Đông Nam Á sẵn sàng phục hồi trong năm 2022

Thanh Hà |

Xuất khẩu tăng vọt của Đông Nam Á mang tới hy vọng cho sự phục hồi trong năm 2022. Sự phục hồi kinh tế trong khu vực Đông Nam Á trong năm nay, theo Nikkei Asia, có khả năng thúc đẩy các ngân hàng trung ương trong khu vực, vốn chủ yếu giữ nguyên lãi suất trong năm 2021, chuyển sang tăng lãi suất để bảo vệ đồng nội tệ.

Trọng tâm sống chung với COVID-19

Nikkei Asia ngày 4.1 nhận định, các nước Đông Nam Á dường như sẵn sàng để tiếp tục phục hồi trong năm nay, với xuất khẩu tăng nhanh thúc đẩy sự phục hồi sau khi khu vực trải qua những tác động của đại dịch.

Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực Đông Nam Á sẽ tăng 5,1% trong năm nay. Dự báo này thể hiện sự tăng tốc so với 3% ước tính cho năm 2021 khi đại dịch COVID-19 khiến các nhà máy ở Malaysia và Việt Nam phải đóng cửa trong mùa hè, tác động tới chuỗi cung ứng toàn cầu.

Xuất khẩu đang tăng vọt ở một số nền kinh tế lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á. Xuất khẩu của Malaysia tăng 32% so với cùng kỳ năm ngoái lên 112,2 tỉ ringgit (26,9 tỉ USD), sau khi phá kỷ lục hằng tháng vào tháng 10.2021. Dữ liệu thương mại cũng cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ trong các sản phẩm điện và điện tử, chiếm gần 40% tổng sản lượng. Sự tăng trưởng thương mại cũng được ghi nhận ở các sản phẩm dầu mỏ và hóa chất của Malaysia.

Ông Wong Siew Hai - Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Malaysia, dự đoán có những điều kiện tốt hơn nữa cho lĩnh vực này trong năm 2022. Ông cũng lưu ý, lũ lụt gần đây xảy ra ở Malaysia không tác động quá mạnh tới ngành công nghiệp bán dẫn.

Trong khi đó, xuất khẩu của Singapore đã tăng 24,2% trong tháng 11.2021, mức tăng lớn nhất trong khoảng một thập kỷ ở nước này.

Bên cạnh đó, tỉ lệ tiêm vaccine COVID-19 tăng và số ca mắc COVID-19 mới giảm đã giúp hoạt động kinh tế bình thường trở lại ở nhiều quốc gia. Công ty chứng khoán Maybank Kim Eng đánh giá rằng, nguy cơ phong tỏa đã giảm xuống ở Đông Nam Á. Công ty cho biết, năm 2022 sẽ là năm khu vực có trọng tâm là chung sống với COVID-19.

Dự báo động thái của các ngân hàng trung ương

Các ngân hàng trung ương cắt giảm lãi suất vào năm 2020 trong bối cảnh đại dịch COVID-19 và giữ ổn định trong năm 2021. Với bức tranh kinh tế dự kiến ​​cải thiện trong năm 2022, các ngân hàng đang xem xét thay đổi hướng đi. Các nhà kinh tế ngày càng kỳ vọng việc tăng lãi suất sẽ diễn ra ở các nền kinh tế lớn trong nửa cuối năm 2022, theo cây viết Takashi Nakano của Nikkei.

Ngân hàng United Overseas Bank có trụ sở tại Singapore dự kiến tăng lãi suất ở Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan trong năm nay. Tại Indonesia, ngân hàng dự kiến ​​có 4 lần tăng trong nửa cuối năm, nâng lãi suất chính sách từ mức 3,5% hiện nay lên 4,5% trước cuối năm.

Singapore đã bắt đầu điều chỉnh chính sách tương đối sớm, từ tháng 10.2021, bằng cách điều chỉnh biên độ tỉ giá và có thể có động thái tương tự một lần nữa vào tháng 4.2022.

Những điều chỉnh diễn ra trong bối cảnh dự báo về khả năng lãi suất cao hơn ở những nền kinh tế tiên tiến. Cơ quan Dự trữ Liên bang Mỹ đã ra tín hiệu về khả năng có 3 đợt tăng lãi suất trong năm 2022 trong khi Ngân hàng Trung ương Anh đã công bố mức tăng vào tháng 12.

Nếu tỉ giá cao hơn khiến các khoản đầu tư vào những thị trường phát triển này trở nên hấp dẫn hơn thì nguồn vốn có thể chảy từ Đông Nam Á sang những nền kinh tế đó, gây sức ép giảm giá với tiền tệ trong khu vực. Điều đó có thể làm tăng giá nhập khẩu, gây ra lạm phát và giảm sức mua của người tiêu dùng.

Để kiềm chế tình trạng mất giá, các ngân hàng trung ương Đông Nam Á có thể cần tăng lãi suất để thu hẹp khoảng cách với các nền kinh tế tiên tiến, theo Nikkei. Tuy nhiên, những kịch bản chính sách tiền tệ và kỳ vọng tăng trưởng này ở Đông Nam Á có thể phức tạp hơn nếu biến thể Omicron kéo dài. Đông Nam Á có ít ca COVID-19 hơn các quốc gia phương Tây, nhưng nhiều quốc gia đã buộc phải áp dụng các biện pháp hạn chế ngừa COVID-19 như ngừng đi lại không cách ly.

Sự phục hồi chậm chạp của ngành Du lịch đã cản trở tăng trưởng trong năm 2021 và việc trì hoãn mở cửa trở lại hoạt động du lịch xuyên biên giới có thể bù lại một số lợi ích từ xuất khẩu tăng trong năm nay.

Ngân hàng Phát triển Châu Á dự đoán lạm phát tương đối dịu đi ở Đông Nam Á trong năm nay, ở mức 2,5%, cho thấy đây sẽ không phải là yếu tố chính trong các quyết định của các ngân hàng trung ương.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Trung Quốc đột ngột giảm mạnh xuất khẩu nhiên liệu đầu năm

Song Minh |

Trung Quốc giảm một nửa hạn ngạch xuất khẩu nhiên liệu trong đợt phân bổ hạn ngạch đầu tiên của năm 2022.

Xúc tiến thương mại trực tiếp tại UAE, ký kết nhiều hợp đồng xuất khẩu

Vũ Long |

Sau 2 năm COVID-19, lần đầu tiên doanh nghiệp được hỗ trợ xúc tiến thương mại trực tiếp tại UAE, nhiều hợp đồng xuất khẩu đã được ký kết.

Xuất khẩu sang Anh tăng 15,6% nhờ Hiệp định UKFTA

Vũ Long |

Sau 1 năm thực thi UKFTA, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Anh đạt 5,24 tỉ USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước.

Ùn ứ trong và ngoài sân bay Tân Sơn Nhất ngày 28 Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Ngày 28 Tết, hơn 130.000 khách qua sân bay Tân Sơn Nhất, cao nhất trong đợt cao điểm phục vụ Tết Nguyên đán 2023. Khách tăng cao khiến các sảnh làm thủ tục ở sân bay Tân Sơn Nhất đông nghịt người, đường Trường Sơn trước cổng sân bay liên tục bị ùn ứ phương tiện.

Bộ Tài chính nói gì về gói lãi suất 2% chậm giải ngân

Trà My |

Việc giải ngân gói 40.000 tỉ đồng hỗ trợ lãi suất 2% đến nay kết quả chưa được như kì vọng. Bộ Tài chính nói gì về đề xuất điều chuyển nguồn gói vay hỗ trợ lãi suất này sang chương trình cho vay giải ngân qua Ngân hàng Chính sách xã hội?

Giờ thứ 9: Giả điên - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Dường như mối tình đầu luôn là mối tình đẹp nhất, để lại nhiều dư vị ngọt ngào nhất của tuổi trẻ. Nhưng mối tình đầu cũng luôn buồn nhất và nhiều chia ly nhất. Chắc hẳn, đó sẽ là mối tình không bao giờ quên được vì nó chính là những rung động đầu tiên đối với mỗi người. Và sẽ chẳng có ai tin rằng, có những người chia tay mối tình đầu sau vài chục năm xa cách, lại có thể quay trở về chung sống với nhau thật hạnh phúc.

Tài chính thông minh: Đầu tư gì với 30 triệu đồng tiết kiệm mỗi tháng?

Nhóm PV |

Trong số Tài chính thông minh (laodong.vn) lần này, Ths Ngô Thành Huấn - Giám đốc Khối tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ giải đáp thắc mắc của độc giả về câu hỏi tiết kiệm từ 10 - 30 triệu đồng/tháng thì nên đầu tư vào đâu.

Người trẻ mang mùa xuân đến với người vô gia cư

THUỲ DƯƠNG - THIỆN NHÂN |

Đêm muộn cuối năm, trong cái lạnh tê tái của mùa đông khi đa số mọi người đang trở về quê ăn tết, sum vầy với gia đình thì các đoàn thiện nguyện cũng bắt đầu hành trình mang tết đến cho những cụ ông cụ bà vô gia cư.

Trung Quốc đột ngột giảm mạnh xuất khẩu nhiên liệu đầu năm

Song Minh |

Trung Quốc giảm một nửa hạn ngạch xuất khẩu nhiên liệu trong đợt phân bổ hạn ngạch đầu tiên của năm 2022.

Xúc tiến thương mại trực tiếp tại UAE, ký kết nhiều hợp đồng xuất khẩu

Vũ Long |

Sau 2 năm COVID-19, lần đầu tiên doanh nghiệp được hỗ trợ xúc tiến thương mại trực tiếp tại UAE, nhiều hợp đồng xuất khẩu đã được ký kết.

Xuất khẩu sang Anh tăng 15,6% nhờ Hiệp định UKFTA

Vũ Long |

Sau 1 năm thực thi UKFTA, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Anh đạt 5,24 tỉ USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước.