Làm rõ vai trò của nhà quản lý trong dinh dưỡng thể thao

HOÀI VIỆT |

Sau khi sự vụ về vấn đề dinh dưỡng của vận động viên đội tuyển bóng bàn trẻ quốc gia được công luận phản ánh, rất nhiều ý kiến phân tích mổ xẻ nguyên nhân. Trong đó, vấn đề được chỉ ra là vai trò của các nhà quản lý trong dinh dưỡng thể thao.

Vận động viên nắm được sự quan trọng của dinh dưỡng

Ngay trước khi thể thao Việt Nam dự ASIAD 19 tại Hàng Châu (Trung Quốc), Ủy ban Olympic Việt Nam đã thực hiện chương trình cử nhiều tuyển thủ Olympic, nhiều tuyển thủ nổi tiếng của thể thao Việt Nam đến Mỹ tham gia khoá huấn luyện đặc biệt tại trung tâm huấn luyện Proactive Sports Performance (ProActive), bang California, Mỹ (từ ngày 27.8 đến 3.9).

Nhiều tuyển thủ quen thuộc với người hâm mộ đã trải qua khóa tập huấn đó như Đinh Phương Thành (thể dục dụng cụ), Ngần Ngọc Nghĩa, Nguyễn Thị Ninh (điền kinh), Hoàng Thị Duyên (cử tạ), Châu Tuyết Vân (taekwondo).

Có mặt ở chương trình huấn luyện đồng hành với các tuyển thủ, Tổng Thư ký Ủy ban Olympic Việt Nam - ông Trần Văn Mạnh từng chia sẻ: “Qua những bài kiểm tra về thể chất, thể lực, cũng như quan sát và trải nghiệm trực tiếp việc tập luyện tại trung tâm huấn luyện ProActive, các tuyển thủ của chúng ta hiểu thêm điểm mạnh, điểm yếu về thể chất, thể lực và các vấn đề về dinh dưỡng của bản thân. Từ đó, họ được tập huấn những bài tập giúp khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh, từng bước nâng cao thành tích thể thao...”.

Các tuyển thủ theo học tại các trường Đại học, Cao đẳng chuyên ngành thể thao thì đều đã được trang bị kiến thức về y sinh, y học mà ở đó nội dung trọng tâm vẫn là sự phát triển của cơ thể từ dinh dưỡng.

Tại TP Hồ Chí Minh, ngay từ khi thành lập, Hội Y học Thể dục - Thể thao TP Hồ Chí Minh đã quy tụ được những bác sĩ, chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực y tế, dinh dưỡng trong thể thao để chia sẻ phân tích và đóng góp chuyên môn với hoạt động này. Trong đó, nhiều chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm có những nghiên cứu đánh giá mức độ quan trọng của dinh dưỡng từ bữa ăn, thực phẩm cho tới thuốc men, thực phẩm bổ sung có tác động trực tiếp đến sự phát triển sức khỏe đối với vận động viên như thế nào.

Nhà quản lý không thể không kiểm tra chặt chẽ

Cục Thể dục Thể thao là cơ quan quản lý cao nhất về lĩnh vực thể thao tham vấn trực tiếp các chương trình, quy hoạch về thể thao, định hướng về thể thao... trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét phê duyệt và thực hiện.

Hiện tại, ngành thể thao đã xây dựng xong Dự thảo Chiến lược phát triển Thể dục Thể thao tại Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 và chờ phê duyệt để đưa vào thực hiện. Theo đó, vấn đề về dinh dưỡng không được nêu chi tiết cụ thể nhiều mà chỉ đề cập về tăng cường công tác nghiên cứu ứng dụng công nghệ. Ở lĩnh vực này, ngành thể thao đề cao về đầu tư cơ sở vật chất và vận dụng khoa học công nghệ trong phát triển về y học thể thao, đánh giá thể chất, phòng ngừa chữa trị hồi phục chấn thương...

Tại dự thảo Chiến lược phát triển Thể dục Thể thao tại Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 có ghi cụ thể về việc nâng cao hơn chất lượng chuyên môn là ở việc “tạo bước đột phá trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ và y học thể thao trong đào tạo vận động viên.

Thực tế, điều dễ nhận thấy nhất ở câu chuyện dinh dưỡng là từ bữa ăn dành cho các tuyển thủ. Mỗi Trung tâm Huấn luyện thể thao Quốc gia đều có bếp ăn phục vụ cho các tuyển thủ và cần thiết nhất là nhà quản lý thường xuyên tham dự những bữa ăn với vận động viên thì mới hiểu rõ về dinh dưỡng được chuẩn bị và phục vụ như thế nào.

HOÀI VIỆT
TIN LIÊN QUAN

Phải giải quyết dứt điểm chuyện dinh dưỡng của vận động viên

HOÀI VIỆT |

Câu chuyện về dinh dưỡng của VĐV thể thao các đội tuyển quốc gia đang được quan tâm sau sự vụ “bữa ăn 800.000 đồng” của đội tuyển bóng bàn trẻ. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế, giải quyết bữa ăn thế nào đảm bảo đủ chất mới là điều được quan tâm.

Trung tâm Huấn luyện Thể thao Quốc gia Hà Nội không có chuyên gia dinh dưỡng

AN NGUYÊN |

Trao đổi với Lao Động, một tuyển thủ quốc gia từng nhiều năm tập luyện và sinh hoạt tại Trung tâm Huấn luyện Thể thao Quốc gia Hà Nội (HLTTQG) cho biết: “Bữa trưa thường sẽ có tầm 5-6 món như thịt, cá, đậu, tôm... chưa tính canh. Ăn sáng thì thay đổi tùy từng ngày, có hôm bún, phở, mì tôm, bánh mì, xôi. Các món ăn lặp lại từ tuần này sang tuần khác, chỉ thay đổi món theo từng ngày trong tuần”.

Từ bữa ăn của vận động viên trẻ đến chuyện dinh dưỡng

Tam Nguyên |

Thể thao Việt Nam dường như vẫn chưa thực sự coi trọng yếu tố dinh dưỡng cho các vận động viên, hoặc có nhưng chưa phải là nền tảng.

Tỉnh Long An vào cuộc vụ trâu, bò lậu nhập từ Campuchia về Việt Nam

Nhóm PV |

Sau khi Báo Lao Động đăng bài điều tra “Hành trình trâu, bò lậu "vượt biên" từ Campuchia về Việt Nam”, tỉnh Long An đã họp với các cơ quan có liên quan để giải quyết những vấn đề báo phản ánh.

Doanh nghiệp, nài voi điêu đứng vì doanh thu giảm sâu, chưa nhận tiền chế độ khi bỏ cưỡi voi

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Sau 9 tháng bỏ dịch vụ du lịch cưỡi voi, doanh nghiệp lẫn các nài voi ở huyện Buôn Đôn lâm vào cảnh điêu đứng, doanh thu sụt giảm nghiêm trọng, trong khi tiền chế độ vẫn chưa được thụ hưởng.

Huế: Nhiều nơi ngập sâu do mưa lớn, học sinh đang học nước tràn vào lớp

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Lượng mưa lớn đã khiến nhiều tuyến đường ở TP Huế ngập sâu; giáo viên và học sinh đang học thì nước lũ tràn vào lớp học.

Phát hiện nhân viên trực ban chạy tàu vi phạm nồng độ cồn

Tô Thế |

Hà Nội - Tổ công tác thuộc Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) phát hiện nhân viên trực ban tàu sắt vi phạm nồng độ cồn.

Choáng ngợp trước vẻ đẹp hùng vĩ của Cao Bằng nhìn từ trên cao

Nguyễn Khánh Vũ Khoa |

Mùa thu, non nước Cao Bằng cuốn hút khách du lịch tìm về thác Bản Giốc, thung lũng Phong Nậm... ngắm khung cảnh nên thơ trong ánh nắng vàng như rót mật.

Phải giải quyết dứt điểm chuyện dinh dưỡng của vận động viên

HOÀI VIỆT |

Câu chuyện về dinh dưỡng của VĐV thể thao các đội tuyển quốc gia đang được quan tâm sau sự vụ “bữa ăn 800.000 đồng” của đội tuyển bóng bàn trẻ. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế, giải quyết bữa ăn thế nào đảm bảo đủ chất mới là điều được quan tâm.

Trung tâm Huấn luyện Thể thao Quốc gia Hà Nội không có chuyên gia dinh dưỡng

AN NGUYÊN |

Trao đổi với Lao Động, một tuyển thủ quốc gia từng nhiều năm tập luyện và sinh hoạt tại Trung tâm Huấn luyện Thể thao Quốc gia Hà Nội (HLTTQG) cho biết: “Bữa trưa thường sẽ có tầm 5-6 món như thịt, cá, đậu, tôm... chưa tính canh. Ăn sáng thì thay đổi tùy từng ngày, có hôm bún, phở, mì tôm, bánh mì, xôi. Các món ăn lặp lại từ tuần này sang tuần khác, chỉ thay đổi món theo từng ngày trong tuần”.

Từ bữa ăn của vận động viên trẻ đến chuyện dinh dưỡng

Tam Nguyên |

Thể thao Việt Nam dường như vẫn chưa thực sự coi trọng yếu tố dinh dưỡng cho các vận động viên, hoặc có nhưng chưa phải là nền tảng.