Dự án chăn nuôi bò Bình Hà: Lãnh đạo bị bắt, dân ào vào chiếm đất trồng keo

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Dự án chăn nuôi bò và trồng cây nguyên liệu của Công ty cổ phần chăn nuôi Bình Hà kém hiệu quả, bỏ hoang đất nên nhiều người dân đã kéo nhau lên phát quang, cắm mốc chiếm đất để trồng keo.

Ồ ạt chiếm đất

Ngày 10.2, phóng viên Báo Lao Động có mặt tại dự án chăn nuôi bò và trồng cây nguyên liệu của Công ty CP chăn nuôi Bình Hà ở xã Cẩm Mỹ (huyện Cẩm Xuyên) để ghi nhận tình trạng người dân chiếm đất của dự án này.

Một người dân ở xã Cẩm Mỹ có rừng keo cạnh dự án này cho biết, mấy ngày trước có cả hơn trăm người dân xã Cẩm Mỹ vào đây giành nhau chiếm đất của dự án Bình Hà với mục đích để trồng keo.

Tại hiện trường nơi người dân chiếm đất, nhiều cây bụi đã được phát quang và đóng cọc để làm ranh giới chia phần.

“Họ tranh giành nhau, cãi lộn suýt nữa thì đánh nhau để tranh phần chiếm đất. Tôi có nói các anh làm chi thì làm chớ mà đánh nhau thì lớ ngớ đi tù cả nút” - người dân này kể lại.

Hiện trường người dân phát quang, chiếm đất để trồng keo. Ảnh: Trần Tuấn.
Hiện trường người dân phát quang, chiếm đất để trồng keo. Ảnh: Trần Tuấn.

Người này còn kể tên được nhiều người đã phát quang để chiếm đất tại đây, trong đó riêng thôn Mỹ Phú (xã Cẩm Mỹ) đã có khoảng 20 hộ.

Phần đất mà người dân chiếm trước đây Công ty Bình Hà đã từng trồng chuối để chăn nuôi bò nhưng sau đó dự án kém hiệu quả nên hiện phần diện tích khá lớn nơi đây đang bỏ hoang.

Chính quyền vào cuộc ngăn chặn

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Võ Phi Long - Tổng Giám đốc Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà - cho biết, phần đất nhiều người dân xã Cẩm Mỹ vào phát quang, lấn chiếm của công ty tại địa bàn xã Cẩm Mỹ thuộc khoảnh 1b, 2a và khoảnh 8 Tiểu khu 31b.

“Công ty khi phát hiện đã cử cán bộ và bảo vệ đến hiện trường nhắc nhở, đình chỉ nhưng một số hộ dân vẫn cố tình vi phạm” - theo ông Long.

Người dân còn cắm mốc để dành phần đất lấn chiếm. Ảnh: Trần Tuấn.
Người dân còn cắm mốc để dành phần đất lấn chiếm. Ảnh: Trần Tuấn.

Vụ việc hiện Công ty CP chăn nuôi Bình Hà đã có văn bản báo cáo gửi chính quyền địa phương vào cuộc tuyên truyền, ngăn chặn người dân lấn chiếm đất của mình.

Ông Võ Huy Hùng - Chủ tịch UBND xã Cẩm Mỹ xác nhận có việc người dân xã Cẩm Mỹ vào phát quang, đóng cọc để chiếm đất của Công ty CP chăn nuôi Bình Hà nhằm trồng keo.

Sau khi nhận được phản ánh, xã đã cử cán bộ và công an vào kiểm tra và đã tuyên truyền, nhắc nhở để người dân không vi phạm nữa.

Hiện UBND xã Cẩm Mỹ đã giao ban công an chủ trì cùng với cán bộ ban tài nguyên và môi trường, ban cán sự các thôn kiểm tra thực địa, lập danh sách các hộ dân vi phạm, lập biên bản để xử lý vi phạm.

Trong văn bản chỉ đạo của UBND xã Cẩm Mỹ nêu, theo phản ánh của cơ quan chức năng và qua kiểm tra thực tế, hiện một số hộ dân ở thôn Mỹ Phú, Mỹ Yên, Mỹ Đông, Mỹ Sơn, Mỹ Hà đang tổ chức rào chắn, phát quang, khoanh vùng trồng cây keo tại khu vực Cơn Trường, Hà Mít, Động Sự thuộc dự án chăn nuôi bò Bình Hà. Hành vi trên là lấn chiếm đất, vi phạm pháp luật.

Dự án chăn nuôi bò Bình Hà còn bỏ hoang diện tích đất rất lớn. Ảnh: Trần Tuấn.
Dự án chăn nuôi bò Bình Hà còn bỏ hoang diện tích đất rất lớn. Ảnh: Trần Tuấn.

Dự án chăn nuôi bò và trồng cây nguyên liệu của Công ty cổ phần chăn nuôi Bình Hà được UBND tỉnh Hà Tĩnh chấp thuận chủ trương đầu tư vào tháng 4.2015. Dự án có tổng vốn đầu tư 4.582 tỉ đồng trên diện tích đất sử dụng 2.163ha tại hai huyện Kỳ Anh và Cẩm Xuyên, quy mô 254.200 con bò/năm.

Tuy nhiên, quá trình hoạt động dự án này đã xảy ra nhiều tai tiếng, thua lỗ, lãnh đạo công ty bị bắt, khởi tố. Tháng 5.2021, UBND tỉnh Hà Tĩnh chấp thuận chủ trương điều chỉnh quy mô, tái cơ cấu dự án.

Quy mô dự án giảm nuôi còn 35.000 con bò/năm, bổ sung thêm quy mô trồng các loại dứa, chuối, ngô, cây ăn quả, cỏ, dược liệu... dự kiến 934ha; diện tích đất giảm còn 1.227ha; tổng vốn đầu tư giảm còn 1.800 tỉ đồng.

TRẦN TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Tình trạng lấn chiếm đất rừng ở Di Linh, Lâm Đồng đã giảm

Phan Tuấn |

Từ đầu năm 2022 đến nay, trên địa bàn huyện Di Linh, Lâm Đồng, xảy ra 10 vụ vi phạm lâm luật, giảm 5 vụ so với cùng kỳ năm 2021.

Đồng Nai có gần 600 trường hợp lấn chiếm đất công, mới xử lý được 15 vụ

HÀ ANH CHIẾN |

ĐỒNG NAI – Ngày 30.8, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai tiến hành giám sát việc quản lý, sử dụng đất đai, xây dựng trái phép giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2021 trên địa bàn tỉnh tại trụ sở UBND tỉnh Đồng Nai.

Bình Định: Đề nghị xử lý nghiêm các trường hợp phá, lấn chiếm đất rừng

Hoài Luân |

Thời gian qua, tỉnh Bình Định xảy ra nhiều vụ phá rừng, lấn chiếm đất rừng với mức độ nghiêm trọng. Trước tình hình đó, Tổng cục Lâm Nghiệp (Bộ NN&PTNT) đề nghị tỉnh Bình Định chỉ đạo các cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra và xử lý nghiêm tình trạng trên.

Vẻ bình yên của ngôi làng cổ tích Lô Lô Chải ở Hà Giang

Mai Hương |

Ngôi làng cổ tích Lô Lô Chải trong hành trình du lịch Hà Giang ngày càng thu hút nhiều hơn sự chú ý của các bạn trẻ.

TPHCM sẽ hoàn thành Metro số 1, khởi công đường Vành đai 3 trong năm 2023

MINH QUÂN |

TPHCM - Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi cho biết, thành phố phấn đấu hoàn thành tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) và khởi công đường Vành đai 3 trong năm nay.

Chỉ thị 07 của Thủ tướng: Quản lý chặt thông tin trên báo chí, mạng xã hội

PHẠM ĐÔNG |

Chỉ thị số 07/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ làm công tác truyền thông chính sách; hướng dẫn vị trí việc làm, định mức biên chế công chức, viên chức làm công tác truyền thông.

Hà Nội: Nắp cống nhô cao bất thường “rình rập” người đi đường

Việt Dũng - Bảo Thoa |

Theo ghi nhận, tại đoạn đường Ngã 3 đường đôi (Đại Mỗ - Nam Từ Liêm) nhiều nắp cống, nắp hố ga lắp đặt nhô cao hơn mặt đường đến hơn 10cm, thậm chí có những nắp cống bị mất, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn cho người đi đường.

Hà Giang làm rõ vụ bà Hoàng Hường gọi mèn mén là cám lợn

Phong Quang |

Công an tỉnh Hà Giang, Sở Thông tin và Truyền thông đang phối hợp với các cơ quan chức năng làm rõ thông tin vụ việc bà Hoàng Thị Hường gọi người kinh doanh dịch vụ ở Dốc Thẩm Mã là những người ăn xin và gọi mèn mén là cám lợn.

Tình trạng lấn chiếm đất rừng ở Di Linh, Lâm Đồng đã giảm

Phan Tuấn |

Từ đầu năm 2022 đến nay, trên địa bàn huyện Di Linh, Lâm Đồng, xảy ra 10 vụ vi phạm lâm luật, giảm 5 vụ so với cùng kỳ năm 2021.

Đồng Nai có gần 600 trường hợp lấn chiếm đất công, mới xử lý được 15 vụ

HÀ ANH CHIẾN |

ĐỒNG NAI – Ngày 30.8, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai tiến hành giám sát việc quản lý, sử dụng đất đai, xây dựng trái phép giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2021 trên địa bàn tỉnh tại trụ sở UBND tỉnh Đồng Nai.

Bình Định: Đề nghị xử lý nghiêm các trường hợp phá, lấn chiếm đất rừng

Hoài Luân |

Thời gian qua, tỉnh Bình Định xảy ra nhiều vụ phá rừng, lấn chiếm đất rừng với mức độ nghiêm trọng. Trước tình hình đó, Tổng cục Lâm Nghiệp (Bộ NN&PTNT) đề nghị tỉnh Bình Định chỉ đạo các cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra và xử lý nghiêm tình trạng trên.