Hệ thống đường ống dẫn khí quan trọng ở châu Âu được mở rộng

Thanh Hà |

Hệ thống đường ống dẫn khí quan trọng ở Đông Nam Âu nhằm củng cố an ninh nguồn cung trong khu vực sẽ được mở rộng theo bản ghi nhớ vừa ký kết tại Athens, Hy Lạp.

Hệ thống truyền tải khí đốt "Hành lang Khí đốt Dọc" gồm các nhà vận hành từ Hy Lạp, Bulgaria, Romania và Hungary đã kết nạp thêm các nhà khai thác từ Moldova, Ukraina và Slovakia.

"Một bước quan trọng hướng tới kích hoạt hành lang khí đốt 2 chiều từ Hy Lạp tới Ukraina và ngược lại đã được các nhà khai thác cơ sở hạ tầng khí đốt trong sáng kiến Hành lang Dọc thực hiện ngày 19.1" - Transgaz - nhà điều hành ở Romania - thông báo.

Theo Reuters, Bộ Năng lượng Moldova cho biết: “Hành lang Dọc giờ đây sẽ hợp nhất với đường ống dẫn khí xuyên Balkan cũng như cho phép vận chuyển khí đốt từ Hy Lạp đến Moldova và các cơ sở lưu trữ dưới lòng đất ở Ukraina”.

Bản ghi nhớ hợp tác được nhóm các nhà vận hành ký với các nhà khai thác từ Moldova (Vestmoldtransgaz), Ukraina (GTSOU) và Slovakia (EUstream).

ICGB - nhà điều hành đường ống khí đốt nối Hy Lạp - Bulgaria - cho hay: "Bản ghi nhớ này đánh dấu sự hợp tác sâu rộng giữa các nhà vận hành hệ thống truyền tải khí đốt và LNG từ Hy Lạp (như DESFA và Gastrade), Bulgaria (ICGB, Bulgartransgaz), Romania (Transgaz), Hungary (FGSZ) và Slovakia (EUStream)".

ICGB đảm nhận việc vận hành đường ống kết nối công suất 3 tỉ mét khối/năm giữa Hy Lạp và Bulgaria để vận chuyển LNG tái khí hóa từ các kho cảng ở Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ cũng như khí đốt vận chuyển qua đường ống từ Azerbaijan đến Bulgaria và nhiều nơi khác.

Trước đây, Đông Nam Âu phụ thuộc vào khí đốt nhập từ Nga. Tuy nhiên, khu vực này đã bắt đầu nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung khí đốt cũng như đa dạng các tuyến cung ứng từ trước khi xung đột Nga - Ukraina nổ ra năm 2022 và các đợt cắt giảm nguồn cung diễn ra sau đó.

Bản ghi nhớ kết nạp thêm các nhà khai thác từ Moldova, Ukraina và Slovakia vào "Hành lang Khí đốt Dọc" được ký kết trong cuộc họp cấp bộ trưởng về sáng kiến ​​Kết nối Năng lượng Trung và Đông Nam Âu (CESEC) của EU. Cuộc họp có sự tham gia của các quốc gia thành viên EU, Tây Balkan, Moldova và Ukraina.

Cao ủy Năng lượng EU Kadri Simson cho biết, cuộc họp ngày 19.1 đã tái khẳng định tầm quan trọng của hợp tác và đánh dấu điểm khởi đầu cho “chương mới” của CESEC. CESEC được thành lập năm 2015 nhằm thúc đẩy hợp tác khu vực.

Balkan Insight cho hay, Hành lang Khí đốt Dọc không phải một dự án đường ống dẫn khí đơn lẻ truyền thống mà là hệ thống kết nối các mạng lưới khí đốt quốc gia hiện có cùng các cơ sở hạ tầng khí đốt khác để đảm bảo quá trình vận chuyển khí đốt suôn sẻ và góp phần đảm bảo an ninh năng lượng.

Theo hệ thống này, Hy Lạp sẽ trở thành một trung tâm trung chuyển khí đốt khu vực, nhận khí đốt từ Azerbaijan bằng đường bộ. Sau đó, khí đốt từ hệ thống này có thể được chuyển sang các quốc gia khác từ nhiều điểm ra vào cũng như các nguồn cung khác nhau.

Mục đích chính của Hành lang Khí đốt Dọc là cung cấp cho châu Âu các tuyến đường ống và nhà cung cấp thay thế Nga trong bối cảnh xung đột ở Ukraina.

Trong khu vực, đường ống dẫn khí xuyên Balkan vốn được dùng để vận chuyển khí đốt của Nga đến Balkan thông qua Ukraina, Romania và Moldova. Tuy nhiên, theo Reuters, đường ống dẫn khí này đã hoạt động với công suất thấp kể từ khi Gazprom chuyển việc vận chuyển khí đốt theo hướng Thổ Nhĩ Kỳ qua đường ống TurkStream vào năm 2020.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Chính khách Bosnia phản hồi Mỹ về đường ống dẫn khí chiến lược ở châu Âu

Thanh Hà |

Lãnh đạo đảng người Croat ở Bosnia, ông Dragan Covic, đã bác bỏ những lời chỉ trích từ Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken về việc cản trở dự án xây dựng đường ống dẫn khí của Bosnia với Croatia.

Đường ống dẫn khí mới Nga - Trung Quốc phát sinh nhiều vấn đề

Linh Nhi |

Đường ống dẫn khí mới Power of Siberia 2 giữa Nga và Trung Quốc đang bị mắc kẹt vì vấn đề giá cũng như phương thức thanh toán.

Mỹ can thiệp xử lý tranh chấp đường ống dẫn khí quan trọng ở châu Âu

Thanh Hà |

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken kêu gọi các nhà lập pháp người Croat ở Bosnia ngừng trì hoãn luật xây đường ống dẫn khí đốt với Croatia.

Sau kỳ thi viên chức giáo dục sẽ dừng hợp đồng nhân viên thư viện Nha Trang

Hữu Long |

Khánh Hòa - Sau khi có kết quả kỳ thi viên chức sự nghiệp giáo dục, trường hợp có thí sinh trúng tuyển vào vị trí việc làm thì nhà trường thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động và giải quyết chính sách thôi việc đối với nhân viên thư viện.

Quan tâm giải quyết khó khăn từng công nhân, từng người lao động

Tạ Quang |

Sáng 23.1, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Thái Thu Xương cùng đoàn công tác Trung ương đã có buổi thăm, chúc Tết, trao quà cho công nhân tại tỉnh Hậu Giang.

Khách Tây bất ngờ nhất về Hội An trong 365 ngày vòng quanh thế giới

Minh Anh |

Christopher Elliott, blogger Mỹ, chia sẻ rằng Hội An là bất ngờ lớn nhất trong chuyến du lịch vòng quanh thế giới của ông trong năm 2023.

Lần thứ 4 cựu Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa hầu tòa vì dính tới sai phạm ở Mường Thanh

Hữu Long |

Sáng 23.1, TAND tỉnh Khánh Hòa xét xử công khai các cựu Chủ tịch và cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa về vụ án thứ 4 liên quan dự án Mường Thanh Viễn Triều. Đây là vụ án thứ 4 xét xử liên quan đến cựu Chủ tịch tỉnh này.

Ukraina phản hồi lời kêu gọi thỏa hiệp với Nga

Thanh Hà |

Kiev vừa có phản hồi xung quanh đề xuất của Thủ tướng Slovakia Robert Fico về việc Ukraina xem xét một sự thỏa hiệp nào đó với Nga.

Chính khách Bosnia phản hồi Mỹ về đường ống dẫn khí chiến lược ở châu Âu

Thanh Hà |

Lãnh đạo đảng người Croat ở Bosnia, ông Dragan Covic, đã bác bỏ những lời chỉ trích từ Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken về việc cản trở dự án xây dựng đường ống dẫn khí của Bosnia với Croatia.

Đường ống dẫn khí mới Nga - Trung Quốc phát sinh nhiều vấn đề

Linh Nhi |

Đường ống dẫn khí mới Power of Siberia 2 giữa Nga và Trung Quốc đang bị mắc kẹt vì vấn đề giá cũng như phương thức thanh toán.

Mỹ can thiệp xử lý tranh chấp đường ống dẫn khí quan trọng ở châu Âu

Thanh Hà |

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken kêu gọi các nhà lập pháp người Croat ở Bosnia ngừng trì hoãn luật xây đường ống dẫn khí đốt với Croatia.