Giới khoa học Trung Quốc tìm ra bí mật để tạo giống lúa siêu lai

Thanh Hà |

Các nhà khoa học Trung Quốc có bước đột phá trong hiểu biết về di truyền học của lai tạo giống lúa để tạo nên giống lúa lai khỏe mạnh hơn, năng suất cao hơn.

Japonica và Indica là 2 giống lúa được trồng rộng rãi ở Trung Quốc, mỗi loại có những đặc điểm và phân bổ địa lý riêng biệt, theo SCMP.

Những giống lúa lai của 2 loại này khoẻ hơn, có khả năng chống chịu sâu bệnh, hạn hán cao hơn. Tuy nhiên, giống lúa lai của Japonica và Indica không thể tạo ra hạt giống do cách ly sinh sản - tức tập hợp các cơ chế ngăn thành viên của các loài khác nhau sinh ra thế hệ con có khả năng sinh sản.

Sau 13 năm nghiên cứu, nhóm nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu Khoa học Cây trồng thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS) và Đại học Nông nghiệp Nam Kinh do Viện sĩ Wan Jianmin dẫn đầu, đã vượt qua thử thách nhân giống lúa này.

Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cell.

Đầu tiên, nhóm nghiên cứu xác định được chuỗi gene gây ra hiện tượng bất thụ phấn ở giống lúa lai Japonica-Indica.

Nhóm nghiên cứu phát hiện ra 2 gene: 1 gene "sát thủ" và 1 gene "người bảo hộ". Hầu như tất cả thế hệ sau của giống lúa lai Japonica-Indica thừa hưởng gene "sát thủ". Chỉ có một số thế hệ sau thừa hưởng gene "người bảo hộ" có khả năng ngăn chặn gene "sát thủ" gây hại.

“Công trình này tiết lộ cách thức hoạt động của gene "sát thủ" - Wu Chuanyin, giáo sư tại CAAS, đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết.

Gene "sát thủ" phá vỡ chức năng tạo năng lượng của một loại protein lõi trong ty thể - nhà máy sản xuất năng lượng của tế bào - dẫn tới phấn hoa không có khả năng sinh sản.

Gene "người bảo hộ" tương tác với "sát thủ", định tuyến lại gene này đến một nhà máy sản xuất tế bào khác. Tại đây, gene sát thủ bị loại bỏ và đảm bảo sự phát triển bình thường của phấn hoa.

Khi sử dụng phương pháp gene để ngăn chặn gene "sát thủ", có thể tránh được hiện tượng phấn hoa không có khả năng sinh sản và từ đó tạo ra được giống lúa lai có những ưu điểm của cả Japonica và Indica.

"Nếu một giống lúa siêu lai được lai tạo giữa Japonica và Indica, thì giống lúa đó được dự đoán sẽ cho năng suất cao hơn 15% so với giống lúa lai hiện có" - ông Wan nói với Tân Hoa Xã.

Cơ chế này góp phần tạo ra hiệu ứng “gene drive” (phát động gene) - việc kích thích kế thừa một kiểu gene đặc trưng trong quần thể.

Trong quá trình nhân giống tự nhiên, khi lai cây lúa mang gene "sát thủ" và "người bảo hộ" với những cây không có gene này qua một số thế hệ, thế hệ con mang cặp gene này tăng dần về số lượng và cuối cùng là trội hoàn toàn.

Bằng cách liên kết các gene cải thiện chất lượng cây trồng với cặp gene "sát thủ" - "người bảo hộ", các nhà nghiên cứu có thể làm cho các gene mong muốn lan truyền nhanh chóng ở thế hệ con lai, cải thiện đáng kể hiệu quả nhân giống.

Theo chuyên gia Wu, loại lúa lai này sẽ có lợi cho sức khỏe con người vì phải sử dụng ít thuốc trừ sâu hơn.

Nhóm nghiên cứu của ông bắt đầu nghiên cứu lúa lai từ năm 1991. Trong vòng hơn 30 năm, nhóm đã xác định, đặt tên cho 27 gene liên quan tới việc không có khả năng thụ phấn, chiếm hơn một nửa tổng số nghiên cứu trong lĩnh vực này.

“Sẽ rất thú vị khi cơ chế này có thể được khai thác triệt để cho các mục đích công nghệ sinh học và y sinh" - nhà khoa học Trung Quốc Wu Chuanyin chia sẻ.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Sở thú Trung Quốc bị nghi cho người giả dạng gấu chó

Thanh Hà |

Sở thú ở Hàng Châu, Trung Quốc khẳng định, con gấu chó là có thật sau khi video quay cảnh một con gấu chó đứng bằng 2 chân sau dẫn tới tranh luận trên mạng xã hội.

Hồ nước lớn nhất Trung Quốc thông với sông Dương Tử vào mùa khô sớm kỷ lục

Thanh Hà |

Hồ Bà Dương - hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc thông với sông Dương Tử - bắt đầu mùa khô sớm nhất trong hơn 70 năm qua.

Đập Tam Hiệp ghi dấu mốc đáng nhớ trong 2 thập kỷ vận hành

Thanh Hà |

Đập Tam Hiệp ở Trung Quốc có khoảng 1 triệu tàu thuyền đi qua trong 2 thập kỷ qua, theo cơ quan quản lý đường thuỷ Tam Hiệp.

Gia đình liệt sĩ tố người phụ nữ giả hồ sơ nhận chế độ vợ liệt sĩ cô đơn

Khánh Linh |

Hà Nam - Gửi đơn đến Báo Lao Động, gia đình liệt sĩ Trần Đình Dũng (tức Dáy), tố bà Nguyễn Thị Hạnh (trú tại xã Trịnh Xá, TP Phủ Lý) làm giả hồ sơ, giấy tờ để nhận chế độ vợ liệt sĩ cô đơn.

Xét xử 9 bị cáo trong vụ án Sân bay Điện Biên

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Sau nhiều lần trì hoãn, sáng nay (2.8), Tòa án Nhân dân tỉnh Điện Biên đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 9 bị cáo trong vụ án Sân bay Điện Biên.

Mong giáo viên mầm non được đưa vào nhóm ngành nghề nặng nhọc, độc hại

Tất Thảo |

Tại Diễn đàn người lao động năm 2023 vừa được tổ chức, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Nguyễn Kim Sơn cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang phối hợp Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét đưa giáo viên mầm non vào nhóm ngành nghề nặng nhọc, độc hại. Đề xuất này được nhiều người trong cuộc là các giáo viên mầm non đồng tình, ủng hộ.

Đến Côn Đảo thăm nơi ra đời bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn”

Lâm Điền |

Bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” được Phan Châu Trinh sáng tác trong thời gian bị cầm tù tại trại giam Phú Hải, Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu).

PODCAST: Sinh viên ra trường làm trái ngành liệu có lãng phí?

Nhóm PV |

Tìm được một công việc phù hợp, đúng với chuyên ngành đã học sau khi ra trường là mong ước của hầu hết sinh viên, thế nhưng trong thời buổi thị trường lao động cạnh tranh như hiện nay để tìm được công việc đúng ngành, đúng nghề với ngành học của mình là một việc không hề đơn giản. Chính bởi vậy, nhiều người buộc phải lựa chọn công việc làm trái với ngành học hoặc rẽ ngang sang một hướng hoàn toàn khác.

Sở thú Trung Quốc bị nghi cho người giả dạng gấu chó

Thanh Hà |

Sở thú ở Hàng Châu, Trung Quốc khẳng định, con gấu chó là có thật sau khi video quay cảnh một con gấu chó đứng bằng 2 chân sau dẫn tới tranh luận trên mạng xã hội.

Hồ nước lớn nhất Trung Quốc thông với sông Dương Tử vào mùa khô sớm kỷ lục

Thanh Hà |

Hồ Bà Dương - hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc thông với sông Dương Tử - bắt đầu mùa khô sớm nhất trong hơn 70 năm qua.

Đập Tam Hiệp ghi dấu mốc đáng nhớ trong 2 thập kỷ vận hành

Thanh Hà |

Đập Tam Hiệp ở Trung Quốc có khoảng 1 triệu tàu thuyền đi qua trong 2 thập kỷ qua, theo cơ quan quản lý đường thuỷ Tam Hiệp.