Vận động viên Nguyễn Thị Oanh hưởng chế độ dinh dưỡng ra sao?

HOÀI VIỆT |

Với nhiều tuyển thủ điền kinh trọng điểm của Việt Nam, chế độ dinh dưỡng của họ luôn được đơn vị chủ quản đảm bảo khi về địa phương tập luyện, thi đấu và khi lên đội tuyển quốc gia vẫn giữ được tinh thần tốt nhất.

Nguyễn Thị Oanh có chế độ dinh dưỡng tốt ở Bắc Giang

Gương mặt điền kinh số một của thể thao Việt Nam là Nguyễn Thị Oanh đang tập huấn tập luyện cùng đội tuyển điền kinh Việt Nam tại Trung tâm Huấn luyện thể thao Quốc gia Hà Nội, mặc dù vậy trong các giải trong nước, cô trở về đơn vị chủ quản ở Bắc Giang để thi đấu. Mỗi khi về đơn vị địa phương, chế độ của Nguyễn Thị Oanh vẫn luôn được đảm bảo đúng như quy định.

Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang đã ban hành Nghị quyết số 19/2022/NQ-HĐND vào tháng 7.2022 để quy định chế độ, chính sách hỗ trợ đối với huấn luyện viên, vận động viên, học sinh năng khiếu thể thao tỉnh Bắc Giang.

Quy định cũng ghi cụ thể trong thời gian tập luyện trong nước thì vận động viên của Bắc Giang được hưởng 240 nghìn đồng/người/ngày đối với người của đội tuyển tỉnh. Trong thời gian thi đấu trong nước, vận động viên tuyển tỉnh sẽ được hưởng 320 nghìn đồng/người/ngày về dinh dưỡng còn vận động viên đội tuyển trẻ của tỉnh Bắc Giang cũng được hưởng mức 240 nghìn đồng/người/ngày.

Lúc này, Nguyễn Thị Oanh đang là vận động viên bộ môn điền kinh của Bắc Giang.

Ngoài ra, cô cũng có chức danh huấn luyện viên tại địa phương. Chưa kể, Oanh đã có bằng thạc sĩ giáo dục thể chất của Đại học Thể dục - Thể thao Bắc Ninh nên các chế độ của cô luôn được đảm bảo phù hợp nhất đúng quy định. Về nguyên tắc, khi vận động viên tập trung ở đội tuyển quốc gia sẽ chỉ được hưởng chế độ một nơi (hoặc quốc gia, hoặc địa phương).

Dù vậy với mức dinh dưỡng ở đội tuyển quốc gia hiện tại là 320 nghìn đồng/người/ngày và khi về địa phương thì thể thao Bắc Giang cũng áp dục mức trên, Nguyễn Thị Oanh và một số gương mặt trọng điểm của điền kinh Bắc Giang hay các môn thể thao khác đã và đang được đảm bảo tốt.

Ngoài khoản dinh dưỡng quy định trên (tính theo ngày), các chế độ về thuốc bổ sung hay thực phẩm chức năng thường có quy định ở các đội tuyển quốc gia. Mặc dù vậy, các tuyển thủ điền kinh nói riêng thường cần sự bổ sung năng lượng cho bản thân vì khối lượng tập luyện, vận động lớn nên phải có thực phẩm chức năng hỗ trợ. Và như thế, họ thường tăng cường thực phẩm chức năng uống bổ sung do mình tự mua nhưng phải có kiểm tra, giám sát từ bộ phận y tế và huấn luyện viên của đội tuyển để tránh sự cố doping.

Tuyển thủ phải có ý thức về dinh dưỡng cho bản thân

Điền kinh là môn đặc thù. Vận động viên điền kinh về cơ bản cần lượng calo lớn bổ sung từ thực phẩm, sữa, thuốc men và thực phẩm chức năng.

Chuyên gia điền kinh Dương Đức Thủy đã đưa quan điểm “dinh dưỡng là vấn đề phải quan tâm được chú ý nhất trong thể thao nói chung, điền kinh nói riêng. Vào lúc này, tôi thấy rằng, cách thức phục vụ dinh dưỡng cho đội tuyển điền kinh nói riêng phần nào đó còn ở việc ăn no chứ chưa cụ thể phân tích dinh dưỡng...”.

Sau kết quả của đội điền kinh Việt Nam sau kết quả ở ASIAD 19, ông Dương Đức Thủy thẳng thắn bày tỏ, một trong những việc đầu tiên mà chúng ta phải thay đổi là sự nhận thức về dinh dưỡng cho vận động viên từ đó có những bổ sung chất tốt nhất, phù hợp và khoa học thì vận động viên sẽ có sức khỏe tốt nhất khi tập luyện, thi đấu.

Cũng như là người có kinh nghiệm trong huấn luyện, quản lý thì ông Thủy phân tích việc trên hết vận động viên phải biết chăm sóc bản thân mình và hiểu được các điều cần cho sức khỏe, nắm bắt thông tin để biết về dinh dưỡng bổ sung từ đó nếu thất bại trong tập luyện hay thành công trong thi đấu sẽ hiểu được giá trị của sự chuẩn bị là như thế nào.

Thực tế ghi nhận khi các vận động viên điền kinh của các địa phương tham gia các giải trong nước lúc này, việc tăng cường dinh dưỡng vẫn là ăn... no và bữa ăn là do đội của mình đặt tại các khách sạn hoặc nhà hàng. Tất cả vẫn có yêu cầu trên hết là tiện, thuận lợi cho vận động viên.

Chính vì thế, yếu tố về dinh dưỡng cần bổ sung những thực phẩm gì hoàn toàn phục thuộc theo khẩu vị cho vận động viên chứ không phải theo tính toán khoa học, trước khi thi đấu phải ăn gì, thi đấu xong phải ăn gì. Các đội điền kinh đều biết bất cập trên.

Tuy nhiên để có một sự khoa học thì cần đồng bộ nhưng phải có nguồn kinh phí lớn. Vào tuần sau, tất cả các tuyển thủ điền kinh cả nước sẽ thi đấu giải vô địch quốc gia 2023. Lần đầu tiên, tất cả các đoàn sẽ thi đấu tập trung tại điểm thi đấu của thể thao Quân đội nên vận động viên gần như sẽ được phục vụ bữa ăn tương đồng.

HOÀI VIỆT
TIN LIÊN QUAN

Thể thao Việt Nam cần chuyển đổi mục tiêu từ… chuyên gia dinh dưỡng

Hoàng Văn Minh |

Chuyện thật như đùa khi đến thời điểm này, Trung tâm Huấn luyện Thể thao Quốc gia Hà Nội lại không có một chuyên gia dinh dưỡng riêng nào.

Làm rõ vai trò của nhà quản lý trong dinh dưỡng thể thao

HOÀI VIỆT |

Sau khi sự vụ về vấn đề dinh dưỡng của vận động viên đội tuyển bóng bàn trẻ quốc gia được công luận phản ánh, rất nhiều ý kiến phân tích mổ xẻ nguyên nhân. Trong đó, vấn đề được chỉ ra là vai trò của các nhà quản lý trong dinh dưỡng thể thao.

Phải giải quyết dứt điểm chuyện dinh dưỡng của vận động viên

HOÀI VIỆT |

Câu chuyện về dinh dưỡng của VĐV thể thao các đội tuyển quốc gia đang được quan tâm sau sự vụ “bữa ăn 800.000 đồng” của đội tuyển bóng bàn trẻ. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế, giải quyết bữa ăn thế nào đảm bảo đủ chất mới là điều được quan tâm.

Trung tâm Huấn luyện Thể thao Quốc gia Hà Nội không có chuyên gia dinh dưỡng

AN NGUYÊN |

Trao đổi với Lao Động, một tuyển thủ quốc gia từng nhiều năm tập luyện và sinh hoạt tại Trung tâm Huấn luyện Thể thao Quốc gia Hà Nội (HLTTQG) cho biết: “Bữa trưa thường sẽ có tầm 5-6 món như thịt, cá, đậu, tôm... chưa tính canh. Ăn sáng thì thay đổi tùy từng ngày, có hôm bún, phở, mì tôm, bánh mì, xôi. Các món ăn lặp lại từ tuần này sang tuần khác, chỉ thay đổi món theo từng ngày trong tuần”.

Đổi mới hoạt động Công đoàn phải phù hợp với đặc thù của thành phố Đà Nẵng

Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Nguyễn Đình Khang |

Nhiệm kỳ qua, bên cạnh những thuận lợi, phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động Công đoàn TP Đà Nẵng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức.

Những bác sĩ giành sinh mạng từ hủ tục chôn sống con theo mẹ chết

Hoàng Văn Minh - Hoàng Bin |

Cướp giành, có lẽ là từ chính xác nhất để tả về hành động của những y bác sĩ đang công tác tại các trạm y tế của huyện miền núi Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam khi họ đã cứu sống và nhận nuôi những đứa trẻ bị dân làng xem là con “ma rừng”- những đứa trẻ đúng ra đã bị chôn sống theo người mẹ qua đời vì một hủ tục ngàn đời.

Thiếu hàng chục nghìn nhân lực hàng không đến năm 2025, vì sao khó tuyển?

LƯƠNG HẠNH - LAN PHƯƠNG |

Nhu cầu nhân lực hàng không hiện rất lớn, dự báo sẽ cần hơn 58.000 người vào năm 2025. Song, nhiều bạn trẻ ngại tiếp cận, không dám ứng tuyển vào ngành vì gặp hạn chế về trình độ ngoại ngữ và kỹ năng giao tiếp, cho rằng đầu vào khó, xa vời.

Việt Nam bứt tốc trên bản đồ đổi mới sáng tạo toàn cầu

ANH KIỆT |

Hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam bước vào thời kỳ vàng và thực sự “bùng nổ” trong năm 2023 khi liên tiếp nhận được nhiều sự quan tâm, chú ý từ các nhà đầu tư, quỹ đầu tư mạo hiểm trong và ngoài nước. Việt Nam còn được đánh giá là một trong 7 quốc gia có thu nhập trung bình đạt được nhiều tiến bộ nhất về đổi mới sáng tạo trong thập kỷ qua.

Thể thao Việt Nam cần chuyển đổi mục tiêu từ… chuyên gia dinh dưỡng

Hoàng Văn Minh |

Chuyện thật như đùa khi đến thời điểm này, Trung tâm Huấn luyện Thể thao Quốc gia Hà Nội lại không có một chuyên gia dinh dưỡng riêng nào.

Làm rõ vai trò của nhà quản lý trong dinh dưỡng thể thao

HOÀI VIỆT |

Sau khi sự vụ về vấn đề dinh dưỡng của vận động viên đội tuyển bóng bàn trẻ quốc gia được công luận phản ánh, rất nhiều ý kiến phân tích mổ xẻ nguyên nhân. Trong đó, vấn đề được chỉ ra là vai trò của các nhà quản lý trong dinh dưỡng thể thao.

Phải giải quyết dứt điểm chuyện dinh dưỡng của vận động viên

HOÀI VIỆT |

Câu chuyện về dinh dưỡng của VĐV thể thao các đội tuyển quốc gia đang được quan tâm sau sự vụ “bữa ăn 800.000 đồng” của đội tuyển bóng bàn trẻ. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế, giải quyết bữa ăn thế nào đảm bảo đủ chất mới là điều được quan tâm.

Trung tâm Huấn luyện Thể thao Quốc gia Hà Nội không có chuyên gia dinh dưỡng

AN NGUYÊN |

Trao đổi với Lao Động, một tuyển thủ quốc gia từng nhiều năm tập luyện và sinh hoạt tại Trung tâm Huấn luyện Thể thao Quốc gia Hà Nội (HLTTQG) cho biết: “Bữa trưa thường sẽ có tầm 5-6 món như thịt, cá, đậu, tôm... chưa tính canh. Ăn sáng thì thay đổi tùy từng ngày, có hôm bún, phở, mì tôm, bánh mì, xôi. Các món ăn lặp lại từ tuần này sang tuần khác, chỉ thay đổi món theo từng ngày trong tuần”.