Tại sao Ba Lan không hoảng loạn khi Nga cắt khí đốt?

Hải Anh |

Nga cung cấp cho Ba Lan khoảng một nửa lượng khí đốt tiêu thụ ở nước này nhưng khi Gazprom thông báo cắt khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria trong tuần này, Thủ tướng Mateusz Morawiecki cho biết sẽ không ảnh hưởng nhiều.

Hai nước Châu Âu đầu tiên bị Nga cắt khí đốt

Thủ tướng Ba Lan  Mateusz Morawiecki trấn an các nhà lập pháp tại Quốc hội ngày 27.4 rằng, việc Nga cắt khí đốt "sẽ không ảnh hưởng đến các hộ gia đình, không ảnh hưởng đến Ba Lan".

Theo Bloomberg, sự tự tin của ông Mateusz Morawiecki có thể bắt nguồn từ hơn một thập kỷ nỗ lực của Ba Lan nhằm đa dạng hóa các nguồn năng lượng, thoát khỏi các nguồn năng lượng của Nga. Quá trình này đã được đẩy nhanh hơn từ khi hợp đồng cung cấp khí đốt dài hạn với Gazprom của Nga sắp kết thúc.

Tuy nhiên, lời trấn an của nhà lãnh đạo Ba Lan có thành công hay không phụ thuộc vào việc các dự án cơ sở hạ tầng có hoàn thành kịp thời và các nước láng giềng của Ba Lan có đủ giúp lấp đầy bất kỳ khoảng thiếu hụt nào hay không.

Ba Lan hiện tiêu thụ khoảng 20 tỉ mét khối khí đốt mỗi năm, bao gồm từ 8,5 đến 10 tỉ mét khối lấy từ đường ống Yamal từ Nga, đã bị đóng cửa ngày 27.4.

Phần năng lượng còn lại để đáp ứng nhu cầu của Ba Lan đến từ kho LNG có khả năng nhập 6,5 tỉ mét khối và sản xuất trong nước khoảng 3,8 tỉ mét khối.

Các cơ sở lưu trữ khí đốt của Ba Lan hiện đạt 76%, chứa thêm 2,4 tỉ mét khối.

Quốc gia Châu Âu vừa bị Nga cắt khí đốt có thể bù đắp sự thiếu hụt sắp tới thông qua một đường ống Baltic từ Na Uy. Tuy nhiên, đường ống có công suất hàng năm đầy đủ là 10 tỉ mét khối này sẽ không hoạt động cho tới năm 2023.

Bên cạnh đó, Ba Lan có các tuyến nhỏ hơn với các đồng minh Trung Âu, bao gồm Litva, Slovakia và Cộng hòa Czech. Và Warsaw có thể nhận khí đốt từ Berlin.

Tuy nhiên, những phương án này có thể vẫn chưa đủ, Bloomberg lưu ý. Dù Na Uy sản xuất khí đốt dự định bơm cho Ba Lan nhưng các nhà cung cấp khác dựa vào nhập khẩu có thể tăng giá cũng như có sự không chắc chắn về bất ổn của chiến sự Nga Ukraina.

Theo nhà phân tích Kamil Kliszcz của MBank, với kịch bản thị trường khí đốt Châu Âu siết chặt và không có khả năng chuyển khí LNG của Mỹ sang Đức hoặc sang đường ống Baltic, Ba Lan có thể không được 3 tỉ mét khối khí đốt.

Là nền kinh tế phụ thuộc nhiều nhất vào than của Liên minh Châu Âu, Ba Lan cũng đang xây dựng các nhà máy nhiệt điện khí để giúp nước này cắt giảm lượng khí thải carbon.

Điều đó có thể thúc đẩy nhu cầu khí đốt hàng năm lên 30 tỉ mét khối trong một thập kỷ, gây căng thẳng hơn nữa nguồn cung và có thể làm chậm quá trình thoát khỏi nhiên liệu hóa thạch này. 

Tập đoàn năng lượng Nga Gazprom ngày 27.4 đã ngừng cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria vì không trả tiền khí đốt bằng đồng rúp. “Gazprom đã đình chỉ hoàn toàn việc cung cấp khí đốt cho Bulgargaz (Bulgaria) và PGNiG (Ba Lan) do không thanh toán bằng đồng rúp" -  Gazprom nêu trong thông cáo.

Yêu cầu thanh toán khí đốt bằng đồng rúp Nga là trọng tâm trong phản ứng của Mátxcơva trước các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Ba Lan và Bulgaria là những quốc gia đầu tiên bị nhà cung cấp chính của Châu Âu cắt khí đốt kể từ chiến sự Ukraina ngày 24.2, Reuters cho hay.

Nga cắt khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria là một trong những động thái quan trọng nhất của nước này ở thị trường khí đốt kể từ đầu những năm 1970. Ảnh chụp màn hình
Nga cắt khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria là một trong những động thái quan trọng nhất của nước này ở thị trường khí đốt kể từ đầu những năm 1970. Ảnh chụp màn hình

Warsaw và Sofia cho biết, việc ngừng cung cấp là vi phạm hợp đồng của Gazprom - công ty khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới.

Gazprom, công ty cung cấp khoảng 40% cho nhu cầu khí đốt Châu Âu, cũng cảnh báo, quá trình vận chuyển qua Ba Lan và Bulgaria - nơi có các đường ống cung cấp cho Đức, Hungary và Serbia - sẽ bị cắt nếu khí đốt bị hút bất hợp pháp.

Reuters nhận định, cắt khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria là một trong những động thái quan trọng nhất của Nga ở thị trường khí đốt kể từ khi Liên Xô xây dựng đường ống dẫn khí đốt từ Siberia đến Châu Âu vào đầu những năm 1970.

Giá khí đốt Châu Âu tăng mạnh vào ngày 27.4 sau khi Nga cắt khí đốt sang Ba Lan và Bulgaria.

Lời nhắc nhở cho Châu Âu

Theo Bloomberg, dữ liệu từ nhà điều hành mạng Gascade cho thấy, các đơn đặt hàng khí đốt từ Đức đến Ba Lan qua đường ống Yamal-Châu Âu đã tăng vọt trong ngày 27.4.

Bà Katja Yafimava, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford, nhận định: “Bất kỳ người mua nào từ chối thủ tục thanh toán mới đều có nguy cơ rất rõ là bị cắt nguồn cung".

Hiện, trọng tâm chuyển sang các nơi khác của Châu Âu, đặc biệt là ở Đức và Italia - những bên nhập khẩu khí đốt lớn của Nga.

Dữ liệu từ nhà điều hành cho thấy các chuyến hàng qua đường ống Nord Stream đến Đức ít thay đổi, chạy ở mức công suất tối đa của đường ống. Các đơn đặt hàng khí đốt của Nga qua Ukraina một lần nữa bị ngắt. Bộ trưởng Ngoại giao Peter Szijjarto cho biết quá trình vận chuyển khí đốt đến Hungary đang diễn ra theo đúng kế hoạch và nước này đã nghĩ ra cách để trả tiền cho Gazprom.

Tại Ba Lan, hợp đồng của PGNiG là 10,2 tỉ mét khối một năm, tương đương 50% nhu cầu hoặc 60% nhập khẩu, và nước này hiện không có đủ năng lực để thay thế khối lượng này, Jefferies Group nhận định.

Theo các nhà phân tích của Goldman Sachs Group do bà Samantha Dart dẫn đầu, việc cắt khí đốt Nga đến Ba Lan và Bulgaria "tác động nhẹ về mặt vật chất" với cân bằng khí đốt ở tây bắc Châu Âu. Tuy nhiên, nó đặt ra cho EU vấn đề lưu tâm là việc hệ thống thanh toán khí đốt mới có vi phạm các lệnh trừng phạt hay không và do đó, có khả năng sẽ khiến biến động thị trường tăng cao.

Ngày 26.4, chính phủ Ba Lan cho biết có đủ nhiên liệu dự trữ để chịu được sự gián đoạn nguồn cung. Bulgaria đã bảo đảm khí đốt trong ít nhất một tháng, Bộ trưởng năng lượng của nước này thông tin. Tháng này cũng là kết thúc mùa có nhu cầu sưởi ấm ở Châu Âu khiến nhu cầu cấp khí đốt ngay giảm nhưng người mua cũng đang bắt đầu mua để lưu trữ cho mùa đông năm sau.

Hải Anh
TIN LIÊN QUAN

Đức đảo chiều chính sách, cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraina

Thanh Hà |

Bộ Quốc phòng Đức thông báo ngày 26.4 về việc đồng ý giao xe tăng có trang bị pháo phòng không cho Ukraina, động thái nêu bật sự thay đổi lớn trong cách tiếp cận của Đức trong việc cung cấp trợ giúp quân sự cho Ukraina.

Tổng thống Putin: Nga không từ chối đàm phán với Ukraina

Thanh Hà |

Tổng thống Nga Vladimir Putin nói với người đứng đầu Liên Hợp Quốc rằng, ông vẫn có hy vọng vào đàm phán để chấm dứt xung đột ở Ukraina.

Nga cắt ngay lập tức khí đốt cho Ba Lan, Bulgaria

Song Minh |

Nga dừng cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria ngay từ ngày 27.4 do hai nước này từ chối thanh toán bằng đồng rúp.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Đức đảo chiều chính sách, cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraina

Thanh Hà |

Bộ Quốc phòng Đức thông báo ngày 26.4 về việc đồng ý giao xe tăng có trang bị pháo phòng không cho Ukraina, động thái nêu bật sự thay đổi lớn trong cách tiếp cận của Đức trong việc cung cấp trợ giúp quân sự cho Ukraina.

Tổng thống Putin: Nga không từ chối đàm phán với Ukraina

Thanh Hà |

Tổng thống Nga Vladimir Putin nói với người đứng đầu Liên Hợp Quốc rằng, ông vẫn có hy vọng vào đàm phán để chấm dứt xung đột ở Ukraina.

Nga cắt ngay lập tức khí đốt cho Ba Lan, Bulgaria

Song Minh |

Nga dừng cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria ngay từ ngày 27.4 do hai nước này từ chối thanh toán bằng đồng rúp.