Ứng phó với hoạt động vùng xám trên Biển Đông

Khánh Minh |

Các hoạt động vùng xám ở khu vực nói chung và Biển Đông nói riêng đặt ra những thách thức pháp lý, tác động tới trật tự quốc tế hiện hành.

Ngày 11.7, Đối thoại Biển lần thứ 11 với chủ đề “Hoạt động phức hợp: Thúc đẩy hay cản trở trật tự trên biển” do Học viện Ngoại giao, Đại sứ quán Anh tại Việt Nam và Quỹ Konrad Adenauer Stiftung tại Việt Nam (KAS) đồng tổ chức đã diễn ra tại Hải Phòng.

Phát biểu khai mạc, Tiến sĩ Nguyễn Hùng Sơn - Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao - nhận định hoạt động phức hợp không phải hiện tượng mới mẻ trong lịch sử thế giới. Đối thoại là cơ hội để xác định nội hàm của hoạt động phức hợp, các trường hợp hoạt động phức hợp bị lợi dụng thành hoạt động vùng xám.

Tiến sĩ Nguyễn Hùng Sơn chỉ ra rằng, nhiều hoạt động vùng xám vẫn chưa được nhận diện đầy đủ và đánh giá rõ ràng trên cơ sở luật pháp quốc tế. Do đó, Đối thoại đặt mục tiêu “mổ xẻ” bản chất của các hoạt động vùng xám, sự thiếu thiện chí trong việc áp dụng và giải thích luật quốc tế hoặc lợi dụng những quy định của luật quốc tế còn chưa thực sự rõ ràng để làm suy yếu luật quốc tế, từ đó, ứng phó hiệu quả hơn với chiến thuật này.

Tiến sĩ Nguyễn Hùng Sơn, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao, phát biểu khai mạc. Ảnh: BNG
Tiến sĩ Nguyễn Hùng Sơn, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao, phát biểu khai mạc. Ảnh: BNG

Trưởng đại diện KAS - ông Florian C. Feyerabend - cho biết, trong Chiến lược An ninh Quốc gia đầu tiên mà Đức công bố cách đây vài tuần, Đức tuyên bố sẽ xây dựng một chiến lược riêng để đối phó với các thách thức vùng xám, với mục đích tăng cường năng lực xác định, phân tích và ứng phó với các hoạt động vùng xám.

Ông Feyerabend nhận định Đối thoại Biển là chuỗi hội thảo đáng chú ý, kết nối các vấn đề từ chính sách đối ngoại, luật pháp quốc tế tới khoa học công nghệ.

Phó Đại sứ Anh tại Việt Nam Marcus Winsley đánh giá Đối thoại Biển là cơ hội để lắng nghe và trao đổi với các chuyên gia hàng đầu, là diễn đàn để cập nhật về những bước phát triển mới của an ninh biển.

Ông bày tỏ hy vọng thông qua Đối thoại, giới học giả và chính giới các nước hiểu thêm về hoạt động vùng xám, qua đó tìm ra các cách thức ứng phó.

Trao đổi tại các phiên của Đối thoại, các diễn giả đã thảo luận về thực tiễn hoạt động phức hợp và hoạt động vùng xám ở khu vực nói chung và Biển Đông nói riêng.

Theo đó, hoạt động phức hợp có một số đặc điểm: (i) kết hợp các biện pháp truyền thống và phi truyền thống, quân sự và phi quân sự, thường được thực hiện bởi chủ thể phi nhà nước nhưng có hậu thuẫn bởi nhà nước; (ii) giữ tình hình ở mức độ “nóng” dưới ngưỡng chiến tranh; (iii) thường ở vùng chuyển tiếp giao tiếp giữa các không gian, chủ thể hoặc luật lệ khác nhau.

Tại hội thảo, các chuyên gia nhận định, hiện nay các hoạt động vùng xám, phức hợp đặt ra những thách thức pháp lý, tác động tới trật tự quốc tế hiện hành. Đặc biệt, sự phát triển của công nghệ càng khiến các thách thức mang tính phức hợp và vùng xám càng trở nên rõ nét hơn.

Bên cạnh đó, các hoạt động vùng xám không chỉ diễn ra trên thực địa mà còn diễn ra trên nhiều “mặt trận” khác như kinh tế (ví dụ các lệnh trừng phạt, cấm vận, kiểm soát xuất nhập khẩu…) hay thông tin - tuyên truyền (như hoạt động cố ý tuyên truyền các thông tin sai lệch).

Hội nghị cũng đã đưa ra những sáng kiến, đề xuất cho các quốc gia trong và ngoài khu vực nhằm quản lý tốt hơn các hoạt động phức hợp, đặc biệt để ứng phó hiệu quả các hoạt động vùng xám.

Thứ nhất, các nước cần tăng cường phối hợp hành động giữa các cơ quan chức năng liên quan.

Thứ hai, các nước cần tăng cường, nâng cao năng lực nhận biết các thách thức vùng xám, phân biệt các hoạt động phức hợp có mục tiêu hợp pháp và các hoạt động vùng xám với mục tiêu và dụng ý không hợp pháp.

Thứ ba, các quốc gia và tổ chức quốc tế cũng cần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý điều chỉnh hoạt động phức hợp.

Thứ tư, hợp tác quốc tế cũng là "chìa khóa" để các nước điều phối, phối hợp hành động, qua đó quản lý các hoạt động phức hợp hiệu quả hơn.

Đối thoại Biển lần thứ 11 được tổ chức nhằm thảo luận về xu hướng sử dụng hoạt động phức hợp của nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới (bao gồm cả hoạt động vùng xám tại Biển Đông).

Đối thoại Biển lần thứ 11 gồm bốn phiên với các chủ đề: (i) Hoạt động phức hợp từ lý thuyết tới thực tiễn; (ii) Các khía cạnh phi quân sự của hoạt động phức hợp; (iii) Công nghệ cao - Yếu tố kích hoạt chính của các hoạt động phức hợp; và (iv) Các khuyến nghị chính sách và pháp lý nhằm quản lý hoạt động phức hợp.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

ASEAN - Trung Quốc ghi nhận tiến triển trong đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông

Thanh Hà |

Hội nghị Quan chức Cao cấp ASEAN - Trung Quốc lần thứ 20 về thực hiện Tuyên bố ứng xử của các bên tại Biển Đông (SOM DOC) vừa kết thúc tại Hạ Long, Quảng Ninh ghi nhận tiến triển trong đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Việt Nam triển khai biện pháp để bảo đảm quyền, lợi ích ở Biển Đông

Thanh Hà |

Đối với các vụ việc xâm phạm vùng biển, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, Bộ Ngoại giao và các cơ quan chức năng của Việt Nam đã và đang triển khai các biện pháp để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Việt Nam.

Việt Nam - Philippines quan ngại về các hành vi vi phạm ở Biển Đông

Thanh Hà |

Việt Nam - Philippines chia sẻ về các diễn biến gần đây trên Biển Đông và bày tỏ quan ngại về các hành vi đơn phương vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biển được xác lập theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS).

Gỡ khó cho ngành hàng không

Dân Anh |

Ngành hàng không đã có sự phục hồi sau thời kì dịch COVID-19, tuy nhiên đến nay vẫn gặp nhiều khó khăn, chưa thể “cất cánh” mạnh mẽ như kì vọng.

Vụ học viên tại Quảng Bình kêu cứu: Chỉ Trường Đại học Vinh không cấp bằng

LÊ PHI LONG |

Liên quan đến vụ việc hàng chục học viên tại Quảng Bình kêu cứu vì đã hoàn tất học phí, đã thi tốt nghiệp hơn nửa năm nhưng vẫn chưa được cấp bằng, chỉ Trường Đại học Vinh là không cấp, còn các trường liên kết khác đều cấp bằng, tạo điện kiện cho học viên.

Sau 3 tháng thực hiện khóa sim nặc danh, sim rác vẫn khủng bố người dân

Minh Hà - Hoàng Xuyến |

Mặc dù theo chỉ đạo của Bộ TT&TT, từ ngày 15.4, các nhà mạng chính thức khóa 2 chiều đối với những thuê bao không chính chủ nhưng hiện nay, rất nhiều người dân vẫn bị sim rác tấn công. Hàng loạt cuộc gọi lừa đảo, tin nhắn rác khiến người dùng không khỏi bức xúc.

Chứng khoán lập đỉnh với nhiều mã tăng hơn 50%, loạt lãnh đạo ồ ạt chốt lời

Anh Kiệt |

Khép lại phiên 12.7, VN-Index vươn lên mức 1.154 điểm, tương ứng vùng cao nhất từ đầu năm đến nay. Tận dụng thị trường chứng khoán khởi sắc, cổ phiếu hồi mạnh, nhiều lãnh đạo và người nhà doanh nghiệp đã ồ ạt bán ra cổ phiếu để chốt lời.

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa: Doanh nghiệp mà “ốm” chúng tôi cũng “ốm”

Xuân Hùng |

6 tháng đầu năm 2023, Thanh Hóa đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, Chủ tịch UBND tỉnh này cũng bày tỏ sự sốt ruột khi kinh tế phát triển có phần chậm lại, trong đó có nguyên nhân từ sự vòng vo, sợ trách nhiệm của cán bộ công chức, gây khó cho doanh nghiệp.

ASEAN - Trung Quốc ghi nhận tiến triển trong đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông

Thanh Hà |

Hội nghị Quan chức Cao cấp ASEAN - Trung Quốc lần thứ 20 về thực hiện Tuyên bố ứng xử của các bên tại Biển Đông (SOM DOC) vừa kết thúc tại Hạ Long, Quảng Ninh ghi nhận tiến triển trong đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Việt Nam triển khai biện pháp để bảo đảm quyền, lợi ích ở Biển Đông

Thanh Hà |

Đối với các vụ việc xâm phạm vùng biển, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, Bộ Ngoại giao và các cơ quan chức năng của Việt Nam đã và đang triển khai các biện pháp để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Việt Nam.

Việt Nam - Philippines quan ngại về các hành vi vi phạm ở Biển Đông

Thanh Hà |

Việt Nam - Philippines chia sẻ về các diễn biến gần đây trên Biển Đông và bày tỏ quan ngại về các hành vi đơn phương vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biển được xác lập theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS).