PGS.TS Bùi Hoài Sơn: “Đào, phở và piano” sẽ là cú hích để phim nhà nước thay đổi

Hiền Hương (thực hiện) |

Phóng viên Lao Động có cuộc trò chuyện với PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội xung quanh hiện tượng “Đào, phở và piano” cũng như những bất cập của dòng phim nhà nước đặt hàng.

Những ngày qua, bộ phim Đào, phở và piano gây được chú ý, được xem là trường hợp lạ, bởi phim nhà nước lâu nay ra rạp thường ế, thua lỗ. Anh đánh giá như thế nào về trường hợp của “Đào, phở và piano”?

- Việc bộ phim “Đào, phở và piano” tạo hiệu ứng bất ngờ ở phòng vé là một tín hiệu tích cực đối với dòng phim do Nhà nước đặt hàng.

Từ trước tới giờ, như một ngầm định, khán giả vẫn coi các bộ phim này là những bộ phim chủ yếu phục vụ nhiệm vụ chính trị, khó xem, có nội dung đơn điệu, không gần gũi với nhu cầu và thị hiếu của khán giả, nhất là khán giả trẻ.

Điều này cho thấy, không phải các bộ phim do Nhà nước đặt hàng không có thị trường, không nhận được sự quan tâm của khán giả. Những gì mà chúng ta thiếu là một định hướng phát triển công nghiệp điện ảnh đúng nghĩa, thực chất, ở đó, bất kỳ một dòng phim nào, kể cả phim do Nhà nước đặt hàng, cũng phải chú ý đầy đủ đến yếu tố thị trường, phải quan tâm đồng bộ đến tất cả các khâu, từ kịch bản, đạo diễn, diễn xuất, kỹ thuật... đến phát hành trên các phương tiện khác nhau.

PGS.TS Bùi Hoài Sơn. Ảnh: Website Quốc hội
PGS.TS Bùi Hoài Sơn. Ảnh: Website Quốc hội

Hai bộ phim với 2 cách thức sản xuất, 2 cách thức phát hành, “Mai” đoạt danh thu hơn 465 tỉ đồng (tính đến 25.2), trong khi “Đào, phở và piano”đạt 1 tỉ đồng (tính đến 21.2). Góc nhìn của anh về thế đối nghịch này?

- Thực ra, mọi sự so sánh đều khập khiễng. Mỗi dòng phim ra đời đều có sứ mệnh riêng.

Đối với phim do tư nhân sản xuất, lợi nhuận là mục tiêu số 1, trong khi đó, đối với phim do Nhà nước đặt hàng, mục tiêu lại ở việc phục vụ nhiệm vụ chính trị về đề tài lịch sử, cách mạng, lãnh tụ, danh nhân, vùng cao, miền núi, biên giới, hải đảo...

Điều này không có nghĩa là hai dòng phim này đối ngược nhau mà chỉ là đặt ưu tiên khác nhau.

Thậm chí tôi coi hai dòng phim này giúp bổ sung cho nhau, để thị trường điện ảnh của chúng ta trở nên đa dạng hơn, đáp ứng nhu cầu khác nhau của khán giả, giúp môi trường điện ảnh của Việt Nam trở nên thuận lợi hơn cho các dòng phim khác nhau được phát triển.

Tuy nhiên, rõ ràng rằng, việc phát hành phim của tư nhân có nhiều thuận lợi hơn so với Nhà nước.

Điều này có nhiều lý do, thứ nhất là do ràng buộc về qui định pháp luật. Nếu như tư nhân được làm mọi việc mà pháp luật không cấm thì các cơ quan quản lý Nhà nước chỉ được làm những gì mà luật cho phép.

Như thế, khi Nhà nước chưa có quy định cụ thể cho việc phát hành phim do Nhà nước đặt hàng, chưa quy định phân chia tỉ lệ giữa nhà phát hành, rạp chiếu và Nhà nước, hay vướng mắc trong quy định về quản lý, sử dụng tài sản công, cũng như không khuyến khích nhà sản xuất, hãng phim trong việc phát hành... thì các bộ phim do Nhà nước đặt hàng sẽ gặp rất nhiều thua thiệt, ngay cả trước khi bộ phim ra rạp, chưa kể đến các lý do khác.

“Đào, phở và piano” bị đặt vào thế so sánh với “Mai” về cách thức sản xuất, phát hành và doanh thu. Ảnh: Nhà sản xuất
“Đào, phở và piano” bị đặt vào thế so sánh với “Mai” về cách thức sản xuất, phát hành và doanh thu. Ảnh: Nhà sản xuất

Hiện, dù gây chú ý, nhưng “Đào, phở và piano” vẫn đối mặt nguy cơ thua lỗ. Một dự án phim thua lỗ là do đầu tư chưa tới, do khả năng của đạo diễn cùng ê-kíp làm phim, hay do cơ chế, theo anh?

- Đúng là tiền đầu tư rất quan trọng để có một bộ phim hay, ăn khách, tuy nhiên, tôi không cho rằng, tiền quyết định tất cả.

Để làm được điều đó, chúng ta cần tập trung cho phát triển cả ngành công nghiệp điện ảnh Việt Nam, chứ không chỉ cho một bộ phim cụ thể.

Công nghiệp điện ảnh thì cần phải chú trọng vào 4 yếu tố: Tài năng sáng tạo, vốn văn hóa, công nghệ và kỹ năng kinh doanh điện ảnh. Con người, cụ thể ở đây là tài năng của nghệ sĩ bao giờ cũng là nguồn lực quan trọng nhất.

Tôi đã từng xem đi, xem lại bộ phim "Chuyện tình dưới cây táo gai", "Phải sống" hay "Đèn lồng đỏ treo cao" của đạo diễn Trương Nghệ Mưu, hay "Cuộc sống tươi đẹp" của Roberto Benigni và nhận thấy rằng, không nhất thiết cứ phải nhiều tiền mới có một bộ phim hay.

Các bộ phim điện ảnh hay không chỉ là những khung hình, cảnh chiến tranh hoành tráng, kỹ xảo hiện đại, mà còn ở cả những trăn trở về thân phận con người.

Nếu chúng ta có được những đạo diễn tài năng, kịch bản hấp dẫn như thế, nền điện ảnh của chúng ta chắc chắn sẽ có thêm nhiều cơ hội phát triển.

Quan trọng không kém, chúng ta cần cả những điều kiện thuận lợi về môi trường thể chế, chính sách hỗ trợ cho điện ảnh, cả về giáo dục, đào tạo điện ảnh, phê bình điện ảnh...

Nếu tiếp tục có thêm những dự án phim Nhà nước đặt hàng, theo anh, chúng ta sẽ phải thay đổi như thế nào để không gây lãng phí?

- Chắc chắn "Đào, phở và piano" sẽ một cú hích quan trọng để chúng ta có những thay đổi.

Theo tôi, Nhà nước cần thay đổi chính sách, quy định về điện ảnh, cả trực tiếp liên quan và gián tiếp (như về thuế, phí, quản lý, sử dụng tài sản công) để tạo ra sự linh hoạt nhiều hơn, đồng thời khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới trong quá trình sản xuất và phát hành phim.

Cần lưu ý nhiều hơn đến việc sản xuất những bộ phim chất lượng bằng cách hợp tác với các đạo diễn, biên kịch, và diễn viên tài năng, có thương hiệu.

Sử dụng tốt hơn các nền tảng truyền thông xã hội như TikTok để tạo ra sự chú ý và tạo dựng thương hiệu cho các dự án phim, kết nối với đối tượng khán giả mục tiêu.

Cần có một kế hoạch tiếp thị và quảng bá hiệu quả để đảm bảo rằng các dự án phim Nhà nước được biết đến rộng rãi, thu hút khán giả.

Cuối cùng là tạo ra nội dung phim mang tính cảm hứng và phản ánh gần gũi, chân thực về đời sống xã hội, từ đó tạo ra sự quan tâm và kích thích phản hồi từ khán giả.

Hiền Hương (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Từ bi kịch ở Hãng phim truyện Việt Nam đến số phận kỳ lạ của “Đào, phở và piano"

Mi Lan |

Khi chuyển đổi sang cơ chế thị trường, giới làm phim ở nhiều hãng phim nhà nước đã không thể theo kịp, họ thua lỗ triền miên buộc các hãng phim phải tiến hành cổ phần hóa. Nhưng ngay cả sau khi đã cổ phần hóa thành công, câu chuyện bắt nhịp thị trường cũng vô cùng nan giải.

Đạo diễn Bùi Tuấn Dũng: Phim Nhà nước đặt hàng yếu kém ở khâu phát hành

Hiền Hương (thực hiện) |

Xoay xung quanh những tranh cãi về chuyện phát hành “Đào, phở và piano”, phóng viên Lao Động có cuộc trò chuyện với đạo diễn Bùi Tuấn Dũng, thuộc quân số của Hãng phim truyện Việt Nam, đã tham gia làm nhiều dự án đặt hàng của nhà nước.

Bán vé tại quầy sẽ không thể thống kê được doanh thu phim 20 tỉ "Đào, phở và piano"

Anh Trang |

Trao đổi với phóng viên Lao Động chiều 23.2, nhà sáng lập Box Office Vietnam - ông Nguyễn Khánh Dương cho biết sẽ không tính được doanh thu phim “Đào, phở và piano“ nếu phim không bán vé online.

Công an làm rõ vụ nhóm người kéo tới nhà Nam Em gây ồn ào

ĐÔNG DU |

TPHCM - Sáng 27.2, clip lan truyền về một nhóm người kéo đến nhà Nam Em gây ồn ào được lan truyền. Hiện, Công an phường An Phú, Thủ Đức đang xác minh, làm rõ vụ việc.

Những bác sĩ hồi sinh cuộc đời cô gái 21 tuổi sau ca ghép phổi đêm 30 Tết

AN AN - VŨ LINH |

"30 Tết, tôi sẽ còn rất nhiều đêm giao thừa như thế, nhưng với bệnh nhân, sinh mạng quan trọng hơn Tết rất nhiều. Họ cần được sống hơn chúng tôi cần Tết" - tâm sự xúc động của một nữ điều dưỡng trực tiếp tham gia ca phẫu thuật ghép phổi cho nữ bệnh nhân 21 tuổi vào ngày 30 Tết Giáp Thìn 2024.

ACV lên tiếng khi bị chê thiết kế sân bay Long Thành không thể kết hợp xây ga đường sắt ngầm

Xuyên Đông |

Trước thông tin nhà ga hành khách số 1 (sân bay Long Thành) sẽ không thể kết hợp xây ga đường sắt ngầm, ACV đã lên tiếng.

Trang Nemo phải thi hành án tù 9 tháng về tội gây rối trật tự công cộng

Anh Tú |

TPHCM - Ngày 27.2, TAND Quận 10 cho biết đã ra thông báo về việc thi hành quyết định thi hành án hình phạt tù đối với Trang Nemo (Nguyễn Xuân Hương Trang, ngụ Phường 14, Quận 10, TPHCM).

Phát hiện 2 người tử vong trong tư thế ngồi trên xe máy ở Thái Bình

Hà Vi |

Thái Bình - Trưa 27.2, trao đổi với PV Báo Lao Động, lãnh đạo UBND xã Bắc Sơn (huyện Hưng Hà) cho biết, người dân vừa phát hiện 2 người đàn ông tử vong trên địa bàn.

Từ bi kịch ở Hãng phim truyện Việt Nam đến số phận kỳ lạ của “Đào, phở và piano"

Mi Lan |

Khi chuyển đổi sang cơ chế thị trường, giới làm phim ở nhiều hãng phim nhà nước đã không thể theo kịp, họ thua lỗ triền miên buộc các hãng phim phải tiến hành cổ phần hóa. Nhưng ngay cả sau khi đã cổ phần hóa thành công, câu chuyện bắt nhịp thị trường cũng vô cùng nan giải.

Đạo diễn Bùi Tuấn Dũng: Phim Nhà nước đặt hàng yếu kém ở khâu phát hành

Hiền Hương (thực hiện) |

Xoay xung quanh những tranh cãi về chuyện phát hành “Đào, phở và piano”, phóng viên Lao Động có cuộc trò chuyện với đạo diễn Bùi Tuấn Dũng, thuộc quân số của Hãng phim truyện Việt Nam, đã tham gia làm nhiều dự án đặt hàng của nhà nước.

Bán vé tại quầy sẽ không thể thống kê được doanh thu phim 20 tỉ "Đào, phở và piano"

Anh Trang |

Trao đổi với phóng viên Lao Động chiều 23.2, nhà sáng lập Box Office Vietnam - ông Nguyễn Khánh Dương cho biết sẽ không tính được doanh thu phim “Đào, phở và piano“ nếu phim không bán vé online.