Thay đổi khí hậu ở Amazon trực tiếp ảnh hưởng tới nơi cách xa 20.000km

Thanh Hà |

Khí hậu cực đoan ở rừng nhiệt đới Amazon đang ảnh hưởng trực tiếp đến cao nguyên Tây Tạng. Khu vực Himalaya rất quan trọng với an ninh nguồn nước của hàng triệu người đã gần đến một "điểm tới hạn" có nguy cơ xảy ra thảm hoạ.

Ô nhiễm làm nóng Trái đất từ những hoạt động của con người đang làm tăng nhiệt độ toàn cầu và các nhà khoa học cho biết, điều này đang đẩy những hệ sinh thái quan trọng và toàn bộ khu vực tới những thay đổi không thể đảo ngược.

Những khu vực dễ bị tổn thương bao gồm các tảng băng ở hai cực đang tan chảy có thể khiến mực nước biển dâng cao hàng mét, cùng với đó, ở lưu vực sông Amazon - nơi vốn có các khu rừng nhiệt đới có nguy cơ biến thành savan (thảm thực vật nhiệt đới có cỏ chiếm ưu thế).

Câu hỏi đặt ra là, "điểm tới hạn khí hậu" của một địa điểm có thể dẫn tới hiệu ứng domino với một khu vực khác hay không? Nghiên cứu gần đây cho thấy, điều này đã xảy ra.

Các nhà khoa học ở Trung Quốc, Châu Âu và Israel báo cáo trên Tạp chí Nature Climate Change hồi đầu tháng 1.2023 rằng, những thay đổi khí hậu ở lưu vực sông Amazon có tác động dây chuyền đến cao nguyên Tây Tạng cách đó 20.000km.

Đồng tác giả Jurgen Kurths từ Viện Nghiên cứu Tác động Khí hậu Potsdam cho hay: “Chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy mức độ cực đoan của khí hậu ở Amazon có mối liên hệ chặt chẽ với khí hậu cực đoan ở Tây Tạng".

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu nhiệt độ gần bề mặt toàn cầu trong 40 năm qua để phác hoạ ra lộ trình liên kết khí hậu. Chúng trải dài từ Nam Mỹ đến Nam Phi, đến Trung Đông và cuối cùng là cao nguyên Tây Tạng.

Trong nghiên cứu, các nhà khoa học sau đó sử dụng mô phỏng máy tính để theo dõi sự nóng lên toàn cầu có thể thay đổi các liên kết đường dài này như thế nào đến năm 2100.

Nhóm nghiên cứu phát hiện ra khi nhiệt độ ở Amazon ấm lên, nhiệt độ cũng tăng lên ở Tây Tạng. Nhưng khi lượng mưa tăng lên ở rừng nhiệt đới Nam Mỹ, thì lượng tuyết rơi lại giảm đi ở vùng Himalaya - nơi thường được gọi là "cực thứ ba" của Trái đất.

Cháy rừng Amazon ở Novo Progresso, Brazil. Ảnh: AFP
Cháy rừng Amazon ở Novo Progresso, Brazil. Ảnh: AFP

Sử dụng dữ liệu về độ phủ của tuyết, các nhà khoa học cũng phát hiện ra cảnh báo sớm rằng cao nguyên Tây Tạng đang tiến gần đến điểm tới hạn của khu vực này từ năm 2008.

Cao nguyên Tây Tạng cung cấp tỉ lệ đáng kể nhu cầu nước của gần 2 tỉ người trên khắp Nam Á, Đông Nam Á và Trung Quốc.

Nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature Climate Change năm ngoái cho biết, biến đổi khí hậu có thể làm cạn kiệt nguồn dự trữ nước trên mặt đất ở cao nguyên Tây Tạng, điều này cuối cùng có thể đe dọa nguồn nước ở hạ lưu.

Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra xu hướng nóng lên trong những thập kỷ gần đây ở khu vực - chẳng hạn như vùng Bắc Cực - đang nóng lên nhanh hơn từ 2-3 lần so với mức trung bình toàn cầu.

Các nhà nghiên cứu lưu ý, dù nghiên cứu nhận thấy nguy cơ đợt tới hạn tăng cao nhưng không có khả năng toàn bộ hệ thống khí hậu sẽ chuyển sang một trạng thái mới.

"Tuy nhiên, theo thời gian, các sự kiện tới hạn ở tiểu lục địa có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ xã hội và đe dọa các phần quan trọng của sinh quyển. Đây là rủi ro mà chúng ta nên tránh" - đồng tác giả Hans Joachim Schellnhuber nói.

Để tránh những tác động tồi tệ nhất của sự nóng lên, các quốc gia đã nhất trí giữ nhiệt độ không tăng vượt quá ngưỡng dưới 2 độ C kể từ giữa những năm 1900 và tốt nhất là dưới 1,5 độ C.

Để đạt được điều đó, lượng khí thải nhà kính làm nóng hành tinh, chủ yếu từ nhiên liệu hóa thạch, phải giảm khoảng 45% so với mức của năm 2020 vào cuối thập kỷ này và bằng không vào giữa thế kỷ này, theo cơ quan tư vấn khoa học khí hậu của Liên Hợp Quốc.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Brazil bán NFT để bảo tồn rừng Amazon

Anh Vũ |

Các NFT đại diện cho các khu vực khác nhau trong rừng Amazon đã được bán để gây quỹ bảo tồn rừng.

Thế giới động vật: Tìm thấy loài ếch mới kỳ lạ trong rừng Amazon

Nguyễn Hạnh |

Một loài ếch mới kỳ lạ với chiếc mũi giống lợn vòi đã được phát hiện trong rừng nhiệt đới Amazon nhờ tiếng kêu "bíp" của nó. 

Nắng nóng kỷ lục dẫn đến cháy rừng Amazon ở Colombia

Anh Vũ |

Nhiệt độ tại Colombia đã đạt mức kỷ lục trong vòng 10 năm, khiến một số khu vực trong rừng nhiệt đới Amazon ở nước này xảy ra cháy.

WHO khuyến cáo mới nhất về COVID-19

Khánh Minh |

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết giai đoạn khẩn cấp của đại dịch COVID-19 vẫn chưa kết thúc.

Lại xuất hiện clip triệu view tố cân hải sản gian lận ở làng chài Mũi Né

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Sau kì nghỉ Tết Quý Mão, lại xuất hiện một clip được đăng tải lên mạng xã hội TikTok nhằm cảnh báo tình trạng bán hải sản dùng cân không chuẩn tại chợ làng chài Mũi Né, phường Mũi Né, Phan Thiết (Bình Thuận).

Ông Trump nói có thể giải quyết xung đột Nga-Ukraina trong 24 giờ

Song Minh |

Cựu Tổng thống Donald Trump cho biết, ông có thể giải quyết cuộc xung đột Nga-Ukraina "trong 24 giờ", khi phát biểu tại buổi khai mạc chiến dịch tranh cử tổng thống hôm 28.1.

Cá lóc nướng tăng giá cận ngày vía Thần Tài

Phương ngân |

TPHCM – Cận ngày vía Thần Tài (mùng 10 tháng Giêng), tuyến phố bán cá lóc nướng lớn nhất TPHCM bắt đầu nhộn nhịp “vào mùa”. Trong dịp này, giá cá lóc nướng bắt đầu tăng do giá cá nhập vào tăng hơn năm trước.

Nhà đầu tư nước ngoài lạc quan về thị trường chứng khoán Việt Nam

Gia Miêu |

Không chỉ đẩy mạnh giải ngân cổ phiếu trong thời gian qua, một số tín hiệu cho thấy dòng tiền của nhà đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục chảy vào thị trường chứng khoán trong năm 2023.

Brazil bán NFT để bảo tồn rừng Amazon

Anh Vũ |

Các NFT đại diện cho các khu vực khác nhau trong rừng Amazon đã được bán để gây quỹ bảo tồn rừng.

Thế giới động vật: Tìm thấy loài ếch mới kỳ lạ trong rừng Amazon

Nguyễn Hạnh |

Một loài ếch mới kỳ lạ với chiếc mũi giống lợn vòi đã được phát hiện trong rừng nhiệt đới Amazon nhờ tiếng kêu "bíp" của nó. 

Nắng nóng kỷ lục dẫn đến cháy rừng Amazon ở Colombia

Anh Vũ |

Nhiệt độ tại Colombia đã đạt mức kỷ lục trong vòng 10 năm, khiến một số khu vực trong rừng nhiệt đới Amazon ở nước này xảy ra cháy.