Nga tuyên bố sẽ sản xuất tên lửa từng bị cấm thời Chiến tranh Lạnh

Khánh Minh |

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, Nga sẵn sàng bắt đầu sản xuất các tên lửa từng bị cấm theo Hiệp ước INF với Mỹ hiện không còn hiệu lực.

RT đưa tin, ngày 4.7, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố ngành công nghiệp quốc phòng Nga đã sẵn sàng bắt đầu sản xuất các tên lửa tầm trung và tầm ngắn vốn bị cấm theo Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) thời Chiến tranh Lạnh.

Hiệp ước INF cấm các hệ thống này, nhưng Mỹ đã rút khỏi hiệp ước vào năm 2019. Lựa chọn của Mátxcơva là duy trì lệnh cấm miễn là Washington cũng tuân thủ.

“Như tôi đã nói, liên quan đến việc Mỹ rút khỏi hiệp ước này và thông báo rằng họ đang bắt đầu sản xuất, chúng tôi cũng cho rằng mình có quyền bắt đầu nghiên cứu, phát triển và sản xuất trong tương lai” - Tổng thống Nga phát biểu hôm 4.7 tại một cuộc họp báo sau hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) tại Astana, Kazakhstan.

“Chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu, phát triển và sẵn sàng bắt đầu sản xuất. Về nguyên tắc, chúng tôi đã đưa ra các hướng dẫn liên quan cho ngành công nghiệp quốc phòng của mình” - ông Putin nói thêm.

Tuần trước, Tổng thống Putin cũng đã đề cập trong cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia ở Mátxcơva về khả năng Nga có thể tiếp tục sản xuất các hệ thống tên lửa bị cấm trước đây, với lý do “hành động thù địch” của Mỹ.

“Bây giờ chúng ta biết rằng Mỹ không chỉ sản xuất những hệ thống tên lửa này mà còn đưa chúng đến châu Âu, Đan Mạch để sử dụng trong các cuộc tập trận” - ông Putin giải thích vào thời điểm đó.

Ông chủ Điện Kremlin tuyên bố, các động thái của Washington khiến Mátxcơva không còn lựa chọn nào khác ngoài việc khôi phục các chương trình tên lửa tầm trung và tầm ngắn, đồng thời cho biết thêm rằng chúng sẽ được triển khai “dựa trên tình hình thực tế, nếu cần thiết”.

Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev ký Hiệp ước INF tại Phòng phía Đông của Nhà Trắng, ngày 1.6.1988. Ảnh: Văn phòng Báo chí Nhà Trắng
Tổng thống Mỹ Ronald Reagan (phải) và nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev ký Hiệp ước INF tại Phòng phía Đông của Nhà Trắng, ngày 8.12.1987. Ảnh: Văn phòng Báo chí Nhà Trắng

Hiệp ước INF năm 1987 cấm cả Mỹ và Liên Xô sản xuất và triển khai tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình đất đối đất cũng như các bệ phóng tương ứng của chúng với tầm bắn từ 500 đến 5.500 km. Theo Hiệp ước, các bên phải rút tất cả các bệ phóng và tên lửa loại này, bao gồm tên lửa trên cả lãnh thổ châu Âu và châu Á của Liên Xô, trong vòng 3 năm.

Hiệp ước không ảnh hưởng đến các hệ thống tên lửa trên không hoặc trên biển có cùng phạm vi. Điều này giúp giảm bớt căng thẳng về việc triển khai vũ khí hạt nhân ở châu Âu.

Nga với tư cách là nước kế nhiệm Liên Xô tiếp tục tuân thủ hiệp ước, đồng thời nêu lo ngại rằng các cơ sở của Mỹ ở Đông Âu - bề ngoài được thiết kế để phòng thủ tên lửa - đã vi phạm hiệp ước vì các bệ phóng của họ cũng có khả năng triển khai tên lửa tấn công mặt đất.

Năm 2019, Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF, cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước mà không đưa ra bằng chứng chứng minh cho tuyên bố đó.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Ukraina tìm cách cứu vãn nguồn lợi béo bở từ đường ống dẫn khí Nga

Ngọc Vân |

Ukraina đang tìm nguồn cung thay thế khí đốt Nga để cung cấp cho EU, duy trì nguồn lợi béo bở từ việc trung chuyển.

Nga mời các nước BRICS tham gia xây trạm vũ trụ mới thay ISS

Thanh Hà |

Nga phóng module năng lượng và nghiên cứu đầu tiên của trạm vũ trụ mới vào năm 2027. Nga đã đề nghị các nước châu Phi và các quốc gia thành viên BRICS tham gia xây dựng trạm vũ trụ mới.

Thâm hụt ngân sách của Mỹ gần bằng nền kinh tế Nga

Ngọc Vân |

Thâm hụt ngân sách của Mỹ hiện vào khoảng 1,9 nghìn tỉ USD, gần bằng GDP của Nga năm 2023.

Bổ nhiệm, điều động nhân sự mới ở Hưng Yên, Quảng Nam, TPHCM, Đà Nẵng

PHẠM ĐÔNG |

Trong tuần, từ ngày 1 - 5.7, các tỉnh/thành phố: Hưng Yên, Quảng Nam, TPHCM, Thái Nguyên, Đà Nẵng... đã triển khai các quyết định điều động, bổ nhiệm, phân công, bầu cán bộ chủ chốt.

Nhận định bóng đá Hà Lan vs Thổ Nhĩ Kỳ tại tứ kết EURO 2024

Thanh Vũ |

Nhận định bóng đá trận Hà Lan gặp Thổ Nhĩ Kỳ thuộc khuôn khổ vòng tứ kết EURO 2024 diễn ra lúc 2h00 rạng sáng 7.7 (giờ Việt Nam).

Bệnh viện co kéo để tăng lương cho nhân viên từ ngày 1.7.2024

Lệ Hà |

Chính phủ đã ban hành Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Theo đó, từ 1.7.2024, mức lương cơ sở là 2,34 triệu đồng/tháng thay cho mức 1,8 triệu đồng/tháng như hiện tại. Các cơ sở y tế cũng áp dụng nghị định này.

Bình luận viên Quang Huy: Tuyển Anh sẽ tấn công ồ ạt trước Thụy Sĩ

HOÀNG PHƯƠNG (ghi) |

Trận tứ kết giữa Tuyển Anh và Thụy Sĩ sẽ diễn ra lúc 23h ngày 6.7. Tuyển Anh đã gây thất vọng lớn vì lối chơi không thuyết phục, còn Thụy Sĩ lại chứng tỏ được năng lực mạnh sau trận đấu với Italy.

Người già miền núi phấn khởi nhận tin vui kép về lương hưu

Khánh Linh |

Không chỉ được nhận lương hưu sớm hơn định kỳ mà còn là kỳ đầu tiên hưởng lương theo chế độ tăng lương hưu mới, nhiều người già không giấu được niềm phấn khởi.

Ukraina tìm cách cứu vãn nguồn lợi béo bở từ đường ống dẫn khí Nga

Ngọc Vân |

Ukraina đang tìm nguồn cung thay thế khí đốt Nga để cung cấp cho EU, duy trì nguồn lợi béo bở từ việc trung chuyển.

Nga mời các nước BRICS tham gia xây trạm vũ trụ mới thay ISS

Thanh Hà |

Nga phóng module năng lượng và nghiên cứu đầu tiên của trạm vũ trụ mới vào năm 2027. Nga đã đề nghị các nước châu Phi và các quốc gia thành viên BRICS tham gia xây dựng trạm vũ trụ mới.

Thâm hụt ngân sách của Mỹ gần bằng nền kinh tế Nga

Ngọc Vân |

Thâm hụt ngân sách của Mỹ hiện vào khoảng 1,9 nghìn tỉ USD, gần bằng GDP của Nga năm 2023.