Tài xế xe tải Hàn Quốc đình công, chuỗi cung ứng hàng hóa nguy cơ đứt gãy

Thanh Hà |

Chính phủ Hàn Quốc ngày 29.11 lệnh cho tài xế xe tải ngành ximăng trở lại làm việc sau cuộc đình công kéo dài 6 ngày. Quy định này có hiệu lực ngay lập tức. Chính phủ có thể tước giấy phép lái xe nếu các tài xế không tuân thủ và những tài xế đình công có thể bị phạt tới 30 triệu won (22.500USD) hoặc tối đa 3 năm tù.

Yêu cầu đảm bảo phí vận chuyển tối thiểu

Lệnh yêu cầu tài xế xe tải ngành ximăng được thông qua trong một cuộc họp nội các do Tổng thống Yoon Suk-yeol triệu tập và nhắm vào khoảng 2.500 tài xế xe tải chở ximăng trong số những tài xế xe tải ở nhiều lĩnh vực tham gia biểu tình.

Theo Tổng thống Yoon Suk-yeol, cuộc đình công của tài xế xe tải đang đe dọa "tàn phá nền tảng các ngành công nghiệp" Hàn Quốc bởi chậm trễ vận chuyển vật liệu như ximăng và thép đến các công trường xây dựng và nhà máy.

Giới chức Hàn Quốc nhấn mạnh, lệnh này được ban hành trước tiên cho các tài xế xe tải ximăng vì ngành xây dựng bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cuộc đình công. Bộ trưởng Tài chính Choo Kyung-ho cho biết, các lô hàng ximăng đã giảm hơn 90% kể từ khi bắt đầu cuộc đình công và khoảng một nửa số công trường xây dựng của đất nước bị gián đoạn.

Khoảng 25.000 tài xế xe tải là thành viên của Công đoàn Đoàn kết Tài xế Xe tải chở hàng đã đình công từ 24.11 trong đợt đình công toàn quốc lần thứ 2 kể từ tháng 6 năm nay nhằm kêu gọi chính phủ thiết lập một hệ thống giá cước vận chuyển tối thiểu vĩnh viễn khi hệ thống hiện hành sẽ hết hạn vào cuối năm 2022. Theo các tài xế xe tải, mức phí tối thiểu là rất quan trọng với tài chính và sự an toàn của họ, nếu không, họ buộc phải tăng cường giao hàng và lái xe nguy hiểm để kiếm sống. Trong khi đó, có khoảng 700 người chết trong các vụ tai nạn xe tải mỗi năm ở Hàn Quốc.

Theo Bộ Giao thông Vận tải Hàn Quốc, một tài xế xe tải chở ximăng được trả tối thiểu 778.100 won (586,32USD) cho chuyến khứ hồi 800km giữa Busan và Seoul. Tuy nhiên, các tổ chức kinh doanh cho rằng nên chấm dứt các khoản giá tối thiểu vì chúng làm tăng chi phí cho doanh nghiệp và làm suy yếu khả năng cạnh tranh của Hàn Quốc trên thị trường toàn cầu.

Sức ép với chuỗi cung ứng

Reuters chỉ ra, cuộc đình công làm gián đoạn hoạt động công nghiệp vào thời điểm nền kinh tế lớn thứ tư Châu Á, vốn phụ thuộc vào xuất khẩu, phải đối mặt với mức tăng trưởng thấp hơn dự kiến ​​trong năm sau, với việc ngân hàng trung ương đã hạ dự báo tăng trưởng năm 2023 từ 2,1% xuống 1,7%.

Bộ trưởng Nội vụ và An toàn Lee Sang-min cho biết, cuộc đình công ước tính gây thiệt hại cho nền kinh tế 300 tỉ won (224 triệu USD) mỗi ngày. Dù vậy, AP nhận định, thiệt hại của cuộc đình công cho đến nay cơ bản chỉ giới hạn ở các ngành công nghiệp ở Hàn Quốc và chưa có báo cáo nào về sự gián đoạn đáng kể với các mặt hàng xuất khẩu chính như chip máy tính và ôtô.

Bộ Giao thông Vận tải Hàn Quốc thông tin, lưu lượng container tại các cảng là 21% so với mức bình thường vào lúc 10h ngày 28.11, so với mức 49% của ngày 25.11. Theo bộ này, ngành thép đã giảm hơn một nửa sản lượng còn 22.000 tấn trong ngày 27.11, giảm so với mức trung bình thông thường là 46.000 tấn.

Một số trạm xăng ở Hàn Quốc có thể hết xăng và dầu hỏa vào đầu tuần này, đặc biệt là ở các thành phố lớn, mặc dù nguồn cung đã được đảm bảo trước cuộc đình công. Đó là bởi vì khoảng 70% đến 80% tài xế xe tải cho các nhà máy lọc dầu lớn, như SK Energy của SK Innovation và S-Oil Corp là thành viên công đoàn đang đình công.

Theo Yonhap, kể từ tuần trước, 259 trong số 459 công trường xây dựng đã tạm dừng bêtông trộn sẵn. Hiệp hội Ximăng Hàn Quốc chỉ ra, ngành ximăng ước tính tổng thiệt hại sản lượng là khoảng 46,4 tỉ won (35 triệu USD) tính đến 26.11, với các lô hàng giảm tới 9% so với mức thông thường.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Chiến sự Ukraina thúc đẩy ngành công nghiệp vũ khí Hàn Quốc

Ngọc Vân |

Ngành công nghiệp vũ khí của Hàn Quốc được thúc đẩy bởi cuộc xung đột Nga - Ukraina trong bối cảnh Seoul đặt mục tiêu lọt vào top 4 nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới.

Không phạt tiền với lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc về nước

ANH THƯ |

Hàn Quốc cũng có chính sách ưu đãi đối với người nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước.

Hải Phòng: 30 doanh nghiệp Hàn Quốc ký thỏa ước lao động tập thể

Mai Chi |

Công đoàn Khu kinh tế Hải Phòng vừa tổ chức Hội nghị ký kết Thỏa ước Lao động tập thể với 30 doanh nghiệp Hàn Quốc tại Khu công nghiệp Tràng Duệ (huyện An Dương, Hải Phòng) giai đoạn 2022 - 2025.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Chiến sự Ukraina thúc đẩy ngành công nghiệp vũ khí Hàn Quốc

Ngọc Vân |

Ngành công nghiệp vũ khí của Hàn Quốc được thúc đẩy bởi cuộc xung đột Nga - Ukraina trong bối cảnh Seoul đặt mục tiêu lọt vào top 4 nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới.

Không phạt tiền với lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc về nước

ANH THƯ |

Hàn Quốc cũng có chính sách ưu đãi đối với người nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước.

Hải Phòng: 30 doanh nghiệp Hàn Quốc ký thỏa ước lao động tập thể

Mai Chi |

Công đoàn Khu kinh tế Hải Phòng vừa tổ chức Hội nghị ký kết Thỏa ước Lao động tập thể với 30 doanh nghiệp Hàn Quốc tại Khu công nghiệp Tràng Duệ (huyện An Dương, Hải Phòng) giai đoạn 2022 - 2025.