Dự án khí đốt lớn nhất EU bị phản đối dữ dội

Khánh Minh |

Các nhà hoạt động phản đối dự án khí đốt lớn nhất EU bên ngoài trụ sở công ty dầu khí OMV Petrom ở Romania.

Hàng chục nhà hoạt động của tổ chức Greenpeace (Hòa bình xanh) từ Romania, Bulgaria và Cộng hòa Czech trong tuần này đã tập trung tại trụ sở OMV Petrom ở Bucharest, Romania, để phản đối dự án Neptun Deep.

Dự án nếu đi vào hoạt động sẽ đe dọa mục tiêu trung hòa carbon của EU và gây hại cho động vật hoang dã ở Biển Đen. Neptun Deep cũng sẽ trở thành dự án khoan khí đốt ngoài khơi lớn nhất châu Âu và đưa Romania trở thành nhà sản xuất khí đốt hóa thạch lớn nhất EU.

Các nhà hoạt động đã sơn thông điệp “Không khí đốt mới” trên tòa nhà OMV Petrom. Những người khác cầm poster với các thông điệp như “Ngăn chặn Neptun Deep”, “Đừng phá hủy Biển Đen”, “Không có tương lai cho khí đốt” hoặc “Ngăn chặn khí hóa thạch”.

Theo bài viết trên website Greenpeace, Neptun Deep - dự án khoan nước sâu đầu tiên được đề xuất ở Biển Đen tại Romania - là một trong nhiều dự án cơ sở hạ tầng khí đốt đang được phát triển ở châu Âu, nơi các công ty nhiên liệu hóa thạch đang lấy lý do "đảm bảo nguồn cung năng lượng của châu Âu" để thúc đẩy chương trình khí đốt.

Đường ống dẫn khí Neptun Deep thậm chí có thể được cấp vốn công từ EU. Trong khi đó, một số phân tích cho thấy, EU không cần mở rộng nguồn cung khí đốt để đáp ứng nhu cầu năng lượng đang suy giảm của mình.

Biểu tình phản đối dự án khí đốt bên ngoài trụ sở OMV Petrom ở Romania. Ảnh: Greenpeace
Biểu tình phản đối dự án khí đốt bên ngoài trụ sở OMV Petrom ở Romania với biểu ngữ “Ngăn chặn Neptun Deep”. Ảnh: Greenpeace

"Các dự án khí hóa thạch mới không tương thích với việc hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C.

Điều cuối cùng thế giới cần mới là các hoạt động khoan khí hóa thạch mới - không phải ở Romania và không phải ở bất kỳ nơi nào khác. Khí hóa thạch là nhiên liệu hóa thạch có sức tàn phá tương tự như dầu và than đá. Để đảm bảo một tương lai an toàn và lành mạnh cho tất cả mọi người, tất cả các dự án khí hóa thạch mới ở EU cần phải dừng lại ngay bây giờ” - Lisa Göldner, nhà vận động Năng lượng Châu Âu của Greenpeace Đức nói và bổ sung rằng, thay vì khoan và đốt nhiều khí hóa thạch hơn, cần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo và cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng.

"Không thể tin được OMV Petrom. Công ty từ chối tiết lộ số lượng lớn hóa chất sẽ được đổ xuống Biển Đen để khai thác loại khí này. Thực tế là OMV đang lên kế hoạch khai thác khí metan - một loại khí nhà kính mạnh hơn 80 lần so với CO2 trong khung thời gian 20 năm - đồng thời gây hại cho cá, động vật có vú ở biển, các loài trên cạn và môi trường sống của chúng. Không tốt cho thiên nhiên, cho khí hậu và cho con người" - Alin Tanase, Điều phối viên Chiến dịch tại Greenpeace Romania nói thêm.

Theo ước tính của Greenpeace Romania, dự án này có thể tạo ra hơn 200 triệu tấn khí thải nhà kính trong 20 năm, trở thành mối đe dọa đối với mục tiêu trung hòa carbon của EU.

Tại Áo vào tháng trước, 76 nhà khoa học đã tham gia Greenpeace để kêu gọi OMV dừng dự án Neptun Deep. Một cuộc biểu tình phản đối sự phát triển của Neptun Deep và các cơ sở hạ tầng khí đốt mới khác trên khắp châu Âu cũng vừa diễn ra tại Vienna hồi giữa tuần.

Các nhà vận động hành lang khí đốt từ các công ty nhiên liệu hóa thạch lớn của châu Âu dự kiến gặp nhau trong tuần này tại Hội nghị khí đốt châu Âu, nhưng sự kiện này đã bị hoãn vô thời hạn vì lo ngại các cuộc biểu tình.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Nga lên kế hoạch để thế giới gia tăng sự phụ thuộc vào khí đốt Nga

Song Minh |

Một nguồn tin của Bộ Dầu khí Iran nói với OilPrice.com rằng, Nga và Iran đã ký 19 thỏa thuận hợp tác mới trong lĩnh vực khí đốt, cơ sở hạ tầng và tài chính trong những ngày gần đây, trong đó, khí đốt được coi là mũi nhọn.

Quốc gia EU tuyên bố không cần Ukraina để mua khí đốt Nga

Ngọc Vân |

Hungary có thể tăng nhập khẩu khí đốt Nga mà không cần đường ống dẫn khí qua Ukraina.

Đức có nguồn cung khí đốt lớn thay thế khí đốt Nga

Song Minh |

Để thay thế khí đốt Nga, Đức ký thỏa thuận mua 1 triệu tấn LNG mỗi năm của công ty dầu khí quốc gia UAE.

Người lao động quyết nghỉ việc tại Công ty BKAV AI do bị nợ lương kéo dài

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: “Giọt nước tràn ly" khiến người lao động Công ty Cổ phần BKAV AI nghỉ việc; Lao động tại Hà Nội nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến từ 1.4; Thời bão giá, công nhân chật vật sống trong nhà trọ xuống cấp...

Bayern bị Leverkusen nới rộng khoảng cách lên 13 điểm

TAM NGUYÊN |

Sau khi chứng kiến Bayer Leverkusen ngược dòng kịch tính trước Hoffenheim, Bayern Munich để thua Dortmund ngay trên sân nhà.

3 lý do các nhà dự báo bão lo lắng về mùa bão 2024

Thanh Hà |

Loạt tín hiệu mùa bão dữ dội đang tiếp tục hình thành trong bối cảnh nhiều dự báo sớm về mùa bão 2024 đang được các chuyên gia trong ngành đưa ra.

Quy định về tiền lương, công chức, khen thưởng có hiệu lực từ tháng 4.2024

Thục Quyên (T/H) |

Một số chính sách, quy định về lao động, tiền lương, công chức, khen thưởng sẽ có hiệu lực từ tháng 4.2024.

Đề xuất lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai tối thiểu 5 lần/9 tháng

Thục Quyên |

Góp ý vào dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội tiếp cận dưới góc độ quyền của lao động nữ, chuyên gia đề nghị quy định số lần khám thai cho lao động nữ tối thiểu 5 lần; có ý kiến đề xuất tăng thời gian khám thai từ 5 lần/9 tháng thành 9 lần/9 tháng...

Nga lên kế hoạch để thế giới gia tăng sự phụ thuộc vào khí đốt Nga

Song Minh |

Một nguồn tin của Bộ Dầu khí Iran nói với OilPrice.com rằng, Nga và Iran đã ký 19 thỏa thuận hợp tác mới trong lĩnh vực khí đốt, cơ sở hạ tầng và tài chính trong những ngày gần đây, trong đó, khí đốt được coi là mũi nhọn.

Quốc gia EU tuyên bố không cần Ukraina để mua khí đốt Nga

Ngọc Vân |

Hungary có thể tăng nhập khẩu khí đốt Nga mà không cần đường ống dẫn khí qua Ukraina.

Đức có nguồn cung khí đốt lớn thay thế khí đốt Nga

Song Minh |

Để thay thế khí đốt Nga, Đức ký thỏa thuận mua 1 triệu tấn LNG mỗi năm của công ty dầu khí quốc gia UAE.