Ukraina tìm cách cứu vãn nguồn lợi béo bở từ đường ống dẫn khí Nga

Ngọc Vân |

Ukraina đang tìm nguồn cung thay thế khí đốt Nga để cung cấp cho EU, duy trì nguồn lợi béo bở từ việc trung chuyển.

Bloomberg đưa tin, Ukraina đang đang thảo luận về việc vận chuyển khí đốt của Azerbaijan sang EU thay thế khí đốt Nga.

Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết Ukraina đang đàm phán để vận chuyển khí đốt từ Azerbaijan sang Liên minh châu Âu (EU) trong nỗ lực duy trì vai trò là quốc gia trung chuyển và giúp các nước láng giềng phương Tây đảm bảo an ninh năng lượng.

Trong cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Bloomberg ở Kiev ngày 3.7, ông Zelensky tiết lộ đang đàm phán một thỏa thuận thay thế khí đốt Nga bằng nguồn cung của Azerbaijan. “Hiện tại, các quan chức nội các đang thảo luận vấn đề này” - ông Zelensky nói.

Châu Âu đã cố gắng loại bỏ khí đốt Nga kể từ khi Mátxcơva tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraina, nhưng một số quốc gia châu Âu vẫn tiếp tục nhập khẩu qua đường ống dẫn khí đi qua Ukraina.

Thỏa thuận trung chuyển khí đốt Nga qua Ukraina sẽ hết hạn vào cuối năm 2024 và khi chiến sự vẫn đang hoành hành, nhiều nhà quan sát thị trường dự đoán dòng khí đốt này sẽ dừng lại.

“Chúng tôi đang xem xét cách thức sử dụng đường ống với một nhà cung cấp khí đốt khác, một quốc gia khác. Các cuộc đàm phán đang được tiến hành. Chúng tôi không muốn gia hạn hợp đồng khí đốt với Liên bang Nga. Chúng tôi không muốn họ kiếm tiền ở đây” - ông Zelensky nói.

Một trạm khí đốt của Gazprom Nga. Ảnh: Gazprom
Một trạm khí đốt của Gazprom Nga. Ảnh: Gazprom

Giá khí đốt chuẩn châu Âu giảm sau phát biểu của Tổng thống Ukraina, kéo mức lỗ trong ngày xuống dưới 33 euro một megawatt giờ.

Thỏa thuận hiện tại giữa công ty năng lượng nhà nước Ukraina Naftogaz và Gazprom của Nga được ký kết vào năm 2019. Tháng trước, Bloomberg đưa tin, các quan chức châu Âu đang đàm phán để duy trì dòng khí đốt qua Ukraina.

Việc tận dụng các đường ống rộng khắp của Ukraina sẽ giúp cung cấp nguồn tài chính quan trọng cho nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá - năm 2021 Ukraina thu tới 1 tỉ USD phí vận chuyển khí đốt.

Cũng có những lo ngại rằng các đường ống không được sử dụng có thể trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công quân sự hoặc rơi vào tình trạng hư hỏng và tốn kém để sửa chữa. Nga đã nhắm mục tiêu vào một số cơ sở hạ tầng lưu trữ khí đốt của Ukraina trong các cuộc tấn công hồi đầu năm nay.

Ông Zelensky nói: “Nếu đây là một hợp đồng cung cấp khí đốt bình thường không phải của Nga cho các nước châu Âu, thì chúng tôi - với tư cách là thành viên tương lai của EU - sẽ phải hỗ trợ những người bạn của mình”.

Ukraina từng là nơi đặt đường ống dẫn khí chính của Nga tới châu Âu, đáp ứng khoảng 1/4 nhu cầu của EU.

Quá trình vận chuyển bị thu hẹp sau khi Nga triển khai các tuyến đường thay thế đi vòng qua nước này và khi Mátxcơva hạn chế hầu hết các chuyến hàng đến các nhà nhập khẩu lớn ở châu Âu vào thời điểm cuộc khủng hoảng năng lượng lên đỉnh điểm vào năm 2022. Hiện tại, Nga vẫn vận chuyển khoảng 15 tỉ mét khối khí đốt tới châu Âu mỗi năm qua Ukraina, chủ yếu đến Slovakia và Áo.

Azerbaijan cho biết nước này muốn tăng cường xuất khẩu khí đốt sang châu Âu, nhưng vẫn chưa đạt được đủ thỏa thuận dài hạn để đầu tư vào sản xuất thêm. Cho đến khi có thể tăng công suất, Azerbaijan có thể trao đổi khí đốt với Nga - điều này không có gì lạ trên thị trường dầu khí khi không thể vận chuyển nhiên liệu từ địa điểm này sang địa điểm khác.

Về mặt lý thuyết, điều đó có thể mang lại lợi ích cho Mátxcơva nếu Azerbaijan cho phép Nga vận chuyển khí đốt của mình đi nơi khác, nhưng giải pháp như vậy có thể chỉ là tạm thời.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

EU tăng nhập khẩu khí đốt Nga

Song Minh |

Xuất khẩu khí đốt Nga sang EU trong tháng 6 của Gazprom tăng mạnh.

Thâm hụt ngân sách của Mỹ gần bằng nền kinh tế Nga

Ngọc Vân |

Thâm hụt ngân sách của Mỹ hiện vào khoảng 1,9 nghìn tỉ USD, gần bằng GDP của Nga năm 2023.

Nga tiết lộ thỏa thuận mới cung cấp khí đốt qua đường ống cho Trung Quốc

Song Minh |

Tập đoàn dầu khí Nga Gazprom dự kiến trở thành nhà cung cấp khí đốt qua đường ống lớn nhất cho Trung Quốc.

Lưới điện có "gánh" được khi điện mặt trời được mua bán trực tiếp?

Anh Tuấn |

Việc Thủ tướng Chính phủ sớm phê duyệt Nghị định 80 để cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) được triển khai nhanh chóng sẽ tạo thêm các "người mua" trong thị trường điện cạnh tranh, thay vì chỉ có EVN, đưa thị trường tiến gần tới cấp độ bán buôn và bán lẻ cạnh tranh, nhận định của Hội đồng khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam.

Khó khăn bủa vây, thị trường bất động sản chờ tín hiệu tích cực

Nhóm PV |

Với mục tiêu nhìn nhận rõ thực trạng, điểm nghẽn của thị trường, phân tích những khó khăn, thách thức trong phát triển thị trường bất động sản hiện nay, Báo Lao Động tổ chức Hội thảo “Tháo gỡ “điểm nghẽn”, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển".

Tổ chức chiếm hơn 20% GDP toàn cầu tìm cách thay thế đồng USD bằng các đồng tiền nội địa

Song Minh |

Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) tăng cường thay thế đồng USD bằng các đồng tiền nội địa.

Công an Quảng Trị phá đường dây cá độ bóng đá có giao dịch trên 30 tỉ đồng

HƯNG THƠ |

Trong thời gian diễn ra giải bóng đá Euro 2024 và Copa America 2024, Công an tỉnh Quảng Trị đã phát hiện đường dây cá độ bóng đá qua mạng với số tiền giao dịch trên 30 tỉ đồng.

Kỷ luật Phó Chi cục Thi hành án dân sự ở Hòa Bình do vi phạm nồng độ cồn

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Ông Hà Văn Bình, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lạc Sơn vừa bị kỷ luật do vi phạm nồng độ cồn, bị xử lý hành chính và tịch thu giấy phép lái xe nhưng không kịp thời báo cáo tập thể chi bộ và cơ quan.

EU tăng nhập khẩu khí đốt Nga

Song Minh |

Xuất khẩu khí đốt Nga sang EU trong tháng 6 của Gazprom tăng mạnh.

Thâm hụt ngân sách của Mỹ gần bằng nền kinh tế Nga

Ngọc Vân |

Thâm hụt ngân sách của Mỹ hiện vào khoảng 1,9 nghìn tỉ USD, gần bằng GDP của Nga năm 2023.

Nga tiết lộ thỏa thuận mới cung cấp khí đốt qua đường ống cho Trung Quốc

Song Minh |

Tập đoàn dầu khí Nga Gazprom dự kiến trở thành nhà cung cấp khí đốt qua đường ống lớn nhất cho Trung Quốc.