Nga thâu tóm công ty con của gã khổng lồ hóa chất Đức lớn nhất thế giới

Ngọc Vân |

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho phép một doanh nghiệp trong nước mua lại công ty con của gã khổng lồ hóa chất Đức ở Nga.

RT đưa tin, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho phép nhà sản xuất vật liệu sơn lớn trong nước Lakra Sintez mua lại Công ty BASF Vostok (BASF East).

BASF Vostok là công ty con của gã khổng lồ hóa chất đa quốc gia BASF có trụ sở tại Đức. BASF đã quyết định rời Nga vào năm 2022 vì xung đột Ukraina.

Lakra Sintez đã được trao quyền mua 100% cổ phần của BASF Vostok theo sắc lệnh của tổng thống về “các biện pháp kinh tế đặc biệt” nhằm đáp lại “những hành động không thân thiện của một số quốc gia nước ngoài và các tổ chức quốc tế” - tài liệu do chính quyền Nga công bố cho hay.

Sắc lệnh được Tổng thống Putin ký vào năm 2022 - bao gồm một loạt biện pháp khác nhau, từ việc các công ty Nga mua lại tài sản nước ngoài cho đến việc các cơ quan nhà nước tạm thời tịch thu. Việc tịch thu có thể áp dụng nếu các tài sản đó được coi là quan trọng đối với an ninh năng lượng của đất nước.

Động thái này được đưa ra như một phản ứng trước những hành động tương tự được thực hiện bởi một số quốc gia phương Tây, bao gồm cả Đức và Ba Lan.

Ảnh chụp màn hình
BASF quyết định rời Nga vào năm 2022 vì xung đột Ukraina. Ảnh chụp màn hình

Vào tháng 6.2022, chính quyền Đức tiếp quản Gazprom Germania - công ty con của tập đoàn dầu khí Gazprom ở Đức.

Tháng 11.2022, Ba Lan tịch thu 48% cổ phần của Gazprom trong liên doanh EuRoPol GAZ, chủ sở hữu đường ống Yamal-châu Âu đoạn ở Ba Lan.

Công ty con của Novatek ở Ba Lan, chuyên kinh doanh khí đốt tự nhiên hóa lỏng và các loại hydrocarbon khác, cũng bị tịch thu.

Trong trường hợp BASF Vostok, công ty tư nhân của Nga Lakra Sintez sẽ mua lại. Lakra Sintez tự cho là nhà sản xuất vật liệu sơn lớn nhất Nga. Công ty sở hữu hàng chục thương hiệu sơn và vật liệu xây dựng.

BASF là công ty hóa chất lớn nhất thế giới, với doanh thu đạt gần 95 tỉ USD vào năm 2023, theo nền tảng thu thập dữ liệu trực tuyến Statista của Đức. Theo dữ liệu riêng của BASF, tập đoàn này sử dụng 112.000 người trên khắp thế giới và có cơ sở sản xuất tại 234 địa điểm trên toàn thế giới.

Vào tháng 3.2022, BASF công bố kế hoạch rời khỏi Nga và Belarus với lý do xung đột giữa Mátxcơva và Kiev. Công ty tuyên bố “lên án mạnh mẽ cuộc tấn công của Nga vào Ukraina” vào thời điểm đó. Nhà sản xuất hóa chất này cũng cho biết “Nga và Belarus chiếm khoảng 1% tổng doanh thu của BASF” vào năm 2021.

Năm 2023, BASF tiết lộ bút toán giảm gần 8 tỉ USD do công ty con về dầu khí Wintershall Dea rời khỏi Nga. Động thái này dự kiến ​​sẽ khiến BASF lỗ ròng cả năm gần 1,5 tỉ USD - AP đưa tin vào thời điểm đó.

Bản thân công ty Đức này đã có lịch sử hoạt động kinh doanh đáng nghi vấn. Tiền thân của nó - IG Farben - được thành lập thông qua “sự sáp nhập của BASF với 5 công ty khác”, đã tích cực tham gia vào việc sản xuất khí Zyklon B khét tiếng được sử dụng trong các vụ giết người hàng loạt tại các trại tử thần của Đức Quốc xã.

BASF vẫn khẳng định trên trang web của mình rằng, ban lãnh đạo IG Farben, bao gồm cả chủ tịch hội đồng quản trị tương lai của BASF được tái thành lập, không hề biết về “việc lạm dụng thuốc trừ sâu để hủy diệt hàng loạt”.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

2 năm sau vụ Nord Stream, Nga đoạn tuyệt tuabin khí phương Tây

Ngọc Vân |

2 năm sau căng thẳng với Đức về tuabin Nord Stream, Nga tuyên bố không còn phụ thuộc vào tuabin khí phương Tây nữa.

Nạn nhân lớn nhất của khủng hoảng khí đốt EU lại rắc rối với Gazprom Nga

Khánh Minh |

Uniper, nạn nhân lớn nhất của cuộc khủng hoảng khí đốt EU, tìm đến tòa án để giải quyết vấn đề tồn tại với Gazprom Nga.

Đức tuyên bố không cần khí đốt Nga

Ngọc Vân |

Đức tuyên bố không còn phụ thuộc vào LNG hoặc khí đốt Nga, kêu gọi các nước EU khác làm theo.

Đề nghị thi hành kỷ luật cựu Bí thư TPHCM Lê Thanh Hải

Vương Trần |

Tại kỳ họp 41, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Thành uỷ TPHCM nhiệm kỳ 2010-2015 và các cá nhân: Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân, Nguyễn Thành Phong... và nhiều nội dung khác.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga bị cáo buộc nhận hối lộ hơn 11 triệu USD

Song Minh |

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Timur Ivanov bị cáo buộc nhận 11 triệu USD tiền lại quả từ các nhà thầu phụ quân sự.

Bất chấp giá vàng kỷ lục, vàng miếng mini ở Hàn Quốc bán chạy như tôm tươi

Ngọc Vân |

giá vàng cao kỷ lục, vàng miếng vẫn bán chạy như tôm tươi tại các cửa hàng tiện lợi và máy bán hàng tự động ở Hàn Quốc.

Những “bom tấn” và “bom xịt” của thị trường phim Việt

TRẦN Việt |

Phim truyện điện ảnh Việt dòng thị trường ra rạp mấy tháng đầu năm thực sự là một bức tranh nhiều mảng màu thú vị, có nhiều chuyện để nói. Và thực tế câu nói quen thuộc “phòng vé luận anh hùng” một lần nữa lại được nhắc đến.

“Lời chào” của bóng đá Việt Nam với Huấn luyện viên Kim Sang-sik

TAM NGUYÊN |

Một vài điều không mấy vui vẻ trong lời chào của bóng đá Việt Nam với Huấn luyện viên Kim Sang-sik.

2 năm sau vụ Nord Stream, Nga đoạn tuyệt tuabin khí phương Tây

Ngọc Vân |

2 năm sau căng thẳng với Đức về tuabin Nord Stream, Nga tuyên bố không còn phụ thuộc vào tuabin khí phương Tây nữa.

Nạn nhân lớn nhất của khủng hoảng khí đốt EU lại rắc rối với Gazprom Nga

Khánh Minh |

Uniper, nạn nhân lớn nhất của cuộc khủng hoảng khí đốt EU, tìm đến tòa án để giải quyết vấn đề tồn tại với Gazprom Nga.

Đức tuyên bố không cần khí đốt Nga

Ngọc Vân |

Đức tuyên bố không còn phụ thuộc vào LNG hoặc khí đốt Nga, kêu gọi các nước EU khác làm theo.