Hoàn tất xây dựng lò phản ứng hạt nhân lớn nhất thế giới

Song Minh |

Lò phản ứng hạt nhân lớn nhất thế giới cuối cùng đã hoàn thành việc xây dựng, nhưng dự kiến 15 năm nữa mới đi vào hoạt động.

Live Science đưa tin, ITER - lò phản ứng nhiệt hạch trị giá 28 tỉ USD ở Pháp - đã lắp đặt cuộn nam châm cuối cùng. Nhưng bản thân lò phản ứng này sẽ không hoạt động hoàn toàn sớm nhất cho đến năm 2039.

Lò phản ứng nhiệt hạch của Dự án Năng lượng Hợp nhất Quốc tế (ITER) - bao gồm 19 cuộn nam châm khổng lồ được quấn thành hình xuyến - ban đầu được lên kế hoạch thử nghiệm đầy đủ vào năm 2020. Hiện các nhà khoa học cho biết ITER sẽ được khai thác sớm nhất vào năm 2039.

Điều này có nghĩa là năng lượng nhiệt hạch, trong đó lò tokamak của ITER đi ​​đầu, rất khó có thể xuất hiện kịp thời để trở thành giải pháp cho cuộc khủng hoảng khí hậu.

“Chắc chắn, sự chậm trễ của ITER không đi đúng hướng. Xét về tác động của phản ứng tổng hợp hạt nhân đối với các vấn đề mà nhân loại phải đối mặt hiện nay, chúng ta không nên chỉ ngồi chờ INTER để giải quyết chúng" - Pietro Barabaschi, Tổng Giám đốc ITER, cho biết trong cuộc họp báo hôm 3.7.

ITER là sản phẩm hợp tác của . Ảnh: ITER
ITER là sản phẩm hợp tác của 35 nước. Ảnh: ITER

ITER là lò phản ứng hạt nhân lớn nhất thế giới và là sản phẩm hợp tác giữa 35 quốc gia - bao gồm mọi quốc gia ở Liên minh châu Âu (EU), Anh, Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ. ITER chứa nam châm mạnh nhất thế giới, khiến nó có khả năng tạo ra từ trường mạnh gấp 280.000 lần từ trường Trái đất.

Thiết kế của ITER cũng sử dụng lò tokamak, trong đó hydro được bơm vào buồng chân không hình bánh donut và nung nóng để tạo ra plasma, mô phỏng điều kiện ở lõi Mặt trời - do đó ITER còn được gọi là mặt trời nhân tạo lớn nhất thế giới.

Theo dự kiến ban đầu, chi phí xây dựng ITER ​tiêu tốn khoảng 5 tỉ USD và bắt đầu hoạt động vào năm 2020, nhưng lò phản ứng đã phải chịu nhiều lần trì hoãn và ngân sách đã tăng lên hơn 22 tỉ USD, cộng thêm 5 tỉ USD được đề xuất để trang trải các chi phí bổ sung.

Lò tokamak. Ảnh: ITER
Lò tokamak. Ảnh: ITER

Các nhà khoa học đã cố gắng khai thác sức mạnh của phản ứng tổng hợp hạt nhân, hay phản ứng nhiệt hạch trong 70 năm qua. Phản ứng nhiệt hạch là quá trình giữa 2 hạt nhân trở lên hợp lại với nhau để tạo nên một hạt nhân mới nặng hơn. Cùng với quá trình này là sự phóng thích năng lượng hay hấp thụ năng lượng tùy vào khối lượng của hạt nhân tham gia.

Nhưng đây không phải là một nhiệm vụ đơn giản. Thiết kế phổ biến nhất cho các lò phản ứng nhiệt hạch, tokamak, hoạt động bằng cách làm nóng plasma trước khi nhốt nó bên trong buồng lò phản ứng hình bánh donut có từ trường mạnh.

Tuy nhiên, việc giữ các plasma hỗn loạn và quá nhiệt ở đúng vị trí đủ lâu để phản ứng nhiệt hạch xảy ra là một thách thức. Nhà khoa học Liên Xô Natan Yavlinsky đã thiết kế tokamak đầu tiên vào năm 1958, nhưng kể từ đó đến nay chưa có ai chế tạo được lò phản ứng có khả năng sản xuất nhiều năng lượng hơn mức năng lượng thu vào.

Một trong những trở ngại chính là xử lý plasma đủ nóng để nung chảy. Lò phản ứng nhiệt hạch yêu cầu nhiệt độ rất cao (nóng hơn nhiều lần so với Mặt trời) vì chúng phải hoạt động ở áp suất thấp hơn nhiều so với áp suất bên trong lõi của các ngôi sao.

Ví dụ, lõi của Mặt trời thực tế đạt nhiệt độ khoảng 15 triệu độ C nhưng có áp suất gần bằng 340 tỉ lần áp suất không khí ở mực nước biển trên Trái đất.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Mặt trời nhân tạo lập kỷ lục mới về nhiệt độ so với lõi mặt trời

Song Minh |

Mặt trời nhân tạo của Hàn Quốc lập kỷ lục mới về thời gian duy trì nhiệt độ 100 triệu độ C.

Ukraina dự định xây 4 lò phản ứng hạt nhân mới trong năm nay

Thanh Hà |

Ukraina dự kiến bắt đầu xây 4 lò phản ứng hạt nhân mới vào mùa hè hoặc mùa thu năm nay, Bộ trưởng Năng lượng German Galushchenko tiết lộ với Reuters.

Đóng góp của Trung Quốc cho mặt trời nhân tạo lớn nhất thế giới

Thanh Hà |

Trung Quốc đã hoàn tất việc chuẩn bị lô thiết bị hỗ trợ nam châm cuối cùng cho dự án Lò phản ứng thử nghiệm nhiệt hạch quốc tế (ITER).

Khó khăn bủa vây, thị trường bất động sản chờ tín hiệu tích cực

Nhóm PV |

Với mục tiêu nhìn nhận rõ thực trạng, điểm nghẽn của thị trường, phân tích những khó khăn, thách thức trong phát triển thị trường bất động sản hiện nay, Báo Lao Động tổ chức Hội thảo “Tháo gỡ “điểm nghẽn”, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển".

Tổng thống Nga Putin nêu điều kiện ngừng bắn ở Ukraina

Ngọc Vân |

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng hành động thù địch chỉ có thể tạm dừng nếu Ukraina thực hiện các bước đi "không thể đảo ngược".

Vì sao thí điểm hệ thống giao thông thông minh tại 2 nút giao đường Phạm Văn Bạch?

NHÓM PV |

Hà Nội đang thí điểm hệ thống giao thông thông minh tại 2 nút giao trên đường Phạm Văn Bạch (Cầu Giấy). Ghi nhận thực tế cho thấy, khu vực này xảy ra tình trạng ùn ứ vào khung giờ cao điểm buổi sáng và buổi chiều...

3 quán mì Quảng bình dân Michelin đề xuất ở Đà Nẵng

Thanh Hải |

3 quán mì Quảng ở Đà Nẵng lọt vào danh sách Michelin Selected 2024 là địa chỉ thực khách không nên bỏ qua bởi hương vị độc đáo, giá cả phải chăng.

Chia sẻ của công nhân cấp thoát nước về nghề gắn bó hơn 20 năm

PHƯƠNG LY |

Đội nắng, đội mưa, tiếp xúc với môi trường độc hại, nhiều rủi ro,... là những gì mà các công nhân tại Xí nghiệp Xây lắp Cấp thoát nước (thuộc Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Cần Thơ) phải đối mặt hàng ngày. Công việc tuy vất vả nhưng các anh em công nhân vẫn luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Mặt trời nhân tạo lập kỷ lục mới về nhiệt độ so với lõi mặt trời

Song Minh |

Mặt trời nhân tạo của Hàn Quốc lập kỷ lục mới về thời gian duy trì nhiệt độ 100 triệu độ C.

Ukraina dự định xây 4 lò phản ứng hạt nhân mới trong năm nay

Thanh Hà |

Ukraina dự kiến bắt đầu xây 4 lò phản ứng hạt nhân mới vào mùa hè hoặc mùa thu năm nay, Bộ trưởng Năng lượng German Galushchenko tiết lộ với Reuters.

Đóng góp của Trung Quốc cho mặt trời nhân tạo lớn nhất thế giới

Thanh Hà |

Trung Quốc đã hoàn tất việc chuẩn bị lô thiết bị hỗ trợ nam châm cuối cùng cho dự án Lò phản ứng thử nghiệm nhiệt hạch quốc tế (ITER).