Bỏ mức lương cơ sở, thiết lập chế độ tiền lương mới cần nguồn lực rất lớn

Vương Trần |

Theo ông Nguyễn Tiến Dĩnh - nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, để thực hiện chế độ tiền lương mới, trả lương theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cần nguồn lực lớn, đồng thời cần xây dựng chính sách rất chi tiết và khoa học.

Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 5 Quốc hội Khóa XV, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết Chính phủ sẽ sớm trình cấp có thẩm quyền lộ trình cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 Trung ương và xây dựng phương án điều chỉnh lương tối thiểu vùng.

Về nội dung cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 (Hội nghị lần thứ 7 Trung ương khoá XII), bà Nguyễn Bích Thu - Quyền Vụ trưởng Vụ Tiền lương (Bộ Nội vụ) thông tin, hiện nay Bộ Nội vụ đang xây dựng báo cáo về lộ trình cải cách tiền lương và xin ý kiến của Ban Chỉ đạo tiền lương Nhà nước.

Trong thời gian tới, Ban Chỉ đạo tiền lương Nhà nước sẽ họp và cho ý kiến vào báo cáo này và báo cáo các cấp có thẩm quyền theo quy định.

Người dân đến công sở ở Hà Nội giải quyết thủ tục hành chính. Ảnh: Hải Nguyễn
Người dân đến công sở ở Hà Nội giải quyết thủ tục hành chính. Ảnh: Hải Nguyễn

Trao đổi với Lao Động, TS Nguyễn Tiến Dĩnh - nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ - nhìn nhận, việc cải cách tiền lương đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Bởi tiền lương đi kèm với chất lượng nguồn nhân lực, năng suất lao động.

Theo ông Dĩnh, mức tiền lương qua các năm cũng đã có sự thay đổi nhưng vẫn chưa được cải cách một cách tổng thể theo yêu cầu của Nghị quyết 27 Trung ương.

“Chúng ta theo lộ trình cố gắng tăng mức lương cơ sở, tăng mức lương tối thiểu vùng trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc này cũng còn hạn chế, đời sống của người lao động chưa thực sự đảm bảo. Và điều này cũng dẫn tới năng suất lao động so với khu vực và trên thế giới vẫn còn thấp” - ông Dĩnh nói.

Ông Dĩnh cho rằng, Quốc hội, Chính phủ cũng có đặt mục tiêu xem xét, quyết định cải cách tiền lương sau năm 2023 vào thời điểm thích hợp. Tuy nhiên, để thực hiện được việc cải cách tiền lương, chúng ta phải đối mặt với nhiều thách thức.

“Do vậy, để thực hiện được chủ trương, chính sách tiền lương đã đề ra thì trong thời gian tới, chúng ta phải có quyết tâm chính trị, thực hiện bằng được. Người lao động kể cả cán bộ, công chức, viên chức ở khu vực công cũng như người lao động ở doanh nghiệp rất mong muốn cải cách chính sách tiền lương để đảm bảo đời sống” - ông Dĩnh nêu.

Theo ông Dĩnh, để thực hiện việc cải cách tiền lương thì cần phải sớm xây dựng được việc trả lương theo vị trí việc làm, theo chức danh, chức vụ lãnh đạo và theo nguyên tắc tiền lương cơ bản chiếm 70% còn phần phụ cấp không quá 30%. Đối với khu vực doanh nghiệp tiếp tục điều chỉnh mức lương tối thiểu cho người lao động trong thời gian tới.

Do vậy, để thực hiện cải cách tiền lương một cách tổng thể, chúng ta cần phải nghiên cứu, đánh giá tác động một cách kỹ lưỡng, chuẩn bị nguồn lực lâu dài và tạo ra được sự thay đổi rõ rệt về chế độ tiền lương với cán bộ, công chức, viên chức.

“Việc này liên quan tới nguồn lực, chế độ chính sách toàn mới. Bỏ lương cơ sở và hệ số, trả lương theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo theo tinh thần Nghị quyết 27 của Trung ương cần nguồn lực lớn, xây dựng chính sách chi tiết và khoa học. Đồng thời cần tiếp tục tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế. Bởi nguồn ngân sách chi trả cho trả lương là rất lớn” - ông Dĩnh nhấn mạnh.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Chủ động nắm bắt tình hình quan hệ lao động, việc làm, tiền lương

Kiều Vũ |

Hà Nội - Ngày 18.6, dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Đình Khang – Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức Hội nghị lần thứ 35 (khoá XII). Một trong những nội dung được bàn thảo là chủ động nắm bắt tình hình quan hệ lao động, việc làm, tiền lương, tiền thưởng trong 6 tháng cuối năm.

Chuẩn bị lộ trình cải cách tiền lương

Vương Trần |

Về nội dung cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 của Trung ương, Bộ Nội vụ đang xây dựng báo cáo về lộ trình cải cách tiền lương. Bộ Nội vụ đã chuẩn bị và xin ý kiến của Ban Chỉ đạo tiền lương Nhà nước.

Tiếp tục tạo nguồn cải cách chính sách tiền lương

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 21/CT-TTg về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2024.

Làm báo chí đòi hỏi nhà báo phải kiên trì và có ngọn lửa đam mê với ngành

Thái Sơn - Thu Thủy |

Vài năm trở lại đây, ngày càng có nhiều sinh viên báo chí lựa chọn truyền thông sẽ là công việc gắn bó sau ra khi ra trường thay vì báo chí. Theo đó, nhiều bạn cho rằng làm báo chí là một nghề khó, đòi hỏi nhà báo phải có sự kiên trì và đam mê với ngành.

Điểm chuẩn lớp 10 tại TP Hồ Chí Minh dự kiến tăng 0,5-1 điểm

Chân Phúc |

Ngày 20.6, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh đã công bố điểm thi lớp 10 năm 2023. Qua thống kê cho thấy, phổ điểm lớp 10 có sự biến động, dự kiến điểm chuẩn vào trường THPT công lập sẽ tăng từ 0,5 - 1 điểm so với năm 2022.

Truy xuất nguồn gốc điện tử, tăng độ an toàn của thực phẩm

Thùy Trang |

Hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử đang được triển khai tại TP Đà Nẵng là sự phối hợp tham gia của nhà nước, doanh nghiệp và người dân trong việc minh bạch, đánh giá an toàn vệ sinh thực phẩm. Và, doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi khi nâng cao được niềm tin của người tiêu dùng với các sản phẩm của mình.

Bão Bret tiến sát Biển Caribe, vùng áp thấp mới hình thành ở Đại Tây Dương

Thanh Hà |

Các điều kiện bão nhiệt đới dự kiến phát triển ở Lesser Antilles vào chiều và tối 22.6 khi bão Bret tiến đến Biển Caribe.

Chuyện nhà báo đi “trả nợ” đồng bào trên rẻo cao Tây Bắc

Khánh Linh |

Hành trình tác nghiệp tại vùng cao, biên giới Tây Bắc là những tháng ngày đầy vất vả nhưng rất đỗi tự hào của một phóng viên trẻ.

Chủ động nắm bắt tình hình quan hệ lao động, việc làm, tiền lương

Kiều Vũ |

Hà Nội - Ngày 18.6, dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Đình Khang – Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức Hội nghị lần thứ 35 (khoá XII). Một trong những nội dung được bàn thảo là chủ động nắm bắt tình hình quan hệ lao động, việc làm, tiền lương, tiền thưởng trong 6 tháng cuối năm.

Chuẩn bị lộ trình cải cách tiền lương

Vương Trần |

Về nội dung cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 của Trung ương, Bộ Nội vụ đang xây dựng báo cáo về lộ trình cải cách tiền lương. Bộ Nội vụ đã chuẩn bị và xin ý kiến của Ban Chỉ đạo tiền lương Nhà nước.

Tiếp tục tạo nguồn cải cách chính sách tiền lương

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 21/CT-TTg về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2024.