"Cứu tinh" của EU trong khủng hoảng khí đốt kiên quyết không hạ giá

Thanh Hà |

Các cơ sở khí đốt Na Uy đang hoạt động hết công suất để bù đắp cho phần thiếu hụt mà Châu Âu đối mặt kể từ khi Nga cắt khí đốt cho châu lục.

Na Uy, nhà sản xuất và cung cấp năng lượng lớn, ở vị trí thuận lợi để hỗ trợ Châu Âu phần nào thoát khỏi cuộc khủng hoảng năng lượng.

Quốc gia Bắc Âu này từ lâu đã là nước xuất khẩu thủy điện hàng đầu nhờ vào việc sở hữu nhiều đập thủy điện.

Tuy nhiên, kể từ khi nguồn cung cấp khí đốt Nga bị cắt sau xung đột Nga - Ukraina, Na Uy trở thành nhà cung cấp chính cho Châu Âu về khí đốt.

Các cơ sở khí đốt của Na Uy đang hoạt động hết công suất để bù đắp cho phần thiếu hụt.

"Đóng góp quan trọng nhất mà Na Uy có thể thực hiện trong tình thế hiện nay là duy trì sản lượng khí đốt cao" - Bộ trưởng Dầu mỏ và Năng lượng Terje Aasland phát biểu trước Quốc hội vào tháng trước.

Theo Bộ trưởng Aasland, Na Uy dự kiến ​​tăng xuất khẩu khí đốt lên 8% trong năm nay, nâng sản lượng lên mức kỷ lục 122 tỉ mét khối. Giá khí đốt tăng mạnh cũng đồng nghĩa với lợi nhuận lớn hơn.

Na Uy là nguồn cung cấp khí đốt lớn thứ hai cho Châu Âu vào năm ngoái, chỉ sau Nga. Ảnh: AFP
Na Uy là nguồn cung cấp khí đốt lớn thứ hai cho Châu Âu vào năm ngoái, chỉ sau Nga. Ảnh: AFP

Doanh thu từ dầu và khí đốt của Na Uy dự kiến phá kỷ lục 830 tỉ kroner Na Uy (83 tỉ USD) của năm ngoái, với khả năng đạt 1,5 nghìn tỉ kroner vào năm 2022 và 1,9 nghìn tỉ kroner vào năm tới, theo dự đoán của Nordea Markets.

Với lợi nhuận tăng ngoạn mục như vậy, theo AFP, có những lo ngại rằng Na Uy có nguy cơ bị coi là "bên trục lợi từ chiến tranh".

Hồi tháng 5, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki từng nói Na Uy nên chia sẻ "khoản lợi nhuận khổng lồ, quá mức này". Thủ tướng Morawiecki lập luận rằng quốc gia Bắc Âu đã gián tiếp hưởng lợi, dù không cố ý, từ chiến sự Ukraina.

Cho tới nay, Oslo chưa phản hồi trước lời kêu gọi áp giới hạn giá khí đốt. Na Uy nhấn mạnh vai trò của nước này là nhà cung cấp ổn định, có thể đoán trước được.

"Nếu không có hàng nhập khẩu từ Na Uy, tình hình trên thị trường khí đốt Châu Âu sẽ nghiêm trọng hơn nhiều" - Elisabeth Saether, Ngoại trưởng Bộ Dầu khí và Năng lượng Na Uy, chia sẻ với AFP.

Tuy nhiên, một số quốc gia lo ngại rằng Oslo đang xem xét hạn chế xuất khẩu điện sang Châu Âu khi đang có những lo ngại về nguồn cung cấp điện vào mùa đông.

Na Uy không phải là thành viên của Liên minh Châu Âu (EU) nhưng có liên kết chặt chẽ thông qua việc là thành viên của Khu vực Kinh tế Châu Âu.

Lưới điện của Na Uy có kết nối với các nước láng giềng Bắc Âu là Thụy Điển, Phần Lan và đưa tới Đan Mạch, Đức, Anh qua đường cáp dài dưới biển.

Tuy nhiên, các hồ chứa nước của Na Uy trong tuần này chỉ ở mức 68,5% dung tích, thấp hơn nhiều so với bình thường. Điều này xảy ra sau 2 năm lượng mưa thấp, theo Tổng cục Tài nguyên Nước và Năng lượng Na Uy (NVE).

Sản lượng sản xuất thấp hơn và lượng điện xuất khẩu ra nước ngoài cao hơn đồng nghĩa với việc hóa đơn năng lượng cho các hộ gia đình và doanh nghiệp ở phía nam đất nước cao hơn nhiều trong khi khu vực này vốn được dùng điện giá rẻ.

Trong bối cảnh đó, không phải tất cả người dân Na Uy đều hài lòng về việc xuất khẩu điện.

Các nhà phân tích tại Volue Insight tính toán rằng, người Na Uy sẽ phải chi trả tiền điện ít đi 25% trong mùa đông này nếu không có dây cáp tới Đức và Anh. Đường dây cáp này đi vào hoạt động năm ngoái.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Na Uy từ chối giảm giá khí đốt cho EU

Thanh Hà |

Na Uy sẽ không buộc các công ty của nước này bán năng lượng, trong đó có khí đốt, theo các hợp đồng giá cố định, Bộ trưởng Dầu khí Na Uy khẳng định.

Na Uy hồi đáp yêu cầu của Ba Lan đòi chia lợi nhuận từ dầu khí

Song Minh |

Na Uy tuyên bố không nhượng bộ yêu cầu của Ba Lan đòi chia sẻ lợi nhuận ngày tăng từ hoạt động thương mại dầu khí với Warsaw hoặc Kiev.

Ba Lan tố Na Uy kiếm lời "bất công" từ dầu khí, đòi chia lợi nhuận

Song Minh |

Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki cáo buộc Na Uy kiếm lời “bất công” từ dầu khí nhờ cuộc xung đột Ukraina.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Na Uy từ chối giảm giá khí đốt cho EU

Thanh Hà |

Na Uy sẽ không buộc các công ty của nước này bán năng lượng, trong đó có khí đốt, theo các hợp đồng giá cố định, Bộ trưởng Dầu khí Na Uy khẳng định.

Na Uy hồi đáp yêu cầu của Ba Lan đòi chia lợi nhuận từ dầu khí

Song Minh |

Na Uy tuyên bố không nhượng bộ yêu cầu của Ba Lan đòi chia sẻ lợi nhuận ngày tăng từ hoạt động thương mại dầu khí với Warsaw hoặc Kiev.

Ba Lan tố Na Uy kiếm lời "bất công" từ dầu khí, đòi chia lợi nhuận

Song Minh |

Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki cáo buộc Na Uy kiếm lời “bất công” từ dầu khí nhờ cuộc xung đột Ukraina.