Chi tiết mức lương Hàn Quốc trả cho lao động ngành đóng tàu của Việt Nam

ANH THƯ |

Tiền lương của người lao động Việt Nam không thấp hơn quy định của Hàn Quốc đối với lao động ngành đóng tàu năm 2022 là 2.683.000 KRW/tháng.

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) cho biết, liên quan đến chính sách của Hàn Quốc về cấp thị thực E-7 cho lao động ngành đóng tàu, thời gian qua, một số doanh nghiệp Việt Nam đã phối hợp với các tổ chức của Hàn Quốc để tuyển chọn và kiểm tra tay nghề người lao động không theo đúng quy định pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Vì vậy, không đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

Căn cứ quy định của pháp luật Việt Nam và chính sách tiếp nhận lao động ngành đóng tàu (thị thực E-7) của Hàn Quốc, Cục Quản lý lao động ngoài nước thông tin rõ hơn một số nội dung hợp đồng cung ứng lao động ngành đóng tàu Hàn Quốc.

Theo đó, về bên ký kết hợp đồng cung ứng lao động, bên nước ngoài tiếp nhận lao động trong ngành đóng tàu thị thực E-7 Hàn Quốc gồm: Người sử dụng lao động (doanh nghiệp trong ngành đóng tàu Hàn Quốc) hoặc tổ chức dịch vụ việc làm có chức năng giới thiệu việc làm theo quy định của Hàn Quốc (doanh nghiệp trung gian Hàn Quốc).

Theo quy định của Hàn Quốc, mỗi doanh nghiệp trong ngành đóng tàu được tuyển dụng số lao động nước ngoài thị thực E-7 tối đa bằng 20% tổng số lao động người Hàn Quốc đang làm việc tại doanh nghiệp.

Đối với một số nội dung của hợp đồng cung ứng lao động, thời giờ làm việc là 8 giờ/ngày, 40 giờ/tuần (ngoài 40 giờ/tuần được tính là thời gian làm thêm). Thời gian làm thêm giờ không quá 12 giờ/tuần (52 giờ/tháng).

Tiền lương của người lao động không thấp hơn quy định của Hàn Quốc đối với lao động ngành đóng tàu năm 2022 là 2.683.000 KRW/tháng và sẽ được điều chỉnh hàng năm. Tiền làm thêm giờ theo quy định của pháp luật Hàn Quốc.

Về điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, người sử dụng lao động cung cấp chỗ ở và ăn cho người lao động trên cơ sở thỏa thuận, bao gồm cả chỗ ở tạm thời sau khi nhập cảnh.

Trường hợp người lao động phải chi trả toàn bộ tiền ở và ăn thì mức chi trả không quá 20% tiền lương tháng của người lao động; trường hợp người lao động được cung cấp miễn phí bữa ăn thì mức chi trả tiền nhà không quá 15% tiền lương tháng.

Người sử dụng lao động chi trả tối thiểu một lượt vé máy bay cho người lao động từ Việt Nam đến Hàn Quốc hoặc trở về nước sau khi kết thúc hợp đồng.

Người sử dụng lao động chi trả chi phí đưa người lao động từ sân bay về nơi ở, hoặc nơi đào tạo sau khi nhập cảnh và chi phí giáo dục định hướng người lao động trước khi làm việc.

Về các chi phí khác liên quan đến thủ tục tại Việt Nam và Hàn Quốc, trong đó, chi phí đào tạo, kiểm tra, xác nhận trình độ kỹ năng nghề, làm hồ sơ, thủ tục (khám sức khỏe, xác nhận giấy tờ xin thị thực,...) tại Việt Nam mà người lao động chi trả thì thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Chi phí trả cho tổ chức dịch vụ việc làm Hàn Quốc (doanh nghiệp trung gian) được ủy quyền tuyển dụng lao động do người sử dụng lao động chi trả.

Cục Quản lý lao động ngoài nước yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện đúng theo quy định của pháp luật Việt Nam và Hàn Quốc; cung cấp thông tin chính xác với người lao động và chính quyền địa phương tại nơi tuyển chọn về số lượng, tiêu chuẩn tuyển chọn, điều kiện làm việc, quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động theo nội dung hợp đồng cung ứng lao động.

ANH THƯ
TIN LIÊN QUAN

Hợp tác lao động Việt Nam - Hàn Quốc còn nhiều dư địa

Thanh Hà |

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hợp tác lao động giữa hai nước còn nhiều dư địa, đề nghị Hàn Quốc hỗ trợ giúp Việt Nam đào tạo, nâng cao chất lượng tay nghề người lao động, cải thiện điều kiện làm việc, sinh hoạt cho người lao động Việt Nam.

Việt Nam - Hàn Quốc nỗ lực thúc đẩy thương mại theo hướng cân bằng

Thanh Hà |

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề nghị Việt Nam - Hàn Quốc tiếp tục nỗ lực đạt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 100 tỉ USD vào năm 2023 và 150 tỉ USD vào năm 2030 theo hướng cân bằng.

Việt Nam luôn là điểm đến an toàn cho các doanh nghiệp Hàn Quốc

Song Minh |

Tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam luôn là điểm đến an toàn, ổn định và tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp Hàn Quốc yên tâm đầu tư lâu dài, cùng hợp tác, cùng phát triển.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Thủy điện ở Hòa Bình xả lũ không thông báo, nhiều du khách suýt bị cuốn trôi

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Phản ánh đến Báo Lao Động, người dân, du khách bức xúc vì cho rằng Thủy điện Suối Mu (xã Tự Do, huyện Lạc Sơn) xả lũ mà không thông báo khiến nhiều người suýt bị lũ cuốn trôi.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Hợp tác lao động Việt Nam - Hàn Quốc còn nhiều dư địa

Thanh Hà |

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hợp tác lao động giữa hai nước còn nhiều dư địa, đề nghị Hàn Quốc hỗ trợ giúp Việt Nam đào tạo, nâng cao chất lượng tay nghề người lao động, cải thiện điều kiện làm việc, sinh hoạt cho người lao động Việt Nam.

Việt Nam - Hàn Quốc nỗ lực thúc đẩy thương mại theo hướng cân bằng

Thanh Hà |

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề nghị Việt Nam - Hàn Quốc tiếp tục nỗ lực đạt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 100 tỉ USD vào năm 2023 và 150 tỉ USD vào năm 2030 theo hướng cân bằng.

Việt Nam luôn là điểm đến an toàn cho các doanh nghiệp Hàn Quốc

Song Minh |

Tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam luôn là điểm đến an toàn, ổn định và tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp Hàn Quốc yên tâm đầu tư lâu dài, cùng hợp tác, cùng phát triển.