Chuyên gia nêu giải pháp giúp sinh viên kiếm tiền đúng cách

Phan Liên |

Nhiều bạn sinh viên thường không tự chủ được tài chính của bản thân mình và trở nên bối rối, không biết đi làm thêm kiếm tiền hay tập trung vào việc học.

Loay hoay tìm kiếm công việc làm thêm

Ngay từ khi mới chân ướt chân ráo lên Hà Nội học tập, sinh sống, Nguyễn Minh Hạnh (quê Thái Bình) đã dự tính, ngoài việc đi học, em sẽ lựa chọn 1 công việc làm thêm để có thêm thu nhập. Dự định là vậy, nhưng tìm kiếm công việc phù hợp với mức lương mong muốn không phải điều dễ dàng.

"Nếu làm việc đúng chuyên ngành theo học thì lương rất thấp vì kinh nghiệm em chưa có. Em được bạn bè giới thiệu làm ở quán cà phê, nhân viên bán hàng, lương cao, lại được chủ động thời gian" - Hạnh chia sẻ.

Sau 3 năm học đại học, ngoài giờ lên lớp, Minh Hạnh vẫn chăm chỉ làm thêm. Công việc em lựa chọn là nhân viên bán hàng tại 1 cửa hàng quần áo gần trường với mức lương 18.000 đồng/giờ. Dù chăm chỉ làm việc, chịu khó làm tăng ca vào cuối tuần, nhưng thu nhập của Hạnh không được như kỳ vọng.

Nguyễn Đức Huy, sinh viên năm cuối Trường Đại học Giao thông vận tải cũng loay hoay tìm cách tăng thu nhập từ việc làm tài xế công nghệ.

"Công việc hiện tại không giúp ích cho việc học trên lớp nhưng giúp em có thu nhập trang trải cho cuộc sống. Cũng đã nhiều lần em băn khoăn, liệu rằng mình có nên dừng công việc làm thêm, tập trung cho việc học hay không?" - Đức Huy bày tỏ sự lo lắng.

Bật mí cách tăng thu nhập

Ths.Hoàng Hồng Hạnh, chuyên gia giáo dục tài chính và truyền thông (DSIK Đông Nam Á) đánh giá, việc sinh viên vừa học, vừa làm thêm sẽ giúp các bạn có thêm thu nhập và các mối quan hệ trong công việc, tích lũy nhiều kinh nghiệm và kỹ năng làm việc, kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả. Đây là điều kiện tốt để sinh viên tìm được công việc phù hợp sau khi ra trường.

Sinh viên đi làm thêm để tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Sinh viên đi làm thêm để tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Dù ủng hộ việc sinh viên đi làm thêm để tích luỹ kinh nghiệm, rèn kĩ năng, bà Hạnh thẳng thắn chỉ ra những điểm hạn chế của việc vừa đi học, vừa đi làm.

Cụ thể, nếu không biết cách cân đối giữa đi học, đi làm, sinh viên sẽ không còn nhiều thời gian học tập, sức khỏe bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, sinh viên còn bị hạn chế thời gian tham gia các hoạt động trong trường và xã hội.

Bà Hạnh cho rằng, để giảm thiểu tối đa những mặt tiêu cực trong quá trình vừa học, vừa làm thêm, sinh viên cần ghi nhớ 3 điều sau:

Thứ nhất, việc đi học luôn cần phải ưu tiên vì đã trả học phí. Đây là khoản đầu tư cho kiến thức và công việc tương lai của sinh viên. Chúng ta chỉ nên đi làm khi đã làm chủ được thời gian của mình.

Thứ hai, cần xây dựng định hướng, tìm được công việc phát huy thế mạnh của bản thân, tăng cường kinh nghiệm và kỹ năng của mình để hướng tới mục tiêu lớn hơn trong tương lai.

Cuối cùng, mỗi sinh viên cần phải biết quản lý thu - chi thật tốt để khi tích lũy được có thể học cách đầu tư nhằm tăng thu nhập của mình.

"Định hướng về tương lai để biết rõ về ưu, nhược điểm, về công việc mà bạn mong muốn luôn là điều cần thiết của sinh viên hiện nay" - Ths.Hoàng Hồng Hạnh nhấn mạnh.

Phan Liên
TIN LIÊN QUAN

Theo đuổi đam mê, sinh viên kiếm hàng chục triệu đồng mỗi tháng

Phan Liên |

Sinh viên ngày càng quan tâm đến việc làm đúng chuyên ngành của mình thay vì chăm chỉ làm thêm chỉ để kiếm thêm thu nhập.

Tận dụng tàu dừa bỏ đi, cựu sinh viên ĐH mỹ thuật làm tranh vạn người mê

Văn Trực - Ngọc Trâm |

Tận dụng những cành dừa, tàu dừa bỏ đi ven biển Đà Nẵng, anh Lê Thanh Hà (sinh năm 1978, quê Nghệ An, cựu sinh viên trường ĐH Mỹ thuật Huế) đã nghiên cứu và sản xuất ra loại giấy từ xơ của tàu dừa, từ đó tạo nên những bức tranh trang trí có màu sắc đặc biệt với thương hiệu tranh giấy dừa Đà Nẵng. Những bức tranh của anh Hà hiện nay được nhiều nơi trong và ngoài nước ưa chuộng và đặt hàng.

Những sinh viên "ngại" xin tiền cha mẹ

Phan Liên |

Thay vì phụ thuộc vào gia đình, nhiều sinh viên đã cố gắng tiết kiệm, đi làm thêm để xoay xở tiền nộp học cùng các khoản chi tiêu khác.

Chứng khoán: Nhịp giảm điểm đang xuất hiện trở lại

Gia Miêu |

Xu hướng hồi phục lên ngưỡng kháng cự 1.070-1.080 điểm là khá mong manh do dòng tiền chưa có dấu hiệu quay trở lại thị trường chứng khoán.

Mặt bằng khối đế chung cư vắng khách thuê

Thu Giang |

Do nhu cầu mua sắm tiêu dùng của người dân giảm mạnh đã khiến mặt bằng khối đế tại nhiều khu chung cư, căn hộ cao cấp TP. Hà Nội rơi vào cảnh ảm đạm, vắng vẻ khách thuê.

Bí thư Bắc Ninh chỉ đạo, doanh nghiệp mong sớm gỡ vướng dự án Cụm công nghiệp làng nghề

Vân Trường |

Đại diện Tập đoàn Hanaka cho biết, mong từng ngày được bàn giao nốt mặt bằng để hoàn thiện Dự án Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá, góp phần giải quyết ô nhiễm môi trường làng nghề.

Lắp thiết bị báo cháy từ xa: “Tôi chưa nghe thấy ai yêu cầu”

Kim Sơn |

Mặc dù đã quá hạn phải lắp thiết bị giám sát, truyền tin tự động qua mạng tới Cục Cảnh sát PCCC&CNCH (Bộ Công an) về tình trạng của hệ thống phòng cháy, cũng như sự cố cháy nổ, tuy nhiên, nhiều chung cư chưa tiến hành lắp đặt; thậm chí có nơi còn chưa nghe nói tới quy định này.

Nga công bố cách định đoạt tương lai của Nord Stream

Thanh Hà |

Nga cho biết, tất cả các cổ đông sẽ quyết định có cho dừng đường ống dẫn khí đốt Nord Stream vốn bị hư hại trong vụ nổ cuối năm ngoái hay không.

Theo đuổi đam mê, sinh viên kiếm hàng chục triệu đồng mỗi tháng

Phan Liên |

Sinh viên ngày càng quan tâm đến việc làm đúng chuyên ngành của mình thay vì chăm chỉ làm thêm chỉ để kiếm thêm thu nhập.

Tận dụng tàu dừa bỏ đi, cựu sinh viên ĐH mỹ thuật làm tranh vạn người mê

Văn Trực - Ngọc Trâm |

Tận dụng những cành dừa, tàu dừa bỏ đi ven biển Đà Nẵng, anh Lê Thanh Hà (sinh năm 1978, quê Nghệ An, cựu sinh viên trường ĐH Mỹ thuật Huế) đã nghiên cứu và sản xuất ra loại giấy từ xơ của tàu dừa, từ đó tạo nên những bức tranh trang trí có màu sắc đặc biệt với thương hiệu tranh giấy dừa Đà Nẵng. Những bức tranh của anh Hà hiện nay được nhiều nơi trong và ngoài nước ưa chuộng và đặt hàng.

Những sinh viên "ngại" xin tiền cha mẹ

Phan Liên |

Thay vì phụ thuộc vào gia đình, nhiều sinh viên đã cố gắng tiết kiệm, đi làm thêm để xoay xở tiền nộp học cùng các khoản chi tiêu khác.