Hạt đậu nành khiến Tổng thống Mỹ nổi giận

Lan Hương |

“Hạt đậu nành đã trở thành một mặt hàng đại diện cho cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc, từ Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steve Mnunchin cho tới Tổng thống Mỹ Donald Trump đều nói đến hạt đậu nành”, hãng tin Bloomberg cho biết.

Các mặt hàng mà Trung Quốc nhắm tới đều cho thấy có sự tính toán kỹ bởi các mặt hàng được sản xuất tại vùng cử tri có sự ủng hộ lớn với Tổng thống Donal Trump.

Sự tính toán khôn ngoan

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Nguyễn Đại Phượng - chuyên gia bình luận quốc tế cho biết: “Điều khiến Mỹ tức giận là việc Trung Quốc khôn khéo lựa chọn các mặt hàng đánh vào hệ thống chính trị và tác động trực tiếp đến uy tín của Tổng thống Mỹ Donal Trump.

Cụ thể, Trung Quốc chọn các sản phẩm nông nghiệp như đậu nành, cám thức ăn gia súc, nông nghiệp… tại vùng mà ông Donal Trump có ảnh hưởng tới cử tri nhằm gây sức ép tác động từ cử tri đối với Tổng thống Mỹ. Điều này thực sự đã khiến Tổng thống Mỹ nổi giận và quyết định áp thuế 200 tỉ USD”.

Đậu nành là mặt hàng nông nghiệp Mỹ xuất khẩu lớn nhất vào Trung Quốc với 37,5 triệu tấn năm 2017. Thuế tăng khiến giá đậu nành và ngô của Mỹ xuất khẩu vào Trung Quốc tăng lên, giảm sức cạnh tranh của mặt hàng này. Nông dân trồng đậu nành ở các bang Illinois, Iowa, Minesota, North Carolina... là những người chịu tác động tiêu cực nhất. Kể từ khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung bùng phát, giá đậu nành và ngô của Mỹ đã giảm khoảng 12%.

Như vậy, các mặt hàng Trung Quốc nhắm tới đều cho thấy có sự tính toán. Máy bay dân dụng và các mặt hàng nông nghiệp (chủ yếu được sản xuất ở các bang ủng hộ lớn cho Đảng Cộng hòa của Tổng thống Trump) là đích ngắm chính trong danh sách đánh thuế của Trung Quốc.

Bloomberg cho biết chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang phân chia thế giới nông nghiệp vì nhu cầu từ Trung Quốc chuyển hướng sang các nhà xuất khẩu nông sản khác.

Theo các chuyên gia của BVSC, nếu không nhập khẩu từ Mỹ, Trung Quốc có thể sẽ quay sang nhập khẩu đậu nành từ các nước Nam Mỹ, điển hình là Brazil. Giá đậu tương và ngô của Mỹ giảm là cơ hội cho các doanh nghiệp ở các nước khác phải nhập khẩu đậu nành và ngô mua được giá rẻ.

Năm 2017, Việt Nam phải nhập khẩu 1,5 tỉ USD ngô và 707 triệu USD đậu tương. Trong đó, đậu nành nhập nhiều nhất là từ Mỹ (330 triệu USD) và Argentina (250 triệu USD).

Với diễn biến mới từ giá đậu nành và giá ngô Mỹ, nhiều khả năng các doanh nghiệp Việt Nam sẽ chuyển hướng sang tăng nhập khẩu đậu nành và ngô từ Mỹ với giá rẻ hơn. Các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam... có thể là đối tượng hưởng lợi.

Cơ hội cho các thị trường khác

Mỹ và Trung Quốc là những đối tác thương mại và đầu tư lớn của nhau. Đặc biệt, trong chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu của các công ty đa quốc gia lớn hiện nay thì các mối quan hệ ràng buộc, phụ thuộc lẫn nhau càng trở nên phức tạp, khiến vấn đề thâm hụt thương mại Mỹ-Trung không đơn thuần chỉ là con số tuyệt đối mang tính bề nổi.

Nếu chiến tranh thương mại Mỹ-Trung tiếp tục leo thang lên quy mô toàn diện, cơ hội sẽ đến với rất nhiều nước khác trong vai trò thay thế các mặt hàng xuất khẩu vào hai thị trường Mỹ và Trung Quốc, trong đó có Việt Nam. Ở các ngành hàng như lắp ráp đồ điện tử, các loại chip, chất bán dẫn, hàng may mặc, da giày, sản xuất đồ chơi trẻ em, đồ dùng thể thao, đồ gỗ nội thất...

Việt Nam có cơ hội rất lớn trong việc giành thêm thị phần từ Trung Quốc tại thị trường Mỹ cũng như thu hút thêm vốn FDI vào các ngành hàng này, qua đó tạo thêm việc làm, tăng xuất khẩu, cải thiện cán cân thương mại.

“Tuy nhiên, thách thức của Việt Nam là cần quản lý chặt, tránh hiện tượng hàng Trung Quốc “mượn” Việt Nam như một nước trung chuyển để tìm đường xuất khẩu sang Mỹ, tiêu biểu là các mặt hàng sắt thép, đồ gỗ nội thất. Nếu để điều này xảy ra, Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng “vạ lây” khi Mỹ tiến hành áp thuế trừng phạt”, chuyên gia của BVSC nhận định.

Lan Hương
TIN LIÊN QUAN

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung có thể hạ nhiệt vào tháng 11.2018?

Đức Thành |

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ vẫn tiếp tục leo thang. Đó là nhận định chung của các chuyên gia kinh tế khi đánh giá thực trạng đối đầu thương mại giữa hai quốc gia này. Vấn đề là cuộc chiến sẽ kéo dài tới khi nào?

Hàng loạt công ty sẵn sàng “tháo chạy” khỏi Trung Quốc do cuộc chiến thương mại

Phan Anh |

Căng thẳng thương mại Mỹ – Trung ngày càng leo thang, nhiều công ty nước ngoài đang chuẩn bị sẵn sàng rút ra khỏi hoặc ít nhất là giảm thiểu tối đa đầu tư vào Trung Quốc.

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Doanh nghiệp Việt tỉnh táo để không bị lôi kéo cho “mượn đường” xuất khẩu

ĐỨC THÀNH |

Căng thẳng cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tiếp tục gia tăng rõ ràng gây ảnh hưởng lớn tới thị trường xuất - nhập khẩu Việt Nam, xét về cả về mặt tích cực và tiêu cực.

Gia tăng hoạt động giết mổ heo lậu vào dịp Tết

Nhóm PV |

TPHCM - Mặc dù đã được Báo Lao Động nhiều lần phản ánh về tình trạng giết mổ heo lậu, sau đó cơ quan chức năng đã vào cuộc xử lý, nhưng các điểm giết mổ lậu trên địa bàn phường 12, Quận Gò Vấp (TPHCM) vẫn tái vi phạm, hoạt động giết mổ heo lậu càng nhộn nhịp hơn vào những ngày cận Tết.

Một ngày dạo vòng quanh TPHCM - thành phố không ngủ

Chí Long |

Được mệnh danh là "thành phố không ngủ" của Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh ẩn chứa vô vàn điều bất ngờ, thú vị chờ du khách khám phá.

Trận địa pháo hoa sẵn sàng cho đêm giao thừa

NHÓM PV |

11 giờ sáng ngày 30 tháng Chạp, mọi công tác chuẩn bị tại điểm bắn pháo hoa số 5 (Đảo Dừa công viên Thống Nhất, Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã dần hoàn thiện đến những khâu cuối cùng. Với sự tham gia của 200 người thuộc 17 lực lượng, trận địa pháo tại điểm công viên Thống Nhất  đã sẵn sàng phục vụ người dân ngắm pháo hoa vào giao thừa.

Mỹ Tâm, Trịnh Kim Chi và sao Việt quây quần bên nồi bánh chưng ngày 30 Tết

DI PY |

Ngày 30 Tết, các nghệ sĩ như NSƯT Trịnh Kim Chi, ca sĩ Mỹ Tâm, hoa hậu Hà Kiều Anh... dành thời gian bên gia đình, gói bánh chưng, bánh tét.

Người lao động xa quê: Nỗi nhớ được gói kín lại vì một tương lai tốt hơn

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

TPHCM - Nhiều năm xa quê hương vào Nam lập nghiệp, sinh sống, đã dần quen với những cái Tết xa quê hương, thiếu đi những giờ phút quây quần sum họp ngày Tết, những người lao động xa quê luôn mang trong mình niềm khắc khoải nhớ nhà.

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung có thể hạ nhiệt vào tháng 11.2018?

Đức Thành |

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ vẫn tiếp tục leo thang. Đó là nhận định chung của các chuyên gia kinh tế khi đánh giá thực trạng đối đầu thương mại giữa hai quốc gia này. Vấn đề là cuộc chiến sẽ kéo dài tới khi nào?

Hàng loạt công ty sẵn sàng “tháo chạy” khỏi Trung Quốc do cuộc chiến thương mại

Phan Anh |

Căng thẳng thương mại Mỹ – Trung ngày càng leo thang, nhiều công ty nước ngoài đang chuẩn bị sẵn sàng rút ra khỏi hoặc ít nhất là giảm thiểu tối đa đầu tư vào Trung Quốc.

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Doanh nghiệp Việt tỉnh táo để không bị lôi kéo cho “mượn đường” xuất khẩu

ĐỨC THÀNH |

Căng thẳng cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tiếp tục gia tăng rõ ràng gây ảnh hưởng lớn tới thị trường xuất - nhập khẩu Việt Nam, xét về cả về mặt tích cực và tiêu cực.