Lý do WHO "thần tốc" đưa Omicron vào biến thể đáng lo ngại

Thanh Hà |

Biến thể SARS-CoV-2 mới được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặt tên Omicron và đưa vào danh sách "biến thể đáng lo ngại" nhanh hơn bất kỳ chủng virus nào cùng nhóm này như Delta, Alpha, Beta, Gamma.

Omicron kích hoạt nỗi lo toàn cầu

Theo các chuyên gia, biến thể COVID-19 mới Omicron có thể là biến thể đáng lo ngại nhưng còn quá sớm để biết chủng virus SARS-CoV-2 này có thực sự gây ra mối đe dọa hay không. Dù vậy, thế giới đang trong tình trạng cảnh giác trước biến thể có số lượng đột biến cực cao này.

Biến thể Omicron, ban đầu là B.1.1.529, được phát hiện ở Nam Phi vào ngày 11.11, và cũng đã được ghi nhận ở Botswana, Hong Kong (Trung Quốc) và Bỉ.

B.1.1.529 có 32 đột biến trong protein gai, gấp đôi so với chủng Delta vốn đang thống trị số ca COVID-19 trên khắp thế giới.

Số đột biến khủng khiếp của biến thể virus SARS-CoV-2 mới khiến các nhà khoa học lo ngại chủng này có thể dễ lây lan hơn, né phản ứng miễn dịch ở những người tiêm vaccine COVID-19 hoặc từng mắc bệnh trước đó, và từ đó kích hoạt làn sóng lây nhiễm mới trên toàn cầu.

Mối đe dọa từ số lượng đột biến cao

“Sự kết hợp độc nhất vô nhị của các đột biến ở chủng mới bao gồm một số đột biến từng được biết đến trước đó có khả năng cải thiện sự thành công của virus" - Tiến sĩ Sebastian Maurer Stroh, giám đốc điều hành của Viện Tin học Sinh học thuộc Cơ quan Khoa học, Công nghệ và Nghiên cứu Singapore, chia sẻ.

Các protein gai là mục tiêu của hầu hết các loại vaccine vì chúng là thứ mà virus cần để xâm nhập vào các tế bào của cơ thể.

Tuy nhiên, Giáo sư Wang Linfa - chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm mới nổi tại Trường Y Duke-NUS, lưu ý, biến thể SARS-CoV-2 mới có mối đe dọa lớn đến mức nào vẫn chưa được làm rõ khi có 3 "biến số" chủ đạo là: Khả năng lây truyền, khả năng né vaccine và độc lực của virus.

Một biến thể virus mới dễ lây lan nhưng không mang theo khả năng gây bệnh nghiêm trọng thì sẽ không quá đáng lo ngại.

Hành động khẩn của WHO

Chủng B.1.1.529 đã được Tổ chức Y tế Thế giới phân loại là 1 trong 8 "biến thể đang được theo dõi" vào ngày 24.11, chưa đầy 2 tuần sau khi bộ gene đầu tiên được giải trình tự.

Đến tối 26.11, WHO đã nâng biến thể này lên mức cao nhất là "biến thể đáng lo ngại" bỏ qua mức thấp hơn là "biến thể cần quan tâm".

Biến thể SARS-CoV-2 mới được đặt tên là Omicron và là "biến thể đáng lo ngại" thứ 5, đồng thời là chủng virus mới nổi được đưa vào nhóm này nhanh nhất. Bốn biến thể còn lại - Alpha, Beta, Gamma và Delta - mất từ ​​2 đến 7 tháng kể từ khi xuất hiện để được công bố là "biến thể đáng lo ngại".

Biến thể Delta có hàng nghìn bộ gene được giải trình tự trước khi được xếp vào nhóm "biến thể đáng lo ngại". Ngược lại, tới nay, có 81 bộ trình tự gene được xác định từ chủng Omicron, trong đó có 6 từ Botswana, 2 từ Hong Kong và 73 từ Nam Phi - Tiến sĩ Maurer-Stroh thông tin. Ông là thành viên của GISAID, tổ chức cung cấp nền tảng chia sẻ giải trình tự gene COVID-19 khắp thế giới, với 5,5 triệu bộ gene đã được giải trình tự từ khắp nơi trên thế giới.

Nguy cơ tăng vọt ca mắc

Phó giáo sư Hsu Li Yang, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trường Y tế Công cộng Saw Swee Hock thuộc Đại học Quốc gia Singapore, cho biết, sự xuất hiện của biến thể B.1.1.529 "chắc chắn tương tự như các biến thể đáng lo ngại trước đây,  với việc tăng vọt các ca mắc trong thời gian ngắn ngay sau làn sóng ban đầu".

"Dù đột biến và sự lây lan nhanh chóng cho thấy chủng này có khả năng lây truyền cao, nhưng chủng này có độc lực hơn không thì vẫn chưa được biết vào thời điểm này, vì tới nay hầu hết người nhiễm bệnh là người trẻ tuổi" - ông lưu ý.

Đồng nghiệp của Phó giáo sư Hsu Li Yang, Phó giáo sư Alex Cook nhận định, số ca mắc COVID-19 ở Nam Phi đang tăng nhanh. Điều này "nhất quán với việc biến thể có khả năng lây truyền cao hơn hoặc có thể tránh được miễn dịch hiện có tốt hơn".

Ông lưu ý, nếu biến thể SARS-CoV-2 mới Omicron thực sự có khả năng lây cao hơn, "thì chúng tôi dự kiến khi biến thể lan rộng ra ngoài biên giới Nam Phi chỉ là vấn đề thời gian".

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Biến thể COVID-19 mới lan tới Châu Âu, các nước siết chặt đi lại

Thanh Hà |

Sự xuất hiện của biến thể COVID-19 được WHO đặt tên là Omicron, các quốc gia EU đồng ý tạm ngừng đi lại tới phía nam Châu Phi trong khi Mỹ áp đặt hạn chế đi lại tới 8 quốc gia phía nam Châu Phi.

Omicron là tên siêu biến thể nguy hiểm có đột biến gấp đôi Delta

Thanh Hà |

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 26.11 tuyên bố, biến thể B.1.1.529 mới phát hiện gần đây là biến thể đáng lo ngại và được đổi tên thành Omicron.

WHO và giới chuyên gia cảnh báo về "siêu biến thể" SARS-CoV-2 mới

Hải Anh |

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi cuộc họp đặc biệt để thảo luận về biến thể SARS-CoV-2 mới được phát hiện ở Nam Phi với "một số lượng lớn đột biến".

Các nước trên thế giới sử dụng sách giáo khoa như thế nào?

Khánh An |

Sách giáo khoa hiện đang được phát miễn phí tại Hàn Quốc và được coi như tài liệu tham khảo tại Mỹ.

Bắt khẩn cấp đối tượng khiến nữ sinh lớp 7 mang bầu, tự sinh con ở Bắc Giang

Vân Trường |

Ngày 16.2, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bắc Giang thi hành Lệnh giữ người và Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với Nông Văn Minh (SN 2006) về hành vi “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”.

Sử dụng song hành hộ chiếu có và không gắn chip điện tử

Việt Dũng |

Kể từ ngày 1.3.2023, Bộ Công an và Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài sẽ triển khai cấp Hộ chiếu phổ thông gắn chip điện tử cho công dân Việt Nam.

Thanh Hóa: Người dân chặn xe tải chở đất trong nhiều ngày

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Nhiều ngày qua, người dân ở thôn Vạn Thành (xã Thăng Long, huyện Nông Cống) đã tập trung ra đường chặn xe tải chở đất, do tuyến đường đã bị hư hỏng nghiêm trọng.

Vạch trần thủ đoạn tuyển dụng lao động: Thanh tra sở LĐTBXH Bắc Ninh xác nhận có vi phạm

NHÓM PV |

Ông Nguyễn Hoàng Mạnh - Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Ninh vừa lên tiếng xác nhận về các vi phạm tuyển dụng lao động sau quá trình tiến hành thanh tra tại các đơn vị cung ứng và tiếp nhận lao động được nêu ra trong loạt bài điều tra "Vạch trần thủ đoạn tuyển dụng lao động" đăng tải trên Báo Lao Động.

Biến thể COVID-19 mới lan tới Châu Âu, các nước siết chặt đi lại

Thanh Hà |

Sự xuất hiện của biến thể COVID-19 được WHO đặt tên là Omicron, các quốc gia EU đồng ý tạm ngừng đi lại tới phía nam Châu Phi trong khi Mỹ áp đặt hạn chế đi lại tới 8 quốc gia phía nam Châu Phi.

Omicron là tên siêu biến thể nguy hiểm có đột biến gấp đôi Delta

Thanh Hà |

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 26.11 tuyên bố, biến thể B.1.1.529 mới phát hiện gần đây là biến thể đáng lo ngại và được đổi tên thành Omicron.

WHO và giới chuyên gia cảnh báo về "siêu biến thể" SARS-CoV-2 mới

Hải Anh |

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi cuộc họp đặc biệt để thảo luận về biến thể SARS-CoV-2 mới được phát hiện ở Nam Phi với "một số lượng lớn đột biến".