Chiến sự Ukraina thúc đẩy ngành công nghiệp vũ khí Hàn Quốc

Ngọc Vân |

Ngành công nghiệp vũ khí của Hàn Quốc được thúc đẩy bởi cuộc xung đột Nga - Ukraina trong bối cảnh Seoul đặt mục tiêu lọt vào top 4 nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới.

Tham vọng của Hàn Quốc

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đặt mục tiêu Hàn Quốc tăng 4 bậc để trở thành nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ tư thế giới.

“Bằng cách lọt vào top 4 nước xuất khẩu quốc phòng hàng đầu thế giới sau Mỹ, Nga và Pháp, ngành công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc sẽ trở thành một trong những ngành công nghiệp quốc phòng hàng đầu” - CNN dẫn lời Tổng thống Yoon Suk-yeol nói.

Để làm được điều đó, Hàn Quốc sẽ phải bán vũ khí nhiều hơn Vương quốc Anh, Italia, Đức và Trung Quốc - quốc gia nắm giữ 4,6% thị trường xuất khẩu vũ khí trong giai đoạn 2017-2021, theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI).

Đó không phải là nhiệm vụ dễ dàng, nhưng Seoul đã đi đúng hướng. Từ năm 2012 đến 2016, Hàn Quốc chỉ chiếm 1% thị trường xuất khẩu vũ khí toàn cầu, nhưng đã tăng hơn gấp đôi trong khoảng thời gian 5 năm sau đó, chiếm 2,8% - cho đến nay là mức tăng lớn nhất trong số 25 nhà xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới.

Theo Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc, nước này đã bán số vũ khí trị giá 7 tỉ USD ra nước ngoài trong năm 2021.

Xuất khẩu vũ khí của Hàn Quốc đã tăng vọt trong những năm gần đây, nhưng nước này đã xây dựng ngành công nghiệp vũ khí của mình trong nhiều thập kỷ.

Theo SIPRI, tính đến năm 2020, chi tiêu quân sự chiếm 2,8% GDP của Hàn Quốc, cao hơn nhiều so với ngưỡng 2% được nhiều đồng minh của Mỹ coi là mức tối thiểu.

Trong những thập kỷ đầu tiên sau khi cuộc chiến tranh Triều Tiên kết thúc bằng hiệp định đình chiến, nền quốc phòng của Hàn Quốc phụ thuộc rất nhiều vào quân đội và vũ khí của Mỹ.

Mọi việc bắt đầu thay đổi vào những năm 1970. Viện Phát triển Hàn Quốc (KDI) cho biết, Seoul bắt đầu chịu trách nhiệm nhiều hơn về quốc phòng của mình và đầu tư 42 triệu USD viện trợ quân sự của Mỹ vào các nhà máy sản xuất súng trường M-16.

Theo một báo cáo năm 2014 của KDI, vào cuối thập kỷ này, các nhà nghiên cứu Hàn Quốc dưới sự chỉ đạo của Viện Khoa học Quốc phòng Quốc gia đã chế tạo thành công tất cả các loại vũ khí cơ bản.

Vũ khí Hàn Quốc và cuộc xung đột Nga - Ukraina

Một quan chức quốc phòng Mỹ nói với CNN trong tháng này rằng, Washington dự định mua 100.000 viên đạn pháo từ các nhà sản xuất vũ khí Hàn Quốc để cung cấp cho Ukraina.

Số đạn này sẽ được chuyển đến Ukraina thông qua Mỹ, cho phép Seoul giữ cam kết không gửi viện trợ sát thương cho Kiev.

Trong một tuyên bố được đưa ra sau khi kế hoạch mua hàng lần đầu tiên được tiết lộ trên tờ The Wall Street Journal, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc khẳng định không thay đổi quan điểm về việc cung cấp vũ khí cho Ukraina và tin rằng "người sử dụng cuối cùng" của loại đạn này là Mỹ.

Hàn Quốc cũng là một bên ký kết Hiệp ước Buôn bán vũ khí của Liên Hợp Quốc, được phê chuẩn vào năm 2014 với mục đích kiểm soát chặt chẽ việc ai nhận vũ khí và chúng có thể được sử dụng trong những điều kiện nào. Ukraina là một bên ký kết nhưng chưa phê chuẩn.

Nhưng việc chuyển giao đạn dược theo kế hoạch của Mỹ không phải là cách duy nhất mà ảnh hưởng của ngành công nghiệp vũ khí Hàn Quốc sẽ được cảm nhận ở Ukraina.

Vào tháng 9, Hàn Quốc ký một thỏa thuận với Ba Lan về thương vụ bán vũ khí lớn nhất từ ​​trước đến nay, trong đó nước này sẽ cung cấp cho Warsaw gần 1.000 xe tăng K2 của Hyundai Rotem, hơn 600 chiếc K9 của Hanwha và hàng chục máy bay chiến đấu. Thỏa thuận này sẽ cho phép Ba Lan thay thế nhiều loại vũ khí mà Warsaw đã gửi cho Kiev.

Các dây chuyền sản xuất quân sự được thành lập tại thành phố cảng Changwon ở miền nam, cái nôi của ngành công nghiệp vũ khí hiện đại của Hàn Quốc.

Thành phố Changwon nằm trong lòng chảo tự nhiên, tứ phía có núi bao bọc. Ở đầu phía nam là Khu liên hợp công nghiệp quốc gia Changwon, được thành lập vào những năm 1970 và là nơi đặt các nhà máy Hanwha Defense và Hyundai Rotem, nơi các khẩu pháo và xe tăng được đưa ra khỏi dây chuyền lắp ráp.

Các đơn đặt hàng của nước ngoài đang được triển khai trong năm nay, đáng chú ý là thỏa thuận mang tính bước ngoặt với Ba Lan mà Hiệp hội Công nghiệp Quốc phòng Hàn Quốc ước tính trị giá 15,3 tỉ USD.

Ba Lan là một trong 9 quốc gia - cùng với Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Phần Lan, Ấn Độ, Na Uy, Estonia, Australia và Ai Cập - mua lựu pháo từ Hanwha.

Lee Boo-hwan, Phó Chủ tịch điều hành bộ phận kinh doanh ở nước ngoài của Hanwha Defense, cho biết Công ty muốn trở thành đối tác lâu dài với các quốc gia mua vũ khí của mình. Công ty đang thiết lập các cơ sở sản xuất mới ở Australia, Ai Cập và Ba Lan.

Hanwha Defense đặc biệt chú ý đến Mỹ - thị trường quốc phòng lớn nhất thế giới.

“Chúng tôi muốn thâm nhập thị trường Mỹ với sự hỗ trợ từ một công ty địa phương của Mỹ, đồng thời, chúng tôi muốn đóng góp cho quân đội Mỹ và ngành công nghiệp quốc phòng địa phương của Mỹ” - Phó Chủ tịch Lee Boo-hwan của Hanwha cho biết.

Năm 2021, chi tiêu quân sự của Mỹ là 801 tỉ USD. Tuy nhiên, xuất khẩu vũ khí và đạn dược của Hàn Quốc sang Mỹ chỉ chiếm 95 triệu USD, theo Bộ Thương mại Mỹ.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

EU cho rằng Mỹ đang trục lợi từ xung đột Nga - Ukraina

Song Minh |

Mỹ đang trục lợi từ xung đột Nga - Ukraina, theo các quan chức cấp cao Liên minh Châu Âu.

Công nghiệp vũ khí bùng nổ khi Đông Âu bán vũ khí cho Ukraina

Ngọc Vân |

Ngành công nghiệp vũ khí của Đông Âu đang sản xuất súng, đạn pháo và khí tài quân sự với tốc độ chưa từng thấy kể từ Chiến tranh Lạnh, khi các nước trong khu vực dẫn đầu nỗ lực hỗ trợ Ukraina trong cuộc xung đột với Nga.

Bán vũ khí khổng lồ, Hàn Quốc tiến gần cuộc chiến Ukraina?

Ngọc Vân |

Thỏa thuận vũ khí lớn nhất từ ​​trước đến nay của Hàn Quốc sẽ đưa nước này trở thành nhà cung cấp vũ khí lớn ở Châu Âu kể từ khi xung đột Nga-Ukraina bắt đầu.

Xử lý thành công đám cháy ở trường Tiểu học Yên Hoà, đưa học sinh trở lại lớp

Thái Mạnh |

Sau khi đám cháy được dập tắt, các em học sinh được các giáo viên hướng dẫn đưa trở lại trường học.

Nghịch cảnh trong câu chuyện của Trấn Thành và Bùi Thạc Chuyên

Mi Lan |

Bộ phim “Tro tàn rực rỡ” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên được ví là “lửa sáng” của phim Việt năm 2022. Đặc biệt, đây là năm thua lỗ nghiêm trọng, đồng thời cảnh báo chất lượng đi xuống ở mức đáng báo động của phim Việt.

Chủ tịch Yên Bái yêu cầu xử lý nghiêm vụ khai thác khoáng sản trái phép

Văn Đức |

Chủ tịch tỉnh Yên Bái vừa ký văn bản yêu cầu xử lý nghiêm đối với trường hợp khai thác, vận chuyển khoáng sản trái phép trên địa bàn xã Vân Hội, huyện Trấn Yên.

Ớn lạnh đi trên những con đường đầy xe container ở TPHCM

MINH QUÂN |

TPHCM - Đường Nguyễn Duy Trinh, vòng xoay Mỹ Thủy, giao lộ Huỳnh Tấn Phát - Lưu Trọng Lư,... được người dân TPHCM ví là các "con đường tử thần", bởi thường xuyên xảy ra tai nạn chết người giữa xe container và xe máy.

Công an điều tra hoạt động đăng kiểm xe cơ giới tại Khánh Hòa

Hữu Long |

Sở Giao thông Vận tải tỉnh Khánh Hòa đã phối hợp cung cấp hồ sơ, số liệu hoạt động đăng kiểm xe cơ giới để cơ quan công an điều tra, xác minh theo thẩm quyền.

EU cho rằng Mỹ đang trục lợi từ xung đột Nga - Ukraina

Song Minh |

Mỹ đang trục lợi từ xung đột Nga - Ukraina, theo các quan chức cấp cao Liên minh Châu Âu.

Công nghiệp vũ khí bùng nổ khi Đông Âu bán vũ khí cho Ukraina

Ngọc Vân |

Ngành công nghiệp vũ khí của Đông Âu đang sản xuất súng, đạn pháo và khí tài quân sự với tốc độ chưa từng thấy kể từ Chiến tranh Lạnh, khi các nước trong khu vực dẫn đầu nỗ lực hỗ trợ Ukraina trong cuộc xung đột với Nga.

Bán vũ khí khổng lồ, Hàn Quốc tiến gần cuộc chiến Ukraina?

Ngọc Vân |

Thỏa thuận vũ khí lớn nhất từ ​​trước đến nay của Hàn Quốc sẽ đưa nước này trở thành nhà cung cấp vũ khí lớn ở Châu Âu kể từ khi xung đột Nga-Ukraina bắt đầu.