Tết cổ truyền nơi đất khách: Những người con luôn hướng về nguồn cội

Bảo Châu |

Mỗi dịp Tết đến xuân về, trong lòng những người con xa xứ lại dâng trào nỗi nhớ quê hương, nhớ gia đình, làng xóm. Thế nên, ở nơi viễn xứ, họ vẫn cố gắng chuẩn bị cho gia đình một cái Tết đúng nghĩa theo phong tục cổ truyền của người Việt Nam.

Đã tròn 10 năm kể từ khi hai vợ chồng chị Phạm Quỳnh Mai chuyển đến sinh sống và làm việc tại Nhật Bản. Cô con gái nhỏ nhà chị Mai, tên thường gọi ở nhà là bé Miu, hiện đã được 8 tuổi. Bình thường, cả gia đình đều bận rộn với guồng quay cuộc sống, cha mẹ đi làm, con đi học, nhưng thỉnh thoảng anh chị vẫn cố gắng thu xếp để đưa con về Việt Nam thăm ông bà, họ hàng, đi du lịch để con biết và thêm gắn bó với quê hương. Bé Miu cũng có cơ hội đón vài cái Tết ở Việt Nam.

Tuy nhiên, hai năm gần đây, do tình hình dịch bệnh COVID-19 ở Nhật Bản và Việt Nam diễn biến phức tạp, việc đi lại khó khăn hơn, gia đình chị Mai đành ở lại Nhật ăn tết.

 
 
Cành đào và mâm ngũ quả ngày tết nhà chị Phạm Quỳnh Mai. Ảnh: NVCC

Chị Mai chia sẻ: "Người Nhật không đón Tết Nguyên đán như người Việt Nam, họ ăn Tết dương lịch trong một kỳ nghỉ kéo dài từ 7-10 ngày. Vậy nên vào dịp Tết của người Việt Nam, hầu như tất cả mọi người đều không được nghỉ, vẫn phải đi làm, đi học như bình thường. Nhiều người Việt Nam ở Nhật đã tranh thủ đi chơi, thăm hỏi theo lịch của người dân bản xứ. Nhưng để con không bị thiệt thòi, tôi vẫn cố gắng chuẩn bị một cái Tết tươm tất theo đúng phong tục cổ truyền dân tộc với bánh chưng, giò chả, bánh kẹo, mứt tết, hoa đào và không quên mừng tuổi năm mới bằng một phong bao đỏ thắm''.

Theo lời kể của chị Mai, những gia đình người Việt ở Nhật như gia đình chị đều cố gắng sắm sửa các món đồ Tết truyền thống. Tùy vào điều kiện kinh tế từng nhà mà chuẩn bị nhiều hay ít. Về cơ bản, mọi người vẫn tổ chức đón giao thừa đúng ngày nhưng tranh thủ ngày cuối tuần mới có thể tập trung người quen, bạn bè cùng nhau ăn uống, chúc tụng hoặc rủ nhau đi chơi, lên chùa.

Các nhóm cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở Nhật Bản cũng tổ chức nhiều sự kiện đông vui xôm tụ như gói bánh chưng, văn nghệ đón Tết... thu hút đông đảo mọi người tham gia. Ở nơi xứ người, những hoạt động như vậy thực sự ý nghĩa, giúp những người con xa quê xích lại gần nhau hơn, vơi bớt đi nỗi nhớ nhà.

 
Tết cổ truyền người Việt không thể thiếu mứt tết, bánh chưng xanh. Ảnh: NVCC

Từ trước Tết, hai mẹ con chị Mai đã rủ nhau đi chợ sắm đồ. Cùng là nước Châu Á, Nhật Bản có nhiều nét tương đồng với văn hóa Việt Nam nên việc mua sắm khá dễ dàng, mọi thứ đều đầy đủ và dễ kiếm. Cả nhà tranh thủ dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa. Miu giúp mẹ cắm hoa, làm thiệp tết trong khi mẹ gói nem, làm thịt đông, canh miến.

 
Miu giúp mẹ cắm hoa. Ảnh: NVCC
 
Con khéo tay tự làm thiệp chúc tết. Ảnh: NVCC

Đêm giao thừa, cả gia đình 3 người nhà chị Mai quây quần bên mâm cỗ đủ đầy, ấm cúng và gọi điện thăm hỏi, chúc Tết người thân ở Việt Nam. Sáng mùng 1 âm lịch, cả nhà sẽ kéo nhau lên chùa cầu may mắn cho năm mới.

"Những dịp Tết như thế này là cơ hội để những người Việt Nam xa quê như gia đình chúng tôi nhớ về quê hương, bản quán. Con gái tôi rất háo hức chờ đến Tết được mặc áo dài, nhận phong bao lì xì và ăn món ăn truyền thống Việt. Tôi rất vui vì con gái mình lớn lên ở Nhật nhưng vẫn hiểu biết và lưu giữ phong tục, tập quán người Việt Nam" - chị Phạm Quỳnh Mai cho hay.

 
Từ nhỏ lớn lên ở Nhật Bản nhưng bé Miu vẫn hiểu rõ phong tục quê hương. Ảnh: NVCC
Bảo Châu
TIN LIÊN QUAN

Tết của người Việt ở nước ngoài nhớ về Hà Nội

Anh Thư - Linh Simpson |

Những người Việt ở Singapore gửi cho Lao Động những hoài niệm và nhung nhớ về Tết Hà Nội trong một năm vì dịch bệnh mà phải đón Tết xa nhà.

Cô dâu Việt ở Đài Loan (Trung Quốc): Tết là sum họp và sẻ chia

Thanh Hà |

Sinh sống ở Đài Loan (Trung Quốc) 10 năm qua, Tết Nguyên đán với Nguyễn Thu Hằng luôn không thiếu hương vị bánh chưng và những người thân, bạn bè.

Người Việt ở Singapore: “Tết ở bàn tay và ở trong tim”

Lê Thị Quỳnh Chi |

Đối với chị Lê Thị Quỳnh Chi, người Việt Nam ở Singapore, dù có lớn lên và đi xa đến đâu, vẫn không quên màu Tết, mùi Tết và hương vị Tết quê nhà.

Công đoàn tặng thêm quà Tết cho 2.000 công nhân

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Ngoài phần quà đã thống nhất tặng trước đó là 450.000 đồng/suất, Công đoàn cơ sở Công ty TNHH S.M (TP Thuận An, Bình Dương) bố trí thêm nguồn lực tại chỗ, tặng thêm mỗi công nhân 100.000 đồng. Nhờ đó, 2.000 công nhân trước đó không nhận quà Tết ở Công ty TNHH S.M sẽ nhận quà vào ngày 29.1.

Dự kiến phát ấn đền Trần Nam Định cho người dân vào sáng 25.2

Lương Hà |

Nam Định - Lễ hội Khai Ấn đền Trần xuân Giáp Thìn 2024 tại Nam Định sẽ được tổ chức từ ngày 20 - 25.2 (tức ngày 11 - 16 tháng Giêng). Ban tổ chức dự kiến phát ấn cho nhân dân và du khách từ 5h sáng ngày 25.2.

Giờ thứ 9: Cặp đôi ngược tính - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Một chàng trai đồng tính cố tình kết hôn với cô gái hàng xóm dù không có tình yêu vì áp lực của gia đình. Sau khi kết hôn, vợ của anh ta lại tiết lộ một bí mật động trời mà cô đã giấu kín bấy lâu nay. Cuộc hôn nhân này sẽ đi về đâu?

Rút ví trăm triệu, đại gia vẫn không mua được đào Thất Thốn cổ

Thảo Trang |

Những gốc đào Thất Thốn có tuổi đời lên đến hàng chục năm, mang vẻ đẹp riêng biệt đã xuống phố đón Tết. Tuy nhiên, các nhà vườn chỉ cho thuê chứ không bán, giá dao động từ 15 - 80 triệu đồng/cây.

Lên vùng cao đi chợ Xuân ở xã vùng 3 duy nhất của TP Hoà Bình

Đinh Đại |

Phiên chợ Xuân ở xã Độc Lập, xã vùng 3 duy nhất của TP Hòa Bình vừa đạt chuẩn nông thôn mới được tổ chức với nhiều gian hàng và hoạt động hấp dẫn mang đậm bản sắc vùng cao.

Tết của người Việt ở nước ngoài nhớ về Hà Nội

Anh Thư - Linh Simpson |

Những người Việt ở Singapore gửi cho Lao Động những hoài niệm và nhung nhớ về Tết Hà Nội trong một năm vì dịch bệnh mà phải đón Tết xa nhà.

Cô dâu Việt ở Đài Loan (Trung Quốc): Tết là sum họp và sẻ chia

Thanh Hà |

Sinh sống ở Đài Loan (Trung Quốc) 10 năm qua, Tết Nguyên đán với Nguyễn Thu Hằng luôn không thiếu hương vị bánh chưng và những người thân, bạn bè.

Người Việt ở Singapore: “Tết ở bàn tay và ở trong tim”

Lê Thị Quỳnh Chi |

Đối với chị Lê Thị Quỳnh Chi, người Việt Nam ở Singapore, dù có lớn lên và đi xa đến đâu, vẫn không quên màu Tết, mùi Tết và hương vị Tết quê nhà.