Cảnh báo đáng lo ngại về tình hình nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu

Thanh Hà |

Nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu, tọa lạc ở vị trí hiện là tuyến đầu trong cuộc xung đột giữa Nga - Ukraina, đang bên bờ vực của một thảm họa có thể gây nguy hiểm cho lục địa này.

Tình hình nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia "cực kỳ bất ổn", Rafael Grossi - tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), cơ quan giám sát chặt chẽ nhà máy điện hạt nhân ở Enerhodar phía đông nam Ukraina, cho hay.

“Đây là tình huống nguy hiểm nhất mà chúng tôi gặp phải. Nhiệm vụ của tôi là không reo rắc hoảng loạn nhưng tôi cũng đồng thời phải nói sự thật về những gì đang xảy ra" - ông Grossi chia sẻ với NBC News.

Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia có quy mô gần gấp đôi nhà máy Chernobyl của Ukraina - nơi xảy ra thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất năm 1986.

Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế đã nhiều lần cảnh báo về mối nguy hiểm của một cuộc tấn công trực tiếp vào nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia. Dù vậy, IAEA cũng lưu ý, từ tháng 5.2023 tới nay chưa có vụ pháo kích nào nhằm vào cơ sở quan trọng này.

Hiện, các lực lượng Nga vẫn kiểm soát nhà máy nằm ngay trên bờ đông sông Dnieper cũng như toàn bộ lãnh thổ xung quanh nhà máy, bao gồm cả khu dân cư của nhà máy ở Enerhodar. Lực lượng Ukraina duy trì quyền kiểm soát bờ bên kia của con sông.

Khu trọng tâm của cuộc giao tranh giữa Ukraina và Nga dịch chuyển xa hơn về phía bắc, mối lo ngại khác với nhà máy Zaporizhzhia là tình trạng mất điện thường xuyên hơn. Kể từ khi xung đột nổ ra, đã có 8 lần mất điện ở nhà máy, với lần gần nhất vào tháng 12.2023, theo IAEA và Energoatom - công ty năng lượng quốc gia Ukraina.

Ông Grossi chỉ ra, khi mất điện, trong bối cảnh thiếu nguồn điện bên ngoài nhà máy, chức năng làm mát của các lò phản ứng hạt nhân sẽ bị ngắt và từ đó có thể dẫn tới nóng chảy hạt nhân.

Tình hình có thể tương tự như thảm họa năm 2011 tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ở Nhật Bản, khi 3 lò phản ứng bị nóng chảy khi sóng thần tàn phá bờ biển phía đông Nhật Bản.

Khác với Fukushima, nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia có 6 lò phản ứng từ thời Liên Xô đã được đưa vào trạng thái ngừng hoạt động ngay sau khi xung đột nổ ra. Do vậy, các lò phản ứng ở trạng thái lạnh hơn so với Fukushima và do đó ít biến động hơn.

Tuy nhiên, việc cung cấp điện ngày càng khó khăn vì 3 trong số 4 đường dây cung cấp điện cho nhà máy đã bị phá hủy và đường dây thứ 4 thì bị lỗi, theo ông Petro Kotin - Giám đốc điều hành Energoatom - công ty điều hành nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia trước khi nhà máy thuộc quyền kiểm soát của Nga.

Hiện tại, nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu đang dựa vào 20 máy phát điện diesel dự phòng để cung cấp điện cho các lò phản ứng hoạt động an toàn, ông Kotin - người vẫn liên lạc với một số công nhân Ukraina tại nhà máy - cho biết.

Thêm vào đó, việc đập Kakhovka ở thượng nguồn sông Dnieper bị phá hủy cũng ảnh hưởng tới những người vận hành nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia. Trước đây, nước từ hồ chứa của con đập được sử dụng để làm mát các lò phản ứng. Hiện tại, theo IAEA, các giếng mới đã được khoan tại nhà máy để bù đắp nguồn cung nước bị mất do vỡ đập.

Theo NBC News, một điểm đáng lo ngại khác là thiếu nhân viên có trình độ để giám sát an toàn của nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia. Trước khi xung đột Nga - Ukraina nổ ra, khoảng 11.000 nhân viên làm việc tại nhà máy. Hiện ở nhà máy do Rosatom của Nga kiểm soát chỉ còn đội ngũ nòng cốt gồm khoảng 4.000 người.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Hơn 5 tấn nước nhiễm xạ ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima rò rỉ

Thanh Hà |

Nước nhiễm xạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi bị rò rỉ từ một thiết bị xử lý nước ô nhiễm, Công ty Điện lực Tokyo thông tin ngày 7.2.

IAEA cảnh báo hiểm họa ở nhà máy hạt nhân lớn nhất châu Âu

Ngọc Vân |

Tổng Giám đốc IAEA cảnh báo, an ninh tại nhà máy hạt nhân lớn nhất châu Âu cực kỳ mong manh.

Mỹ có thể đưa bom hạt nhân có sức công phá gấp 3 lần ở Hiroshima tới Anh

Thanh Hà |

Mỹ có ý định đưa bom hạt nhân B61-12 - loại vũ khí có sức công phá gấp 3 lần ở Hiroshima năm 1945, Nhật Bản - tới Vương quốc Anh.

2 máy bay do doanh nghiệp Trung Quốc sản xuất đã đến Vân Đồn chuẩn bị cho Airshow

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Trưa nay (26.2), lần lượt hai máy bay C919 và ARJ21 của hãng sản xuất máy bay Trung Quốc nội địa Comac đã hạ cánh Cảng Hàng không quốc tế (HKQT) Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, bắt đầu chuỗi sự kiện Triển lãm và trình diễn Comac Airshow từ 26-29.2.

Bộ phim nhà nước ra rạp cùng "Đào, phở và piano" chỉ thu 95 triệu đồng

Thùy Trang |

Ra mắt cùng thời điểm, đều là phim do nhà nước đặt hàng, "Hồng Hà nữ sĩ" lại không có được may mắn như "Đào, phở và piano". "Hồng Hà nữ sĩ" vẫn duy trì 3 suất chiếu/ngày.

Cơ quan thuế sẽ chú trọng quản lý với chủ sở hữu sàn thương mại điện tử

TRÍ MINH |

Chiều ngày 26.2, theo tìm hiểu PV, Tổng cục Thuế vừa tổ chức cuộc họp để trao đổi, thảo luận về kế hoạch, đề xuất các giải pháp cụ thể chống thất thu thuế đối với hoạt động thương mại điện tử (TMĐT).

Tìm thấy nữ sinh mất tích ở Gia Lai trong tinh thần hoảng loạn

THANH TUẤN |

Chiều 26.2, ông Vũ Văn Nguyên (trú xã Ia Tô, huyện Ia Grai, Gia Lai), xác nhận đã tìm thấy con gái ruột là em Vũ Thị Mai Lan, trước đó bị mất tích và không có tin tức liên lạc.

Nữ Bí thư Chi đoàn, nữ cử nhân ở Cần Thơ xung phong nhập ngũ

Tạ Quang |

Cần Thơ - Năm nay, TP Cần Thơ có hơn 2.000 thanh niên nhập ngũ ở các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an. Trong đó, có 5 nữ thanh niên là Bí thư Chi đoàn và cử nhân.

Hơn 5 tấn nước nhiễm xạ ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima rò rỉ

Thanh Hà |

Nước nhiễm xạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi bị rò rỉ từ một thiết bị xử lý nước ô nhiễm, Công ty Điện lực Tokyo thông tin ngày 7.2.

IAEA cảnh báo hiểm họa ở nhà máy hạt nhân lớn nhất châu Âu

Ngọc Vân |

Tổng Giám đốc IAEA cảnh báo, an ninh tại nhà máy hạt nhân lớn nhất châu Âu cực kỳ mong manh.

Mỹ có thể đưa bom hạt nhân có sức công phá gấp 3 lần ở Hiroshima tới Anh

Thanh Hà |

Mỹ có ý định đưa bom hạt nhân B61-12 - loại vũ khí có sức công phá gấp 3 lần ở Hiroshima năm 1945, Nhật Bản - tới Vương quốc Anh.