Tết của người Việt ở nước ngoài nhớ về Hà Nội

Anh Thư - Linh Simpson |

Những người Việt ở Singapore gửi cho Lao Động những hoài niệm và nhung nhớ về Tết Hà Nội trong một năm vì dịch bệnh mà phải đón Tết xa nhà.

Nguyễn Anh Thư - giáo viên dạy Yoga: "Tết thiêng liêng trong tim"

Đã xa quê hương hơn 20 năm có lẻ, không phải lần đầu tiên đón Tết xa nhà, nhưng chưa lần nào tôi cảm thấy nhớ nhung và chống chếnh như lần này. Vì đã hơn 1 năm qua, gia đình tôi không về thăm Việt Nam được và cũng không mời ông bà qua chơi được.

Nhớ thời tiết xuân se lạnh của Hà Nội, nhớ chợ hoa tràn ngập đào, quất, thược dược, nhớ vườn đào Nhật Tân, Hồ Gươm chiều 30 Tết, nhớ mùi hương trầm, nhớ nhiều món ăn Việt, nhưng hơn hết là nhớ và lo cho bà ngoại và bố mẹ tuổi đã cao, sức khoẻ ngày một yếu đi, năm nay không được đoàn tụ ngày Tết với các con các cháu.

Mọi năm, cứ đến độ giữa tháng Chạp là gia đình chúng tôi đã rộn ràng chuẩn bị sắp xếp vali, mua quà cáp và háo hức đếm ngược mong đến ngày được về Việt Nam ăn Tết cùng ông bà và gia đình nội ngoại 2 bên.

Ảnh: Angie Nguyen
Các con trong trang phục áo dài truyền thống đón Tết xa nhà. Ảnh: Anh Thư

Tết với chúng tôi không chỉ là dịp đoàn tụ gia đình để cả nhà được gặp gỡ quây quần chúc nhau năm mới tốt lành, Tết cũng là dịp cho các cháu nhỏ sinh ra ở nước ngoài có dịp được tận mắt trải nghiệm và học hỏi để biết những phong tục tập quán của quê hương bản xứ.

Các cháu mong ngóng được về quê xem gói và luộc bánh chưng, háo hức đi chợ hoa, học cách bày mâm ngũ quả trên bàn thờ, cách sắp mâm cỗ Tết, nếm thử những vị mứt truyền thống của Việt Nam và vui nhất là quây quần bên họ hàng ngày mùng 1 Tết.

Bởi vậy, mọi năm dù bận rộn đến mấy, gia đình chúng tôi đều lên kế hoạch đặt vé về Tết từ 4-5 tháng trước cho chủ động. Năm nay do tình hình dịch bệnh COVID-19, chúng tôi không về nhà được và cũng không có ai bạn bè người thân đi du lịch để gửi đồ qua, nên phải tìm cách mua sắm đồ Tết theo đường khác và lên kế hoạch cùng nhau chuẩn bị Tết để các con các cháu vẫn cảm nhận được cái Tết truyền thống của Việt Nam.

Cũng may là dù hạn chế về đi lại du lịch nhưng hàng tuần Singapore vẫn có chuyến bay chở hàng qua lại từ Việt Nam nên chúng tôi có thể dễ dàng đặt mua những đồ dùng cần thiết từ Việt Nam như măng khô, rau thơm, gấc, bánh chưng, giò, mứt Tết để chuẩn bị đón Tết cho đầy đủ. Tiền cước vận chuyển hàng không hề rẻ nhưng ai cũng sẵn sàng chi để có cái Tết chu đáo và vơi bớt nỗi nhớ nhà.

Cắm đào đón Tết. Ảnh: Angie Nguyen
Cắm đào đón Tết. Ảnh: Anh Thư

Chúng tôi cũng tìm hiểu những khu chợ Tết của người Hoa bán đồ trang trí, mách cho nhau những chỗ bán hoa đào và quất đẹp để trang trí nhà cửa. Đào của Trung Quốc trông cũng khá giống của Việt Nam. Chỉ khác là đào Việt Nam gặp thời tiết nóng thì nở tưng bừng, còn đào Trung Quốc phải đắp đá lạnh thì mới ra hoa.

Do COVID-19 không được tụ tập đông người nên chúng tôi cũng chia thành những nhóm nhỏ (không quá 8 người) để gói bánh chưng, gói giò lụa. Ngày cuối tuần, chúng tôi tranh thủ tụ họp nấu những bữa cơm với những món ăn truyền thống để vơi bớt nỗi nhớ nhà, và trẻ con có môi trường thực hành nói tiếng Việt, xem những chương trình ca nhạc quê hương...

Quanh năm bận rộn công việc nên thời gian trôi nhanh, nhưng Tết bao giờ cũng là lúc con người ta tạm dừng công việc, lắng lại để hướng về quê hương. Tết với chúng tôi luôn là thời khắc thiêng liêng trong tim. Tết xa nhà, thật không dễ dàng gì với những người con xa xứ, nhưng chúng tôi vẫn cố gắng trong khả năng có thể để tự tạo niềm vui với gia đình nhỏ của mình, với bạn bè và để các cháu nhỏ biết được nguồn cội, tự hào là người Việt Nam.

Linh Simpson - nhân viên Sumitomo Mitsui Singapore: "Chia sẻ nỗi nhớ quê hương với cộng đồng"

Năm nay không phải là năm đầu tiên gia đình tôi ăn Tết xa Hà Nội nhưng những năm trước, nếu không về được Việt Nam thì mẹ tôi cũng qua ăn Tết và chuẩn bị Tết cùng con cháu. Riêng năm nay do tình hình COVID-19 không thể đi lại được nên là năm đầu tiên gia đình nhỏ của tôi chính thức phải tự lực cánh sinh chuẩn bị và đón Tết phương xa.

Nhớ nhà, nhớ quê, phần nữa vì con gái tôi mang hai dòng máu nên tôi mong muốn cháu luôn hiểu rõ nguồn cội, nơi cha sinh mẹ đẻ có phong tục tập quán như thế nào nên tôi cũng cố gắng sắp xếp chuẩn bị Tết khá đầy đủ.

Ảnh: NVCC
"Con gái của tôi mang hai dòng máu nên tôi muốn cháu hiểu rõ nguồn cội". Ảnh: Linh Simpson

Nào là áo dài hoa cho mẹ và con gái để xúng xính đi chợ Hoa Thompson 27 Tết để lựa đào, quất về chưng, nào là hào hứng cùng với chị em trong cộng đồng chuẩn bị gửi các đồ trang trí tết con Trâu, các loại thực phẩm như giò, chả, bánh chưng, mứt tết truyền thống sang để ăn Tết.

Rồi cũng xốn xang chia sẻ sắm sanh, bàn kế hoạch nấu xôi gấc, nấu canh măng để tất niên chia cho mỗi nhà một ít để thắp hương giao thừa gọi là có chút lộc xuân.

Xa nhà, vẫn nhớ lắm cái lạnh, cái ẩm của xuân Hà Nội, nhớ lắm lần nào về cũng nhất định phải đi chợ hoa đêm Nhật Tân, nhớ lắm được gặp gỡ gia đình bạn bè thân thiết hỏi thăm nhau có khỏe không? Nhưng biết sao được, dù sao trong hoàn cảnh hiện nay dù không thể về, tôi cũng như gia đình và bạn bè vẫn luôn cất giữ nỗi nhớ quê hương, gia đình ở trong tim và cùng chia sẻ nỗi nhớ ấy với cộng đồng bằng hành động để cùng nhau có một cái Tết ấm no, sum vầy.

Mong dịch bệnh nhanh chóng được kiểm soát để chúng tôi được sớm về thăm quê.

Anh Thư - Linh Simpson
TIN LIÊN QUAN

Huấn luyện viên Troussier ra mắt vào ngày 27.2

AN NGUYÊN |

Lễ ra mắt tân huấn luyện viên trưởng đội tuyển quốc gia và U23 Việt Nam - ông  Philippe Troussier sẽ diễn ra vào ngày 27.2 tới đây.

Bóng đá nam SEA Games 32: Cơ hội và thách thức cho U22 Việt Nam

AN NGUYÊN |

Quy định không sử dụng cầu thủ quá tuổi ở môn bóng đá nam tại SEA Games 32 vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho U22 Việt Nam.

Số phận của hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân cuối cùng giữa Nga - Mỹ

Khánh Minh |

Nga tuyên bố đình chỉ New START - hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân cuối cùng với Mỹ nhằm ngăn chặn ngày tận thế hạt nhân.

Bất bình chó thả rông công viên, không rọ mõm, không ai xử phạt

MINH HÀ - HÀ CHI |

Theo ghi nhận tại một số địa điểm công cộng ở Hà Nội như công viên Thống Nhất, bãi đất trống khu vực Hồ Tây mặc dù đã có biển cảnh báo cấm chó thả rông tuy nhiên tình trạng này vẫn diễn ra khiến người dân không khỏi bất an, lo lắng.

Xét xử cựu thiếu tá công an làm giả quyết định khởi tố

Anh Tú |

TPHCM - Sáng 22.2, TAND TPHCM  đưa ra xét xử sơ thẩm bị cáo Nguyễn Tuấn Thanh - cựu thiếu tá, điều tra viên thuộc Phòng Cảnh sát hình sự (PC02) Công an TPHCM về tội 'giả mạo trong công tác'.

Một nghìn lẻ một tranh chấp phổ biến trong quản lý chung cư

ĐỨC MẠNH |

Hiệp hội Bất động sản Việt Nam thống kê hiện có 129/845 tòa nhà, cụm tòa chung cư tại Hà Nội có tranh chấp, khiếu kiện trong khi con số trên tại TPHCM là 105/935.

Mạnh tay với “ma men”: Giới thiệu là em Phó Chủ tịch huyện cũng không thoát

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội đang tăng cường các biện pháp kiểm soát, xử lý nghiêm vi phạm quy định về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông nhằm hình thành thói quen “Đã uống rượu bia - không lái xe”.

Dự kiến Sử thành môn thi tốt nghiệp THPT bắt buộc: Học sinh nửa mừng nửa lo

Đức Trung - Ngọc Chi |

Thông tin dự kiến đưa Lịch sử thành môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cũng nhận được sự quan tâm lớn từ phía các học sinh. Dù vẫn còn nhiều lo lắng vì áp lực tăng thêm nhưng nhiều học sinh cũng đã sẵn sàng thay đổi phương pháp học sử để có được kết quả tốt nhất.