Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Doanh nghiệp Việt tỉnh táo để không bị lôi kéo cho “mượn đường” xuất khẩu

ĐỨC THÀNH |

Căng thẳng cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tiếp tục gia tăng rõ ràng gây ảnh hưởng lớn tới thị trường xuất - nhập khẩu Việt Nam, xét về cả về mặt tích cực và tiêu cực.

Trung Quốc còn vũ khí thương mại nào chống lại Mỹ?

Theo quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump, mức thuế trên sẽ được áp dụng từ ngày 24.9 và sẽ tăng lên thành 25% vào đầu năm 2019. Trước đó, Tổng thống Mỹ đã quyết định áp mức thuế 25%, trị giá 34 tỉ USD đối với hàng hóa Trung Quốc. Đợt 2 sẽ mở rộng danh mục lên hàng hóa với tổng giá trị 50 tỉ USD. Và lần áp thuế mới nhất này 10% với 200 tỉ USD hàng hóa từ Trung Quốc đã hiện thực hóa đưa tổng giá trị hàng hóa chịu thuế trừng phạt lên đến 50% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng từ quốc gia này vào Mỹ.

Và để đáp trả quyết định này của Mỹ, Bộ Thương mại Trung Quốc cũng áp mức thuế tương đương đối các sản phẩm thịt thịt lợn, thịt bò, thịt gà, vịt và các loại thịt hun khói khác. Có thể liệt kê thêm nhiều mặt hàng khác của Mỹ bị Trung Quốc trả đũa như các loại thủy hải sản… Ngoài ra, hàng loạt sản phẩm nông nghiệp khác của Mỹ cũng bị vào “danh sách đen”.

Có thể thấy đối tượng Trung Quốc nhắm tới để trả đũa Mỹ chính là giới nông dân Mỹ và khối sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp của Mỹ. Trong khi đó, Mỹ đưa ra danh sách hàng nghìn mặt hàng của Trung Quốc có thể bị áp thuế đặc biệt lại tập trung vào các mặt hàng công nghệ, máy móc đòi hỏi kỹ thuật cao.

Về cơ bản, Trung Quốc còn khá nhiều “vũ khí” thương mại để chống lại Mỹ như: Gây khó khăn cho các doanh nghiệp Mỹ đang làm ăn tại Trung Quốc, bán phá giá 1.200 tỉ USD trái phiếu chính phủ Mỹ mà Trung Quốc đang nắm giữ... Tuy nhiên, tất cả các “vũ khí” này đều là con dao 2 lưỡi và Trung Quốc sẽ phải rất cân nhắc nếu muốn sử dụng biện pháp này.

Việt Nam cần cảnh giác

Trước thông tin Tổng thống Mỹ bắt đầu áp mức thuế 10% với 200 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc bắt đầu từ ngày 24.9, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong nhận định: “Đây là một động thái nằm trong tổng thể kế hoạch của Tổng thống Mỹ. Trong khi đó, Trung Quốc đang nhắm vào các mặt hàng nông sản như đậu tương… là những sản phẩm của các đối tượng đã bỏ phiếu ủng hộ Tổng thống Trump. Ảnh hưởng từ đòn trả đũa này của Trung Quốc cũng khá lớn, khiến chính quyền Mỹ phải chi tiền ngân sách để hỗ trợ những đối tượng chịu ảnh hưởng này.

Việc áp thuế với hàng trăm mặt hàng tới đây cần căn cơ xem bức tranh cụ thể ra sao, về nguyên tắc khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung mở rộng hơn nữa, hai bên liên tục áp thuế suất đặc biệt lên nhau thì có lợi cho Việt Nam nếu hàng Việt biết cạnh tranh tốt để tranh thủ lấp vào khoảng trống hàng hóa hai bên Mỹ - Trung để lại. Thế nhưng lại có những mặt trái mà chúng ta cũng phải lường tới như việc hàng Trung Quốc có thể tràn sang thị trường Việt để tiêu thụ hoặc mượn đường để xuất khẩu đi Mỹ. Cả hai kênh này đều không tốt cho Việt Nam cả về mặt mất thị phần cả về mặt mất uy tín, thậm chí có thể bị điều tra.

Đặc biệt cần phải tuyên truyền để doanh nghiệp Việt .tỉnh táo không bị lôi kéo cho “mượn đường” xuất khẩu. Bài học như vụ sản phẩm nhôm, sắt, thép có nguồn gốc Trung Quốc xuất từ Việt Nam đi Mỹ đã bị đánh thuế suất rất cao, gây ảnh hưởng rất lớn tới xuất khẩu thép của Việt Nam”.

Chuyên gia Nguyễn Xuân Thành - Giảng viên Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright nhận định: Các mặt hàng Trung Quốc phải chịu thuế chủ yếu là hàng trung gian như máy móc cơ khí, máy móc thiết bị điện và điện tử, còn hàng tiêu dùng chỉ chiếm khoảng 1%. Trong gần 1.000 mặt hàng của Trung Quốc chịu tương tự của Việt Nam xuất sang Mỹ năm 2017 chỉ có trị giá 1,2 tỉ USD. Vì thế, cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng gia tăng xuất khẩu sang Mỹ khi hàng Trung Quốc chịu thuế là không đáng kể. Đồng thời, sản phẩm bị đánh thuế là hàng trung gian gồm máy móc, thiết bị cơ khí, phương tiện vận tải… nên nếu Trung Quốc không xuất được sang Mỹ thì cũng khó tìm đường đến Châu Á, trong đó có Việt Nam. Đ.T

Ông Nguyễn Đại Phượng - Chuyên gia bình luận quốc tế nhận định: Động thái lần này của Tổng thống Donald Trump là bước đi leo thang cao hơn, căng thẳng trong quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Điều khiến Mỹ tức giận là Trung Quốc chọn các mặt hàng đánh vào uy tín của ông Donald Trump như đậu tương, đậu nành, cám và các sản phẩm nông nghiệp khác, đối tượng chịu tác động lại có ảnh hưởng lớn tới lá phiếu ủng hộ ông Donald Trump. Trung Quốc lo ngại Mỹ muốn kinh tế Trung Quốc suy yếu đi và nghi ngờ cuộc chiến thương mại leo thang không chỉ vì mục đích thương mại... LAN HƯƠNG

ĐỨC THÀNH
TIN LIÊN QUAN

Ứng phó với tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Thức thời và tỉnh táo

Đức Thành |

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung xem ra chưa có hồi kết khi hai bên liên tục tung đòn trả đũa lẫn nhau, điều đó ảnh hưởng nhiều tới các nền kinh tế khác. Trong đó, Việt Nam - một quốc gia có địa - kinh tế đặc biệt với cả Mỹ và Trung Quốc.

Mối nguy lớn khi đồ gỗ Trung Quốc “đội lốt” hàng Việt để xuất khẩu

Hương Nguyễn |

Khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung nổ ra, các chuyên gia lo ngại về việc hàng Trung Quốc “đội lốt” sản phẩm “Made in Vietnam” để xuất sang Mỹ. Và Việt Nam sẽ là nước phải hứng chịu tác động tiêu cực từ cuộc chiến tranh thương mại giữa hai “ông lớn” này.

Cá tra Việt Nam và cuộc chiến “giành giật” thị trường Mỹ

Linh Chi |

Kể từ khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc nổ ra, Mỹ áp thuế 10% đối với sản phẩm thủy sản nhập khẩu từ Trung Quốc. Điều này khiến doanh số cá rô phi Trung Quốc tại hệ thống siêu thị lớn của Mỹ đã giảm 20-30% so với trước. Khi cá rô phi Trung Quốc dần mất thị phần thì các doanh nghiệp cá tra Việt Nam đang dồn lực để giành thêm thị phần từ cá thịt trắng tại thị trường Mỹ.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Ứng phó với tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Thức thời và tỉnh táo

Đức Thành |

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung xem ra chưa có hồi kết khi hai bên liên tục tung đòn trả đũa lẫn nhau, điều đó ảnh hưởng nhiều tới các nền kinh tế khác. Trong đó, Việt Nam - một quốc gia có địa - kinh tế đặc biệt với cả Mỹ và Trung Quốc.

Mối nguy lớn khi đồ gỗ Trung Quốc “đội lốt” hàng Việt để xuất khẩu

Hương Nguyễn |

Khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung nổ ra, các chuyên gia lo ngại về việc hàng Trung Quốc “đội lốt” sản phẩm “Made in Vietnam” để xuất sang Mỹ. Và Việt Nam sẽ là nước phải hứng chịu tác động tiêu cực từ cuộc chiến tranh thương mại giữa hai “ông lớn” này.

Cá tra Việt Nam và cuộc chiến “giành giật” thị trường Mỹ

Linh Chi |

Kể từ khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc nổ ra, Mỹ áp thuế 10% đối với sản phẩm thủy sản nhập khẩu từ Trung Quốc. Điều này khiến doanh số cá rô phi Trung Quốc tại hệ thống siêu thị lớn của Mỹ đã giảm 20-30% so với trước. Khi cá rô phi Trung Quốc dần mất thị phần thì các doanh nghiệp cá tra Việt Nam đang dồn lực để giành thêm thị phần từ cá thịt trắng tại thị trường Mỹ.