Con người biết mặc quần áo từ khi nào?

Khánh Minh |

Các nhà khảo cổ học người Đức mới đây đã phát hiện một số bằng chứng sớm nhất về việc sử dụng quần áo của con người.

Những vết cắt ở móng vuốt gấu hang cho thấy loài động vật này sớm đã bị con người lột da lấy lông từ cách đây khoảng 300.000 năm - theo CNN.

Mặc dù trong lịch sử có đề cập tới hình ảnh bộ lông thú mà loài người trong hang động khoác lên mình, hành trình khám phá ở Schöningen (miền bắc nước Đức) cũng chỉ phát hiện ra ít bằng chứng về cách thức loài người sơ khai mặc quần áo và sống sót qua mùa đông khắc nghiệt. Nguyên nhân là do hiếm quần áo thời tiền sử nào có thể tồn tại cho đến ngày nay và thông thường, lông thú, da và các vật liệu hữu cơ khác sẽ không tồn tại quá 100.000 năm.

Ivo Verheijen - nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Tübingen (Đức) - cho biết: “Nghiên cứu này khá quan trọng vì chúng ta biết không nhiều về cách người xưa bảo vệ mình khỏi thời tiết khắc nghiệt và cũng chỉ có một vài bằng chứng về việc lột da gấu được tìm thấy, phát hiện ở Schöningen là ví dụ điển hình”.

Gấu hang. Ảnh: Encyclopedia Briticana
Gấu hang. Ảnh: Encyclopædia Britannica

Gấu hang là loài động vật có kích thước lớn tương đương gấu Bắc Cực và chúng đã tuyệt chủng khoảng 25.000 năm trước. Nghiên cứu đăng trên tạp chí Journal Of Human Evolution cho thấy, loài gấu hang có lớp lông dài bên ngoài giúp thoáng khí và lớp lông ngắn, rậm rạp bên trong giúp cách nhiệt tốt hơn. Lông loài gấu này theo đó phù hợp để làm quần áo hoặc khăn trải giường.

Trang phục từ lông gấu hang có thể không cần cắt, may cầu kì mà chỉ đơn giản quấn quanh cơ thể, bởi những chiếc kim khâu phục vụ cho các thiết kế phức tạp hơn cũng mới xuất hiện khoảng 45.000 năm trước.

Ông Verheijen giải thích: “Chúng tôi tìm thấy những vết cắt ở chi trước và chi sau, nơi có rất ít thịt và mỡ, điều này chứng tỏ loài người không giết mổ động vật để lấy thịt hay mỡ”.

Chi tiết vết cắt tỉ mỉ và tinh xảo trên xương chân gấu hang. Ảnh: Journal Of Human Evolution
Cận cảnh vết cắt tỉ mỉ và tinh xảo trên xương chân gấu hang. Ảnh: Journal Of Human Evolution

Tại điểm khảo cổ Schöningen (Đức), vũ khí làm bằng gỗ lâu đời nhất của loài người bao gồm 9 cây giáo ném, 1 cây thương đâm và 2 cây gậy ném đã được tìm thấy. Những vũ khí này được cho là dùng để giết con mồi 300.000 năm về trước.

Đây thực sự là một thử thách lớn để phán đoán chính xác thời điểm con người bắt đầu khoác lên mình những bộ trang phục.

Các nghiên cứu di truyền về chấy rận cho biết, rận quần áo tách ra từ tổ tiên rận đầu người ít nhất là 83.000 năm trước và sớm nhất là 170.000 năm trước, điều này có khả năng là con người đã biết mặc quần áo trước những cuộc di cư lớn khỏi Châu Phi.

Các công cụ bằng xương được tìm thấy ở Morocco cũng cho thấy con người đã biết xử lý da động vật từ khoảng 90.000 đến 120.000 năm trước.

Xương chân gấu hang có những vết cắt. Ảnh:
Xương chân gấu hang có những vết cắt. Ảnh: Journal Of Human Evolution

“Tại Schöningen, chúng tôi đã phát hiện ra nhiều bộ xương của các loài động vật khác (ngựa, bò rừng) có vết cắt liên quan đến việc lột da. Tuy nhiên, với đặc tính cách nhiệt cao của da gấu cùng với thực tế là da của chúng mềm hơn so với da các loài động vật ăn cỏ lớn khác, da gấu sẽ phù hợp nhất để làm quần áo nếu được xử lý đúng quy trình” - ông Verheijen nói và cho biết thêm, khí hậu tại Schöningen khoảng 300.000 năm trước “ít nhiều tương tự ngày nay”.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Hình dáng kỳ dị của con người vào năm 3000

Khánh Minh |

Lưng gù, cổ dày, bàn tay hình móng vuốt... là mô phỏng hình dáng con người vào năm 3000 khi phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ.

Phát hiện lỗ hổng trong nghiên cứu tiến hóa của con người nhờ răng khỉ

Anh Vũ |

Một nghiên cứu về răng của khỉ đã khiến các nhà khoa học phải xem xét lại những kết luận về quá trình tiến hóa của con người.

Liệu còn loài động vật khổng lồ nào mà con người chưa khám phá ra?

Nguyễn Hạnh |

Câu trả lời gần như chắc chắn là có và các nhà khoa học vẫn đang tìm hiểu về sự sống trên Trái đất.

Phạt 50 triệu đồng công ty in cờ nước ngoài lên pano trường đại học

HỮU CHÁNH |

In cờ nước ngoài lên pano của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) gây ra dư luận xấu, Công ty TNHH Quảng cáo Giang - xây dựng Thành An bị Công an tỉnh Bắc Ninh xử phạt 50 triệu đồng.

Những người phụ nữ vất vả mưu sinh mong kiếm đủ tiền về quê ăn Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Những ngày cận Tết Nguyên đán 2023, chợ đầu mối hoa quả Long Biên luôn nhộn nhịp, tấp nập. Tại đây, không khó để bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ cửu vạn vất vả kéo xe chở hàng chục chuyến hàng. Họ làm đến ngày 30 với mong muốn có đủ tiền về quê ăn Tết, sum họp cùng gia đình.

Bộ Quốc phòng trả lời về tuổi đi nghĩa vụ quân sự trước khi học đại học

Vương Trần |

Bộ Quốc phòng mới đây đã có trả lời liên quan đến kiến nghị của cử tri về tuổi phải đi nghĩa vụ quân sự - trước khi học đại học hoặc nghề.

Chuyện dở khóc, dở cười của những người chăm sóc thú cưng ngày Tết

PHẠM ĐÔNG - THU HIỀN |

Khi Tết đến xuân về, mọi người được quây quần bên gia đình thì những người chăm sóc thú cưng vẫn phải làm luôn chân, quanh quẩn bên những chú chó, mèo. Cũng từ đây đã xuất hiện những câu chuyện thú vị, hài hước và cảm động.

VPF lên tiếng về tranh cãi quảng bá tài trợ của Hoàng Anh Gia Lai

AN NGUYÊN |

Ông Nguyễn Minh Ngọc - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) đã có những chia sẻ xoay quanh tranh cãi về việc quảng bá cho tài nhà trợ của câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai tại V.League 2023.

Hình dáng kỳ dị của con người vào năm 3000

Khánh Minh |

Lưng gù, cổ dày, bàn tay hình móng vuốt... là mô phỏng hình dáng con người vào năm 3000 khi phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ.

Phát hiện lỗ hổng trong nghiên cứu tiến hóa của con người nhờ răng khỉ

Anh Vũ |

Một nghiên cứu về răng của khỉ đã khiến các nhà khoa học phải xem xét lại những kết luận về quá trình tiến hóa của con người.

Liệu còn loài động vật khổng lồ nào mà con người chưa khám phá ra?

Nguyễn Hạnh |

Câu trả lời gần như chắc chắn là có và các nhà khoa học vẫn đang tìm hiểu về sự sống trên Trái đất.