Vụ học viên tại Quảng Bình kêu cứu: Chỉ Trường Đại học Vinh không cấp bằng

LÊ PHI LONG |

Liên quan đến vụ việc hàng chục học viên tại Quảng Bình kêu cứu vì đã hoàn tất học phí, đã thi tốt nghiệp hơn nửa năm nhưng vẫn chưa được cấp bằng, chỉ Trường Đại học Vinh là không cấp, còn các trường liên kết khác đều cấp bằng, tạo điện kiện cho học viên.

Các trường đều tạo điều kiện cho học viên

Ngày 12.7, trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Trần Chí Chương - Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Quảng Bình cho biết, liên quan đến việc Trung tâm đang nợ học phí, các trường mà Trung tâm có liên kết đào tạo đều cấp bằng cho các học viên đã thi tốt nghiệp xong, đủ điều kiện tốt nghiệp; riêng Trường Đại học Vinh thì đến nay vẫn không cấp bằng tốt nghiệp cho học viên dù đã thi tốt nghiệp cách đây hơn nửa năm; không tổ chức thi tốt nghiệp cho các học viên vì cho rằng Trung tâm chưa hoàn tất tiền phí đào tạo.

Cụ thể, liên quan đến vụ án "tham ô tài sản" và "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Trung tâm mà TAND tỉnh Quảng Bình vừa xét xử, số tiền bị chiếm đoạt được xác định là gần 8,2 tỉ đồng. Từ đó dẫn đến việc Trung tâm dù đã thu đủ tiền của các học viên, nhưng đang nợ các trường liên kết đào tạo số tiền như sau: Trường Đại học Sư phạm Huế 4 tỉ đồng; Trường Đại học Vinh 1,6 tỉ đồng; ngay cả Trung tâm cũng đang bị nợ hơn 2 tỉ đồng; ngoài ra cũng nợ tiền đào tạo của Trường Đại học Nông Lâm Huế.

Tuy nhiên, ông Trần Chí Chương cho biết, Trường Đại học Sư phạm Huế và Trường Đại học Nông Lâm Huế vẫn tạo điều kiện cho các học viên thi tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp đúng thời gian quy định trên tinh thần vì quyền lợi học viên là trên hết, còn những vướng mắc liên quan giữa hai cơ sở đào tạo thì cùng nhau giải quyết dần; riêng Trường Đại học Vinh thì không.

Các học viên cầu cứu nhằm bảo đảm quyền lợi vì đã hoàn tất học phí và thi tốt nghiệp nhưng không được cấp bằng. Ảnh: Lê Phi Long
Các học viên cầu cứu nhằm bảo đảm quyền lợi vì đã hoàn tất học phí và thi tốt nghiệp nhưng không được cấp bằng. Ảnh: Lê Phi Long

"Thiết nghĩ, đảm bảo quyền lợi cho học viên phải là ưu tiên hàng đầu, từ khi tôi nhận nhiệm vụ cho đến nay, hầu như ngày nào cũng có học viên liên hệ để phản ánh đòi quyền lợi. Rất nhiều học viên đã khóc, vì có người là giáo viên vùng khó khăn, nợ nần, đi lại vất vả để mong sớm có tấm bằng phục vụ việc chuẩn hóa giáo viên, để phục vụ con em đồng bào đang còn nhiều thiếu thốn. Vậy mà học xong, hơn nửa năm, bằng không có, năm học mới lại gần đến rồi, khó khăn chồng chất khó khăn, tội lắm" - ông Trần Chí Chương chua xót nói.

Liên tục kêu cứu

Liên quan đến sự việc, trao đổi với Báo Lao Động, lãnh đạo Sở GDĐT tỉnh Quảng Bình cho biết, các học viên đã có đơn kiến nghị gửi Sở GDĐT tỉnh để mong sự việc sớm được giải quyết nhằm bảo đảm quyền lợi. Sau khi nhận được đơn, Thanh tra Sở GDĐT đã phối hợp với Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Quảng Bình có báo cáo xử lý vụ việc. Trung tâm đã liên tục có công văn gửi Trường Đại học Vinh, Trường Đại học Vinh cũng có công văn phúc đáp nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của học viên.

Ngày 12.7.2023, Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Quảng Bình tiếp tục có công văn gửi Trường Đại học Vinh, nêu rõ: hiện số tiền do thủ quỹ cũ của Trung tâm chiếm đoạt chưa được trả cho Trung tâm theo kết luận của tòa án nên Trung tâm không có bất cứ một nguồn tiền nào để bù vào khoản tiền này. Sắp tới, từ tháng 8.2023 đến hết tháng 12.2023 Trung tâm không có nguồn để trả lương cho cán bộ, giáo viên, nhân viên. Sự thiếu hụt ngân sách này là do thủ quỹ cũ của Trung tâm đã chiếm đoạt hơn 2 tỉ đồng của Trung tâm trong tổng số gần 8,2 tỉ đồng đã chiếm đoạt. Do đó, khi số tiền này chưa hoàn trả thì Trung tâm không có khả năng trả nợ cho Trường Đại học Vinh.

Công văn mới nhất của Trung tâm GDTX tỉnh Quảng Bình gửi Trường Đại học Vinh “kêu cứu” nhằm bảo đảm quyền lợi cho học viên. Ảnh: Lê Phi Long
Công văn mới nhất của Trung tâm GDTX tỉnh Quảng Bình gửi Trường Đại học Vinh “kêu cứu” nhằm bảo đảm quyền lợi cho học viên. Ảnh: Lê Phi Long

Trung tâm cũng nêu rõ, để bảo đảm quyền lợi cho Trường Đại học Vinh, đối với các lớp liên kết đào tạo giữa Trường Đại học Vinh và Trung tâm, thay vì trích 25% học phí cho Trung tâm để phục vụ hoạt động dạy học thì Trung tâm chỉ nhận 10% để trả tiền điện nước, 15% còn lại Trung tâm trả nợ cho Đại học Vinh. Trong thời gian tiếp theo, khi Cục Thi hành án dân sự tỉnh Quảng Bình thu số tiền phải bồi thường từ vụ án chuyển về Trung tâm thì Trung tâm sẽ tiếp tục chuyển ngay cho Trường Đại học Vinh để giải quyết số tiền học phí các lớp đã bị chiếm đoạt.

Công văn mới nhất ký ngày 12.7.2023 của Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Quảng Bình cũng nêu rõ, hiện tại các học viên đã hoàn thành chương trình đào tạo và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về học phí và các điều kiện khác theo quy định của Trường Đại học Vinh, vì vậy để đảm bảo quyền lợi cho học viên, Trung tâm kính đề nghị Trường Đại học Vinh triển khai cấp phát bằng tốt nghiệp cho số học viên các lớp đại học đã tốt nghiệp và tổ chức thi tốt nghiệp cho các lớp còn lại để các học viên kịp bổ sung hồ sơ trong quá trình công tác và quy hoạch cán bộ.

LÊ PHI LONG
TIN LIÊN QUAN

Hàng chục học viên kêu cứu vì thi tốt nghiệp xong nhưng không được cấp bằng

LÊ PHI LONG |

QUẢNG BÌNH - Hàng chục học viên đang rơi vào tình cảnh bị mất quyền lợi, phải kêu cứu vì dù đã nộp đủ tiền học phí, đã thi tốt nghiệp, nhưng hơn nửa năm qua không được Trường Đại học Vinh cấp bằng vì cơ sở liên kết đào tạo chưa nộp đủ tiền cho Trường Đại học Vinh.

Lời kêu cứu từ làng chài cổ Cửa Vạn giữa vịnh Hạ Long

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Hầu hết các công trình phục vụ du khách ở làng chài Cửa Vạn – một trong những làng chài cổ trên vịnh Hạ Long – đã xuống cấp nghiêm trọng. Việc này không chỉ gây mất mỹ quan, mà còn ảnh hưởng tới sự an toàn của du khách, trong khi đây là một trong những điểm dừng chân ưa thích của du khách quốc tế.

"Những lá phổi xanh" của Thủ Đô kêu cứu

Việt Dũng - Hải Danh |

Hà Nội - Theo ghi nhận, nhiều công viên được xây dựng, thậm chí đầu tư hiện đại, tuy nhiên, sau nhiều năm đã xuống cấp nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến nhu cầu vui chơi, rèn luyện sức khỏe của người dân cũng như gây mất mỹ quan đô thị.

Biến vương tử siêu giàu Ả Rập thành trò cười và sự sa lầy của phim Hàn

Mi Lan |

Trong 5 năm trở lại đây, phim Hàn Quốc liên tục bị các quốc gia phản ứng khi tùy tiện xây dựng những câu chuyện bóp méo về văn hóa bản địa.

Vụ 2 bà cháu tử vong vì cháy xe điện: Nhân chứng kể lại phút kinh hoàng

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Trước khi đi ngủ, anh D. cắm sạc pin chiếc xe điện 4 bánh, ai ngờ chỉ ít phút sau, chiếc xe bốc cháy khiến người con gái 5 tuổi và mẹ ruột bị thiệt mạng.

Thắng tay vợt chủ nhà, Nguyễn Thuỳ Linh vào tứ kết giải cầu lông Mỹ mở rộng

HOÀNG HUÊ |

Chiến thắng 2-1 trước đối thủ chủ nhà Iris Wang ở vòng 2 đơn nữ giúp Nguyễn Thuỳ Linh giành vé vào tứ kết giải cầu lông Mỹ mở rộng 2023.

Việt Nam có thể đang chậm trễ trong việc dùng chính sách tài khoá

Hương Nguyễn |

“Chúng ta đang sử dụng quá nhiều chính sách tiền tệ để phục hồi kinh tế, tổng cầu mà chậm trễ trong việc dùng chính sách tài khoá phản chu kỳ” - PGS.TS Nguyễn Đức Trung - Hiệu trưởng Trường ĐH Ngân hàng TPHCM nhận định.

Việt Nam đối mặt với lạm phát đến từ thế giới

Quý An |

Trước diễn biến khó lường từ những yếu tố địa chính trị, kinh tế thế giới, nhiều thách thức không nhỏ được đặt ra cho nền kinh tế nước ta.

Hàng chục học viên kêu cứu vì thi tốt nghiệp xong nhưng không được cấp bằng

LÊ PHI LONG |

QUẢNG BÌNH - Hàng chục học viên đang rơi vào tình cảnh bị mất quyền lợi, phải kêu cứu vì dù đã nộp đủ tiền học phí, đã thi tốt nghiệp, nhưng hơn nửa năm qua không được Trường Đại học Vinh cấp bằng vì cơ sở liên kết đào tạo chưa nộp đủ tiền cho Trường Đại học Vinh.

Lời kêu cứu từ làng chài cổ Cửa Vạn giữa vịnh Hạ Long

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Hầu hết các công trình phục vụ du khách ở làng chài Cửa Vạn – một trong những làng chài cổ trên vịnh Hạ Long – đã xuống cấp nghiêm trọng. Việc này không chỉ gây mất mỹ quan, mà còn ảnh hưởng tới sự an toàn của du khách, trong khi đây là một trong những điểm dừng chân ưa thích của du khách quốc tế.

"Những lá phổi xanh" của Thủ Đô kêu cứu

Việt Dũng - Hải Danh |

Hà Nội - Theo ghi nhận, nhiều công viên được xây dựng, thậm chí đầu tư hiện đại, tuy nhiên, sau nhiều năm đã xuống cấp nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến nhu cầu vui chơi, rèn luyện sức khỏe của người dân cũng như gây mất mỹ quan đô thị.