Láng giềng EU đảo ngược dòng khí đốt để giải cứu Đức

Thanh Hà |

Pháp đang kích hoạt lại đường ống khí đốt không sử dụng ở Moselle để chuyển khí đốt sang Đức theo thỏa thuận năng lượng do Tổng thống Emmanuel Macron công bố.

Pháp sẽ có thể cung cấp 130 gigawatt giờ (GWh) mỗi ngày, một phần rất nhỏ so với nhu cầu của Đức, các quan chức Bộ năng lượng Pháp thông tin trước đây. Đổi lại, Đức sẵn sàng cung cấp điện cho Pháp trong trường hợp nguồn cung bị siết chặt vào giữa mùa đông.

Ông Macron đang chịu áp lực tăng nhập khẩu điện cho Pháp. Tập đoàn điện lực nhà nước EDF đang vật lộn với số lượng kỷ lục các lò phản ứng hạt nhân của các nhà máy ngừng hoạt động, đang làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng của Châu Âu.

Trong khi đó, Đức đang ở thời điểm khó khăn khi Nga cắt giảm khí đốt cho Châu Âu, dẫn đến lo ngại rằng lượng khí đốt Nga cung cấp ở mức thấp liên tục có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt trong mùa đông.

"Ông Macron đang chịu áp lực vì tình hình điện ở Pháp. Vì vậy, tín hiệu "Đức và Pháp hỗ trợ lẫn nhau" là rất quan trọng" -  một nguồn tin chính phủ Đức nói với Reuters.

Nguồn tin nói thêm: "Chúng tôi không kỳ vọng Pháp sẽ giải quyết được vấn đề về khí đốt cho mình nhưng mọi khả năng cấp khí đốt đều là dấu hiệu để thị trường thấy rằng chúng tôi sẽ vượt qua mùa đông".

Hệ thống đường ống khí đốt được kích hoạt lại cho phép Pháp cung cấp cho Đức tới 20 terawatt giờ (TWh) khí đốt từ nguồn dự trữ của nước này trong mùa đông - tương đương khoảng 2% nhu cầu khí đốt của nền kinh tế lớn nhất Châu Âu.

Trước xung đột Ukraina và trước khi Nga cắt giảm nguồn cung, khí đốt thường chảy từ đông sang tây trên khắp Châu Âu.

Pháp vốn cung cấp một phần khí đốt cho Đức, thường là qua Bỉ hoặc Thụy Sĩ. Bộ Năng lượng Pháp thông tin, dòng khí đốt từ tây sang đông qua đường ống Moselle sẽ là lần đầu tiên theo hướng này. Ban đầu, Moselle được xây dựng để chuyển dòng khí đốt từ đông sang tây.

"Đức cần khí đốt của chúng tôi và chúng tôi điện từ phần còn lại của Châu Âu, đặc biệt là Đức" - ông Macron nói trong cuộc họp báo sau cuộc điện đàm ngày 5.9 với Thủ tướng Đức Olaf Scholz.

Các chuyên gia Pháp và Đức đang làm việc để khắc phục những vấn đề kỹ thuật nhỏ và các quy định liên quan đến vấn đề này, một quan chức Bộ Năng lượng Pháp tiết lộ. Pháp thêm chất tạo mùi vào khí đốt trước khi được phân phối khắp đất nước, trong khi Đức thì không.

Quan chức năng lượng Pháp khẳng định đường ống sẽ được kích hoạt để đưa khí đốt sang Đức.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Nền kinh tế lớn nhất EU không tránh được suy thoái

Hải Anh |

Cứu trợ giảm lạm phát mới nhất của Đức, nền kinh tế lớn nhất EU, được cho là không thể ngăn chặn suy thoái kinh tế.

Giá khí đốt Châu Âu đảo chiều khi Đức tích trữ nhanh hơn dự kiến

Thanh Hà |

Giá khí đốt Châu Âu giảm mạnh nhất kể từ tháng 4 sau khi Đức thông báo kho dự trữ khí đốt đang được bổ sung nhanh hơn dự kiến.

Đức trụ được chưa tới 3 tháng nếu Nga cắt khí đốt

Thanh Hà |

Khí đốt của Đức đủ dùng ít nhất 3 tháng trong trường hợp Nga cắt nguồn cung.

Lốc xoáy ở Lâm Đồng, nhiều cây xanh ngã đổ, 4 ngôi nhà bị tốc mái

Phan Tuấn |

Mưa lớn kèm theo lốc xoáy đã làm ngã đổ nhiều cây xanh cổ thụ và tốc mái nhiều ngôi nhà của người dân ở xã Quảng Ngãi và thị trấn Cát Tiên, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng.

Dự báo thời tiết 10 ngày tới từ 14.2 đến 24.2 ở cả ba miền

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia đã đưa ra dự báo thời tiết 10 ngày tới (từ ngày 14.2.2023 - 24.2.2023) ở các khu vực trên cả nước.

Cố tình không nộp lại ngân sách Nhà nước, HEPCO giữ lại 3,6 tỉ đồng suốt 5 năm dùng vào việc gì?

PHÚC ĐẠT |

THỪA THIÊN HUẾ - Qua kết luận thanh tra, hết nhiệm vụ chi nhưng Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế (HEPCO) chậm nộp hơn 3,6 tỉ đồng cho nhà nước theo quy định.

Khải Hoàn Land (KHG): Vì sao lãi lớn, nợ thuế ngày càng phình to?

Quang Dân |

Kết thúc năm 2022, trong khi các doanh nghiệp môi giới bất động sản như DXG, CRE, AGG... lỗ nặng, Khải Hoàn Land (KHG) trở thành điểm sáng khi báo lãi hơn 400 tỉ đồng. Tuy nhiên, nợ thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước của KHG lại càng phình to.

Nguyên nhân cam sành Vĩnh Long rớt giá chỉ còn 2.000 đồng/kg

Tạ Quang |

Vĩnh Long - Đến thời điểm hiện tại, số lượng cam cần tiêu thụ ở tỉnh Vĩnh Long là 80.000 tấn. Và nguyên nhân là do quy luật cung cầu của thị trường, tức cung đã vượt cầu.

Nền kinh tế lớn nhất EU không tránh được suy thoái

Hải Anh |

Cứu trợ giảm lạm phát mới nhất của Đức, nền kinh tế lớn nhất EU, được cho là không thể ngăn chặn suy thoái kinh tế.

Giá khí đốt Châu Âu đảo chiều khi Đức tích trữ nhanh hơn dự kiến

Thanh Hà |

Giá khí đốt Châu Âu giảm mạnh nhất kể từ tháng 4 sau khi Đức thông báo kho dự trữ khí đốt đang được bổ sung nhanh hơn dự kiến.

Đức trụ được chưa tới 3 tháng nếu Nga cắt khí đốt

Thanh Hà |

Khí đốt của Đức đủ dùng ít nhất 3 tháng trong trường hợp Nga cắt nguồn cung.