MALAYSIA:

Nỗ lực để tăng số lượng sếp nữ cấp cao

THÀNH LƯƠNG |

Nâng cao vai trò và số lượng lãnh đạo nữ trong các ban điều hành công ty là một trong những chủ trương được Chính phủ Malaysia dự định xúc tiến trong thời gian ngắn sắp tới. Tuy nhiên, cũng có những tiếng nói cho rằng Chính phủ Malaysia cần phải đi đầu, gương mẫu trong việc tạo điều kiện cho nữ lãnh đạo tham gia sâu hơn và có ảnh hưởng lớn hơn trong việc điều hành chính phủ.

Mục tiêu 30% nữ lãnh đạo

Trong bài phát biểu tại Hàn Quốc (ngày 5.9) về vấn đề phụ nữ và phát triển kinh tế, Giám đốc quản lý Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde đã trích dẫn Malaysia như ví dụ thành công về việc tăng gấp đôi tỉ lệ lãnh đạo nữ trong ban điều hành các công ty lớn nhất của quốc gia Đông Nam Á này.

Thực tế, nhằm nâng cao vai trò của nữ giới trong nền kinh tế, Malaysia sẽ công bố tên các công ty không có thành viên nữ trong hội đồng quản trị và những công ty này có nguy cơ không được ký hợp đồng trong các dự án của chính phủ.

Trong nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới về việc làm, Thủ tướng Malaysia Najib Razak đặt mục tiêu tới năm 2020 tất cả các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán nước này phải có ít nhất 30% phụ nữ nắm giữ các công việc quản lý.

Theo cuộc khảo sát do Hãng kiểm toán Deloitte thực hiện, nữ giới chỉ chiếm 14% trong ban lãnh đạo các công ty tại Malaysia. 17/100 công ty hàng đầu của Malaysia thậm chí không có nữ lãnh đạo.

Mặc dù con số 14% là thấp nhưng vẫn thuộc hàng khá ở Châu Á, nếu so sánh với tỉ lệ ở các nước phát triển trong khu vực như Nhật Bản và Hàn Quốc. Tại hai nước này, tỉ lệ phụ nữ có tên trong ban lãnh đạo lần lượt chỉ là 4% và 2,5%.

Lịch sử lên tiếng

Nữ sinh viên hiện chiếm 2/3 trong các trường đại học công của Malaysia. Từ 2013 đến 2016, sự tham gia lao động của phụ nữ đã vượt quá 50%, sau khi dao động ở mức 45-48% trong thập niên1980. Điều này phần lớn được thúc đẩy bởi số lượng ngày càng tăng của phụ nữ có trình độ đại học và trên đại học, những người có nhiều khả năng thích nghi và phát triển trong lực lượng lao động.

Tuy nhiên, khi Malaysia đẩy mạnh phân cấp về kinh tế và chính trị, đại diện giới sẽ trở nên thiên lệchhơn. Phụ nữ đại diện cho 1/3 quản lý cấp cao của các công ty niêm yết công khai, nhưng chỉ có 1/10 thành viên hội đồng quản trị.

Điều này là không đạt yêu cầu, đừng nói tới mục tiêu mà Thủ tướng Najib Razak đề ra. Từ năm 2011, khi ông Najib tuyên bố mục tiêu là phụ nữ sẽ chiếm 30% vị trí ra quyết định của công ty vào năm 2016, chính quyền của ông đã quan tâm đến giới tính của ban lãnh đạo cấp cao, đặc biệt là thành viên hội đồng quản trị.

Malaysia đã bỏ lỡ mục tiêu năm 2016, khiến ông Najib phải gia hạn đến năm 2020. Trong bài phát biểu của ông vào cuối tháng 7 tại Hội nghị đầu tư Malaysia, ông đã đe dọa sẽ công khai và bêu xấu các công ty không có nữ lãnh đạo vào năm 2018.

Các vị trí mà chính phủ Malaysia muốn các nữ lãnh đạo có thể nắm giữ là thực hiện quyền lãnh đạo, ra quyết định và giám sát tổ chức - chứ không phải chuyển nhượng tài sản hoặc cơ hội đầu tư.

Điều này xuất phát từ thực tế lịch sử là phụ nữ sẽ không khuyến khích áp lực chính trị để bảo đảm các đặc quyền đặc biệt vĩnh viễn; người nắm quyền lực có thể thực hiện vai trò của họ một cách có trách nhiệm và chủ động.

Nhưng mặt khác, Malaysia cũng phải đối mặt với nguy cơ bất mãn đến từ những nam lãnh đạo phải từ bỏ trách nhiệm của mình, đứng trước rủi ro bị kỳ thị vì năng lực trước đánh giá của xã hội.

Ngọn cờ đầu chính phủ

Chương trình nghị sự của Malaysia nhằm thúc đẩy sự đa dạng về giới và sự tịnh tiến đi lên của phụ nữ cần được tạo không gian để xác định tầm quan trọng của chính phủ trong việc dẫn dắt và xem xét các biện pháp can thiệp cần thiết khác.

Quan điểm từ một số học giả Malaysia cho rằng chính phủ cũng cần xem xét ra ngoài vấn đề hạn mức và vị trí trong ban điều hành để đưa ra các vấn đề có tính hệ thống và giải pháp thực hiện, đặc biệt là luật về việc làm công bằng, cấm phân biệt đối xử không công bằng và hướng dẫn các nỗ lực đa dạng hóa về đa dạng, không chỉ về giới mà còn về sắc tộc, tôn giáo và các hình thức nhận dạng khác nhau.

Ví dụ, các công ty Malaysia có thể quảng cáo những việc làm mà phụ nữ được khuyến khích ứng tuyển, tuyên bố ý định đa dạng hóa nguồn nhân lực bằng cách mở rộng số lượng nữ ứng viên thay vì chỉ giới hạn ở hạn ngạch về nữ lao động hay nữ lãnh đạo trong công ty.

Trong nội các của Najib, 3/35 (8,6%) Bộ trưởng là nữ, một trong số đó giữ vị trí Bộ trưởng Bộ Phát triển Phụ nữ, Gia đình và Phát triển cộng đồng, trong khi hai người khác thuộc Văn phòng Thủ tướng. Các vị trí Bộ trưởng quan trọng như vậy đều nằm trong tay của nam giới. Trong số các Thứ trưởng, phụ nữ chiếm 6/34 (17,6%), trong đó có 2 người thuộc Bộ Phụ nữ, Gia đình và Phát triển cộng đồng.

Quốc hội Malaysia có 10% nữ, dưới tỉ lệ trung bình 24% của các nước có thu nhập trung bình cao và các nước láng giềng khu vực, như Philippines (30%) và Indonesia (17%), nhưng vượt Thái Lan (6%).

Việc theo đuổi sự đa dạng về giới của Malaysia thực tế là chưa có tín hiệu rõ ràng và chắc chắn từ cơ quan ra quyết định cao nhất. Nhiều người sẽ hoan nghênh lời kêu gọi thay đổi, nhưng nếu không có dẫn dắt bằng những ví dụ cụ thể thì nỗ lực của Malaysia và Thủ tướng Najib Razak sẽ còn dừng lại ở những mục tiêu đề ra và theo đuổi.

THÀNH LƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Quyền Chủ tịch nước dự ngày hội Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc

PHẠM ĐÔNG |

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân nhấn mạnh, văn hóa các dân tộc Việt Nam vừa góp phần khơi dậy niềm tự hào dân tộc, làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân; đồng thời là thế mạnh của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay.

Cafe chiều thứ 7: Phụ nữ độc thân tuổi 30, hạnh phúc hay áp lực?

NHÓM PV |

Đối với phụ nữ ở độ tuổi 30, nhiều người thường có xu hướng e ngại hoặc lảng tránh khi được nhắc về hai chữ "độc thân". Tuy nhiên, ở một lăng kính tích cực hơn thì độc thân chính là một sự lựa chọn hoàn hảo để tuổi 30 trở nên đặc biệt và trọn vẹn hơn. Chương trình "Cafe chiều thứ 7" tuần này sẽ là những chia sẻ của chị Đào Thùy Trang (34 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội) về vấn đề thú vị này.

Loạt trường đại học hot công bố phương thức xét tuyển năm 2023

Linh Chi - Phương Anh |

Đại học Bách khoa Hà Nội, trường Đại học Ngoại thương, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân... đã công bố đề án tuyển sinh năm 2023.

Xin xác nhận cư trú thay sổ hộ khẩu: Người dân cần gấp, kết quả trả... chậm

HỮU CHÁNH - VŨ TUẤN |

Dù đã bỏ sổ hộ khẩu nhưng trong nhiều giao dịch hành chính hiện nay lại yêu cầu "xác nhận cư trú". Để giải quyết thủ tục, người dân phải chạy qua, chạy lại giữa UBND phường và Công an phường và kết quả không phải khi nào cũng nhận được ngay, việc cần gấp nhưng kết quả xác nhận của cơ quan chức năng lại trả chậm.

Xét học bạ THPT vào đại học có đáng tin cậy?

Phùng Nhung |

Hiện nay, phương thức xét học bạ THPT được nhiều thí sinh và trường đại học ưu tiên sử dụng trong xét tuyển đại học. Nhưng khi vẫn còn ngờ vực liên quan đến vấn đề “làm đẹp" học bạ thì phương thức này có đáng tin cậy?

Doanh nghiệp góp ý giải pháp và siết cấp phép kinh doanh xăng dầu

Cường Ngô |

Theo doanh nghiệp do Nghị định 83 và Nghị định 95 quy định một số điều kiện cấp phép kinh doanh xăng dầu có chỗ còn chưa chặt chẽ. Vì vậy, cần phải tăng thêm các điều kiện để cấp phép kinh doanh xăng dầu.

Đua nhau tìm cách giảm cân sau Tết, nhiều người chi hàng chục triệu đồng

NHƯ QUỲNH |

TPHCM - Sau dịp Tết Nguyên đán, nhiều người hoảng hốt vì cân nặng tăng chóng mặt. Do đó, nhu cầu giảm cân và lấy lại vóc dáng có xu hướng tăng mạnh. Đặc biệt, nhiều người đã không ngại chi hàng chục triệu đồng để giảm cân.

Loay hoay tìm đất an táng vì nghĩa trang cả thập kỷ nằm trên… giấy

Nguyễn Tùng - Nguyễn Hoàn |

Thái Nguyên - Quy hoạch được gần 10 năm nay nhưng nghĩa trang Tân Thành (xã Tân Lợi, Đồng Hỷ) đến giờ vẫn nằm trên giấy. Việc này dẫn tới hệ luỵ người chết cũng phải đi tìm “nơi ở" nhờ.