5%, cải cách tiền lương từ ngày 1.7.2024

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Quốc hội thống nhất đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 6-6,5%; yêu cầu triển khai kịp thời, hiệu quả phương án cải cách chính sách tiền lương từ ngày 1.7.2024.

Nỗ lực đạt tăng trưởng GDP trên 5%, tiếp tục ban hành các chính sách hỗ trợ

PHẠM ĐÔNG - THÙY LINH |

Chính phủ nỗ lực phấn đấu đạt mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch năm 2023, trong đó tăng trưởng GDP đạt trên 5%, tạo đà cho việc thực hiện kế hoạch năm 2024.

Chuyên gia quốc tế kỳ vọng tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt mục tiêu

Đức Mạnh |

Xuất khẩu và sản xuất phục hồi sẽ tạo đà giúp tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2024 tăng trưởng tích cực.