Trung Quốc hạ lãi suất để thúc đẩy tăng trưởng

Thanh Hà |

Ngân hàng trung ương Trung Quốc bất ngờ hạ lãi suất lần thứ 2 trong năm và rút một số tiền mặt khỏi hệ thống ngân hàng trong nỗ lực phục hồi nhu cầu tín dụng để hỗ trợ nền kinh tế vốn đang chịu tác động của COVID-19.

Động thái bất ngờ

Ngày 15.8, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) thông báo cắt giảm lãi suất 10 điểm cơ bản từ 2,85% xuống 2,75% với các khoản vay trung hạn, 1 năm, trị giá 400 tỉ nhân dân tệ (59 tỉ USD) với một số ngân hàng. Ngân hàng trung ương Trung Quốc cũng hạ lãi suất theo các thỏa thuận mua lại đảo ngược trong 7 ngày từ 2,10% xuống 2,00%.

Theo Nikkei, Trung Quốc công bố cắt giảm lãi suất trong nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế đang gặp khó khăn khi sản xuất công nghiệp và doanh số bán lẻ suy yếu, trong khi tỉ lệ thất nghiệp ở thanh niên ở mức cao kỷ lục. Hãng tin này lưu ý, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới vẫn chưa phục hồi vững chắc và chỉ vừa đủ tránh được suy giảm trong quý thứ 2 của năm 2022 khi liên tục triển khai các đợt phong tỏa ngừa COVID-19 nghiêm ngặt, tác động tới sản lượng của các nhà máy và chi tiêu của người tiêu dùng.

Sau 2 tháng phong tỏa trung tâm tài chính Thượng Hải vào đầu năm nay, giới chức y tế Trung Quốc gần đây đã lệnh triển khai thêm các đợt phong tỏa khác, từ Tây Tạng cho tới đảo Hải Nam, nhằm ngăn chặn bùng phát virus do biến thể Omicron.

“Đợt giảm lãi suất này khiến chúng tôi ngạc nhiên. Đây chắc là phản ứng với dữ liệu cho thấy tăng trưởng tín dụng yếu công bố vào ngày 12.8. Chính phủ Trung Quốc vẫn đang thận trọng và sẽ không sớm từ bỏ những nỗ lực bảo vệ tăng trưởng” - Reuters dẫn lời chiến lược gia Zing Zhaopeng của ANZ.

"Zero-COVID" và thị trường bất động sản

“Lần gần đây nhất PBOC cắt giảm những lãi suất này là vào tháng Giêng và dường như trì hoãn hạ lãi suất chính sách thêm nữa bất chấp tác động từ làn sóng Omicron" - Julian Evans-Pritchard, chuyên gia của đơn vị nghiên cứu Capital Economics, chỉ ra.

Tuy nhiên, ngân hàng trung ương Trung Quốc có động thái mới nhất bởi "hiện có một vấn đề cấp bách hơn: Dữ liệu mới nhất cho thấy động lực kinh tế mờ nhạt trong tháng 7 và tốc độ tăng trưởng tín dụng chậm lại" cho thấy việc nới lỏng chính sách ít mang lại tác động so với thời kỳ suy thoái kinh tế trước đó.

Động thái về lãi suất của Trung Quốc được công bố vào thời điểm dữ liệu mới chỉ ra, trong tháng 7, sản xuất công nghiệp của Trung Quốc tăng 3,8% so với một năm trước, thấp hơn mức tăng 3,9% ghi nhận hồi tháng 6. Trong khi đó, doanh số bán lẻ trong tháng 7 tăng 2,7% so với một năm trước đó trong khi con số này của tháng 6 là 3,1%.

"Động lực phục hồi kinh tế đã chậm lại một chút cho nhiều yếu tố" - Người phát ngôn Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc Fu Linghui cho hay.

So với cùng kỳ năm trước, đầu tư tài sản cố định tăng 5,7% trong 7 tháng đầu năm, tăng nhẹ hơn so với dự báo và thấp hơn mức tăng 6,1% từ tháng 1 đến tháng 6. Tăng trưởng này được thúc đẩy cơ bản bởi chi tiêu cho cơ sở hạ tầng và sản xuất.

Phát triển bất động sản giảm còn 6,4% trong khi doanh số bất động sản trong 7 tháng đầu năm đạt 28,8% so với mức 30,7% của cùng kỳ năm 2021.

Chuyên gia Rosealea Yao của công ty nghiên cứu Gavekal Dragonomics có trụ sở tại Bắc Kinh nhận định: “Khởi công các công trình xây dựng mới có thể sẽ giảm khoảng 30% trong nửa cuối năm sau khi giảm 34% trong nửa đầu năm, dẫn đến mức giảm cả năm là gần 1/3". Thị trường bất động sản đang gặp khó khăn của Trung Quốc - vốn chiếm 1/4 GDP - đang chịu sức ép khi hàng nghìn người mua nhà dọa không trả các khoản thế chấp cho tới khi các chủ đầu tư hoàn thiện công trình đang xây dở. Lĩnh vực bất động sản Trung Quốc chịu ảnh hưởng từ làn sóng vỡ nợ của các doanh nghiệp chủ chốt, trong đó đáng chú ý nhất là China Evergrande - đơn vị từng là nhà xây dựng bất động sản hàng đầu của đất nước.

Việc làm cũng là một điểm yếu khác trong nền kinh tế Trung Quốc hiện tại, với tỉ lệ thất nghiệp ở thanh niên từ 16-24 tuổi ở mức kỷ lục 19,9% trong tháng 7, theo cơ quan thống kê Trung Quốc. Thiếu việc làm cho lao động trẻ đặt ra mối trăn trở cho giới chức khi gần 11 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học gia nhập thị trường việc làm Trung Quốc trong năm nay.

Tháng trước, Trung Quốc công bố mức tăng trưởng hằng quý yếu nhất trong 2 năm, nền kinh tế chỉ tăng 0,4% so với cùng kỳ 3 tháng của năm 2021 bởi các đợt phong tỏa ngừa COVID-19 ở những đô thị lớn.

“Tăng trưởng của Trung Quốc trong nửa cuối năm sẽ chịu ảnh hưởng đáng kể từ chiến lược "zero-COVID", vòng xoáy đi xuống của thị trường bất động sản và có khả năng tăng trưởng xuất khẩu chậm lại" - Ting Lu, nhà kinh tế trưởng về khu vực Trung Quốc của Nomura, chỉ ra.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Giá dầu thế giới lao dốc mạnh sau các dữ liệu kinh tế của Trung Quốc

Nguyễn Thúy |

Phiên giao dịch ngày 16.8 (giờ Việt Nam), giá dầu thế giới lao dốc mạnh sau dữ liệu kinh tế của Trung Quốc công bố thấp hơn dự báo bởi chính sách Zero-COVID kéo dài.

Kinh tế 24h: Giá vàng lao dốc; Trung Quốc siết quy định nhập khẩu

Khương Duy |

Trung Quốc siết quy định nhập khẩu, thủy sản Việt Nam bàn cách thích ứng; Giá dầu thế giới tiếp đà giảm; Giá vàng quay đầu... là những tin tức kinh tế đáng chú ý 24h qua.

Trung Quốc siết quy định nhập khẩu, thủy sản Việt Nam bàn cách thích ứng

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu – Ông Trần Ngọc Tuyên, Chi cục trưởng Chi cục Thú y vùng VII đề nghị các doanh nghiệp tổ chức xây dựng cơ sở, chuỗi sản xuất an toàn dịch bệnh, đáp ứng yêu cầu của các thị trường. Bởi Trung Quốc đã siết chặt quy định nhập khẩu, nếu các doanh nghiệp không chủ động sẽ khó vào thị trường Trung Quốc.

Loay hoay tìm đất an táng vì nghĩa trang cả thập kỷ nằm trên… giấy

Nguyễn Tùng - Nguyễn Hoàn |

Thái Nguyên - Quy hoạch được gần 10 năm nay nhưng nghĩa trang Tân Thành (xã Tân Lợi, Đồng Hỷ) đến giờ vẫn nằm trên giấy. Việc này dẫn tới hệ luỵ người chết cũng phải đi tìm “nơi ở" nhờ.

Đoàn cứu nạn quốc tế Việt Nam xuyên đêm tìm người bị vùi lấp tại Thổ Nhĩ Kỳ

Thế Kỷ |

Khoảng 3h sáng 11.2 (giờ Thổ Nhĩ Kỳ) đoàn công tác Cứu nạn cứu hộ của Bộ Công an Việt Nam đã đến tòa nhà bị đổ sập ở đường 531, Adiyamam Merkez (Adiyamam, Thổ Nhĩ Kỳ ). Cơ quan Ứng phó Thảm họa và Tình huống khẩn cấp Thổ Nhĩ Kỳ thông báo tại địa điểm này có 15 người bị mắc kẹt trong đống nát của tòa nhà.

Hải Phòng: Nước sinh hoạt của 2 xã đục như nước ruộng vì sự cố đường ống

Thiên Hà |

Hải Phòng - Vừa qua, Báo Lao Động nhận được phản ánh của người dân xã Tự Cường và xã Tiên Cường (huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng) về việc nước sinh hoạt của hầu hết hộ dân có tình trạng đục ngầu, chuyển sang màu nâu trong ngày 8.2, khiến họ bất an.

Trung Quốc bất ngờ lên tiếng về vụ Nord Stream

Thanh Hà |

Bộ Ngoại giao Trung Quốc bất ngờ bình luận về vụ phá hoại đường ống dẫn khí đốt Nord Stream của Nga.

Dự án chăn nuôi bò Bình Hà: Lãnh đạo bị bắt, dân ào vào chiếm đất trồng keo

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Dự án chăn nuôi bò và trồng cây nguyên liệu của Công ty cổ phần chăn nuôi Bình Hà kém hiệu quả, bỏ hoang đất nên nhiều người dân đã kéo nhau lên phát quang, cắm mốc chiếm đất để trồng keo.

Giá dầu thế giới lao dốc mạnh sau các dữ liệu kinh tế của Trung Quốc

Nguyễn Thúy |

Phiên giao dịch ngày 16.8 (giờ Việt Nam), giá dầu thế giới lao dốc mạnh sau dữ liệu kinh tế của Trung Quốc công bố thấp hơn dự báo bởi chính sách Zero-COVID kéo dài.

Kinh tế 24h: Giá vàng lao dốc; Trung Quốc siết quy định nhập khẩu

Khương Duy |

Trung Quốc siết quy định nhập khẩu, thủy sản Việt Nam bàn cách thích ứng; Giá dầu thế giới tiếp đà giảm; Giá vàng quay đầu... là những tin tức kinh tế đáng chú ý 24h qua.

Trung Quốc siết quy định nhập khẩu, thủy sản Việt Nam bàn cách thích ứng

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu – Ông Trần Ngọc Tuyên, Chi cục trưởng Chi cục Thú y vùng VII đề nghị các doanh nghiệp tổ chức xây dựng cơ sở, chuỗi sản xuất an toàn dịch bệnh, đáp ứng yêu cầu của các thị trường. Bởi Trung Quốc đã siết chặt quy định nhập khẩu, nếu các doanh nghiệp không chủ động sẽ khó vào thị trường Trung Quốc.