Kỳ vọng làn sóng đầu tư mới của Nhật Bản vào Việt Nam

Hà Liên (thực hiện) |

Chiều 4.6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến Tokyo, bắt đầu chuyến thăm chính thức Nhật Bản theo lời mời của Thủ tướng Shinzo Abe, và tham dự Hội nghị Tương lai Châu Á lần thứ 23.
Thạc sĩ, nghiên cứu sinh Ngô Phương Anh, Viện Quan hệ Quốc tế, Học viện Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nhận định, chuyến thăm Nhật Bản của Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc từ ngày 4-8.6 được kỳ vọng sẽ khởi đầu cho làn sóng đầu tư mới của Nhật Bản vào Việt Nam.

Bà đánh giá như thế nào về ý nghĩa chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc?

- Chuyến thăm không chỉ góp phần làm sâu sắc thêm mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản mà còn khẳng định vị thế và tầm ảnh hưởng của Việt Nam, với tư cách là một thành viên tích cực trong ASEAN đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hòa bình và ổn định tại Đông Nam Á nói riêng và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nói chung.

Chuyến thăm lần này của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được kỳ vọng sẽ khởi đầu cho làn sóng đầu tư mới của Nhật Bản vào Việt Nam. Theo số liệu của Chính phủ Nhật Bản công bố ngày 18.5.2017, kinh tế Nhật trong quý 1, năm 2017 đạt mức tăng trưởng 0,5%. Đây là quý thứ 5 liên tiếp kinh tế Nhật Bản tăng trưởng và là thời kỳ tăng trưởng dài nhất trong hơn một thập kỷ qua. Nền kinh tế tăng trưởng trở lại sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Nhật mở rộng đầu tư ra nước ngoài, thông qua các nguồn vốn ODA và đầu tư FDI, đặc biệt tại các thị trường truyền thống, an toàn và hấp dẫn trong khu vực, như Việt Nam.

Dự kiến, trong chuyến thăm Nhật, hôm nay (5.6), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự Diễn đàn Tương lai Châu Á, cùng với nhiều lãnh đạo cấp cao các nước, Giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới và nhiều chính khách, học giả tên tuổi. Đây là cơ hội tốt để truyền tải đến cộng đồng quốc tế thông điệp Việt Nam là đất nước đang trên đà đổi mới, mở cửa hội nhập sâu rộng, nền kinh tế tăng trưởng ổn định, với môi trường đầu tư an toàn, minh bạch.

Từ đầu năm đến nay, Việt Nam và Nhật Bản liên tục có các chuyến thăm cấp cao, điều này phản ánh gì về mối quan hệ song phương, thưa bà?

- Kể từ khi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 21.9.1973, hơn 40 năm qua, mối quan hệ thắm tình hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản đã đáp ứng được nguyện vọng và lợi ích của nhân dân hai nước.

Một trong những yếu tố quan trọng nhất để hiện thực hóa “Quan hệ đối tác chiến lược” giữa hai nước là “giao lưu con người”. Chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc diễn ra không lâu sau khi Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản thăm Việt Nam tháng 3 năm nay. Thêm vào đó, từ khi Việt Nam có Chính phủ mới (tháng 4.2016) đến nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và người đồng cấp - Thủ tướng Shinzo Abe đã có tới 5 lần gặp gỡ, trao đổi. “Tần suất gặp gỡ”, trao đổi thường xuyên này phần nào nói lên mức độ gần gũi, tin cậy giữa người đứng đầu chính phủ hai nước và điều này sẽ góp phần quan trọng đưa quan hệ Việt Nam - Nhật Bản phát triển tốt đẹp hơn.

Nhật Bản là nước đầu tư lớn vào Việt Nam, cũng là nước viện trợ ODA lớn cho Việt Nam, theo bà lợi ích kinh tế nào Việt Nam có thể đạt được trong chuyến thăm của Thủ tướng?

- Nhật Bản từ lâu đã là đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam. Trong các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao giữa hai nước trước đây, hợp tác phát triển kinh tế, thương mại luôn là lĩnh vực được quan tâm. Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước là một nội dung trọng tâm trong chuyến thăm Nhật Bản lần này của Thủ tướng.

Ngoài việc tham dự chuỗi các sự kiện quan trọng như Diễn đàn Tương lai Châu Á, Diễn đàn Kinh tế Việt-Nhật, Thủ tướng dự kiến sẽ có các cuộc làm việc với nhiều tập đoàn lớn của Nhật Bản trên các lĩnh vực hợp tác như tài chính, ngân hàng, công nghệ, tin học...; tiếp xúc, làm việc với lãnh đạo các tổ chức kinh tế quan trọng như Cơ quan Hợp tác phát triển quốc tế (JICA), Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), Liên đoàn Kinh tế Nhật Bản (Keidanren) bàn về các định hướng hợp tác ODA, thương mại, thúc đẩy làn sóng đầu tư mạnh mẽ từ các doanh nghiệp Nhật Bản vào nước ta thời gian tới.

Tôi hy vọng rằng, chuyến thăm của Thủ tướng sẽ mở ra một giai đoạn hợp tác phát triển mới trên lĩnh vực kinh tế giữa Việt Nam - Nhật Bản, tương xứng với tiềm năng sẵn có của hai bên.

Bà kỳ vọng gì về tương lai hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản sau chuyến thăm của Thủ tướng?

- Để khai thác hiệu quả hơn nữa mối quan hệ song phương, cả Việt Nam và Nhật Bản phải nỗ lực thúc đẩy, đề ra những giải pháp cụ thể, thực tế, phù hợp với tiềm năng và nhu cầu mỗi bên trong bối cảnh mới toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế sâu rộng hiện nay.

Việt Nam cần chủ động xây dựng một chiến lược hợp tác phát triển toàn diện và dài hạn với Nhật Bản từ nay đến năm 2030, trong đó đặc biệt chú trọng đến các quan hệ hợp tác kinh tế phù hợp với lợi thế so sánh và yêu cầu phát triển thực tiễn của đất nước.

- Xin cảm ơn bà!
Hà Liên (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới Tokyo, bắt đầu thăm chính thức Nhật Bản

|

Khoảng 14h30 ngày 4.6, theo giờ địa phương, chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới Sân bay quốc tế Haneda ở thủ đô Tokyo, bắt đầu chuyến thăm chính thức Nhật Bản và tham dự Hội nghị Tương lai Châu Á lần thứ 23 tại Tokyo từ ngày 4 - 8.6 theo lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

Sau Mỹ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm chính thức Nhật Bản

V.A |

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân sẽ thăm chính thức Nhật Bản và tham dự Hội nghị Tương lai Châu Á lần thứ 23 tại Tokyo.

Điểm danh các máy bay chiến đấu Ukraina mong muốn nhất

Khánh Minh |

Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky gần đây đề nghị phương Tây cung cấp máy bay chiến đấu hiện đại nhằm thay thế phi đội già cỗi để sử dụng trong cuộc chiến với Nga.

Phim trường “Đông Dương” trên vịnh Hạ Long giờ ra sao?

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Để quay bộ phim nổi tiếng “Đông Dương” (Indochine), với siêu sao Catherine Deneuve - người từng mệnh danh "người đàn bà đẹp của nước Pháp" - thủ vai chính, đạo diễn người Pháp đã cho dựng một phim trường trên vịnh Hạ Long. Đoàn làm phim đã tiến hành quay phim trong vòng 3 tháng ròng rã tại đây vào năm 1991.

Hàng trăm mét đê sông Cầu nứt dọc chưa rõ nguyên nhân

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Đê sông Cầu, đoạn qua địa phận xã Yên Lư (huyện Yên Dũng) bị nứt dọc kéo dài hàng trăm mét, ảnh hưởng đến đi lại của nhân dân và an toàn đê.

Thị trường biến động, dòng tiền của nhà đầu tư đang “chảy” về đâu?

Lục Giang |

Các kênh đầu tư như vàng, gửi tiết kiệm ngân hàng, USD được cho là những nơi trú ẩn an toàn khi bất động sản, tiền số còn nhiều biến động, trái phiếu doanh nghiệp khiến nhà đầu tư mất niềm tin…

Thủ tướng đề nghị lãi suất ưu đãi cho dự án năng lượng tái tạo ở Việt Nam

S.M |

Trong chuyến thăm chính thức Singapore, chiều 9.2, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Simon Cooper, Tổng Giám đốc, phụ trách Khối khách hàng doanh nghiệp và định chế tài chính thị trường Châu Âu và Châu Mỹ; ông Patrick Lee, Tổng Giám đốc khu vực, phụ trách Singapore và các thị trường ASEAN của Ngân hàng Standard Chartered.

Giá cá giảm, giá nhiên liệu tăng nhưng ngư dân không bỏ biển

Hoài Luân |

Sau thời gian nghỉ Tết, ngư dân Phú Yên lại tất bật chuẩn bị cho chuyến biển đầu năm mới, với kỳ vọng mang về nhiều thành quả, sản lượng, dù phía trước còn nhiều khó khăn.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới Tokyo, bắt đầu thăm chính thức Nhật Bản

|

Khoảng 14h30 ngày 4.6, theo giờ địa phương, chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới Sân bay quốc tế Haneda ở thủ đô Tokyo, bắt đầu chuyến thăm chính thức Nhật Bản và tham dự Hội nghị Tương lai Châu Á lần thứ 23 tại Tokyo từ ngày 4 - 8.6 theo lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

Sau Mỹ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm chính thức Nhật Bản

V.A |

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân sẽ thăm chính thức Nhật Bản và tham dự Hội nghị Tương lai Châu Á lần thứ 23 tại Tokyo.