LD16118: Bức tâm thư từ vùng lũ của chàng trai trẻ phải ngồi xe lăn

LIÊN ANH |

Sau tai nạn, anh trở thành người tàn phế, mọi sinh hoạt cá nhân đều nhờ vào người vợ đang mang bầu sắp đến ngày ở cữ. Người trụ cột trong gia đình gặp nạn không còn sức lao động, vì vậy tổ ấm vốn bình yên cũng trở nên khốn khó.

Đó là hoàn cảnh gia đình của anh Phan Văn Hiệu (28 tuổi), một hộ nghèo trong xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.

Sinh ra và lớn lên tại mảnh đất miền Trung đầy nắng gió, anh cùng bố mẹ già quanh năm lo chạy ăn, chạy lũ. Như bao chàng trai khác, đến tuổi trưởng thành Hiệu xây dựng gia đình và kết hôn với chị Lê Thị Duyên (28 tuổi). Hạnh phúc của anh chị thật bình dị với mâm cơm dưa muối qua ngày nhưng lại vô cùng ấm áp. Tuy nghèo nhưng anh chị yêu thương, quyết chí cùng nhau vun đắp cho gia đình, niềm vui nhỏ lại được nhân lên gấp bội khi chị Duyên mang thai đứa con đầu lòng.

Hay tin vợ có bầu, Hiệu càng thôi thúc bản thân phải cố gắng, nỗ lực đi làm kiếm tiền để lo cho vợ con có một cuộc sống đầy đủ hơn. Nhưng thật trớ trêu, khi niềm vui chưa tày gang tai họa đã ập đến. Trong một lần vào rừng làm thuê, anh Hiệu bị cây đổ vào người. Nơi xảy ra tai nạn lại khá xa, đường đi lại khó khăn nên sau khi được sơ cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh anh được chuyển thẳng lên BV Việt Đức để điều trị.

Tại đây, bác sĩ chuẩn đoán anh bị chấn thương cột sống, liệt tủy, liệt hoàn toàn 2 chân. Chồng gặp nạn, bố mẹ lại già yếu, bệnh tật , anh chị em trong nhà đều ở xa, điều kiện kinh tế cũng khó khăn nên không thể về giúp đỡ, gánh nặng bỗng chốc đổ hết lên vai người vợ trẻ đang mang bầu sắp đến ngày sinh. Vì anh Hiệu không có bảo hiểm y tế nên số tiền điều trị gia đình đều phải lo liệu, chị Duyên chạy vạy vay mượn khắp nơi mới đủ tiền cho chồng mổ cố định cột sống.

Nợ chồng lên nợ trong khi bản thân lại không có khả năng lao động kiếm sống khi bụng đã lớn, chị quyết định cắm sổ đỏ căn nhà riêng của hai vợ chồng và bán đàn heo nhỏ đi để lấy tiền cho anh điều trị và chuẩn bị cho việc “lâm bồn” của mình. Một bé gái được chào đời trong cảnh thiếu thốn mọi thứ, bố thì nằm viện, gia đình trở nên vô cùng khó khăn.

“Tiền mất, tật mang” sau nửa năm gặp nạn, số tiền anh chị vay mượn đã lên tới hàng trăm triệu đồng vậy mà anh Hiệu vẫn trở thành người tàn phế phải ngồi xe lăn. Nhà đã cắm cho ngân hàng, vợ chồng anh chị dọn về ở với bố mẹ già trong căn nhà gỗ đã xuống cấp nghiêm trọng. Chị Duyên cũng không có nghề nghiệp lại phải nuôi con nhỏ, chăm chồng bệnh tật nên không thể đi làm xa được, chỉ ở nhà cấy hơn sào ruộng, trồng mấy khóm rau, ai thuê gì làm nấy để kiếm tiền nuôi gia đình và mong trả được tiền lãi ngân hàng. Những khi trái gió trở trời, sức khỏe của anh Hiệu càng yếu đi, cơn đau cứ ập đến hành hạ. Gia đình thì bữa đói bữa no không có kinh phí để đưa anh đi khám và phục hồi. Vậy mà, cơn lũ vừa qua đã cuốn trôi đi tất cả hoa màu khiến cho anh chị lại một lần nữa rơi vào kiệt quệ, bế tắc. Không còn cách nào khác, Anh Hiệu đã viết bức tâm thư từ vùng lũ gửi tới Quỹ TLV và bạn đọc báo Lao Động mong sự sẻ chia, giúp đỡ.

Quỹ TLV đã quyết định chuyển ngay 2 triệu đồng để ủng hộ gia đình anh vượt qua khó khăn trước mắt. Rất mong bạn đọc gần xa cùng chung tay, giúp đỡ, chia sẻ với anh Hiệu (LD16118) tại địa chỉ: Quỹ Tấm Lòng Vàng Lao Động: 51 Hàng Bồ, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điện thoại: 04.39232748, email: tlvlaodong@gmail.com. Hoặc chuyển khoản về Quỹ Xã hội từ thiện Tấm lòng vàng, STK: 102010000013374 tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội; ủng hộ miễn phí qua tài khoản trực tuyến tại VietinBank, STK: 177010000023405; ủng hộ miễn phí tại Vietcombank, STK: 0021000303088 tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN, chi nhánh Hà Nội. Hoặc liên hệ với anh Phan Văn Hiệu – SĐT: 0948121865

LIÊN ANH
TIN LIÊN QUAN

LD16117: Mẹ tâm thần, bố bỏ rơi, cuộc sống vô cùng khó khăn của cô sinh viên ngành Luật

KIỀU THU |

Không giống như những đứa trẻ khác nhận được sự yêu thương, chăm sóc của bố mẹ, 20 năm nay, em Trần Thị Hường (1997, Hà Nam) chưa được gặp cha. Từ khi bố bỏ rơi, mẹ Hường trở nên lẩn thẩn chuyển ra sống một mình, mấy chị em đành nhờ sự yêu thương, chăm sóc của bà ngoại đã già yếu. Chịu quá nhiều mất mát đau thương trong cuộc sống nhưng cô gái nhỏ không cam chịu trước số phận, vẫn vươn lên khẳng định mình. 12 năm trời em luôn giữ vững danh hiệu học sinh giỏi, và mới đây em mới đỗ trường Đại học Luật Hà Nội với số điểm khá cao.

LD16115: Ước nguyện của cụ bà cô độc thờ liệt sĩ trong căn nhà dột nát

Trần Tuấn |

Ngôi nhà tình thương bằng gỗ bé nhỏ được xây dựng cho cụ bà Dương Thị Yết (87 tuổi, ở thôn Na Trung, xã Cẩm Thạch, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), sau 15 năm đã không trụ lại được sức tàn phá của mưa, nắng.

LD16111: Người phụ nữ nuốt nước mắt, còng đôi lưng 30 năm nuôi chồng và con điên dại

Liên Anh |

30 năm cặm cụi nuôi người chồng điên, 11 năm chăm con tâm thần, nhiều lần tuyệt vọng bà đã nghĩ đến cái chết, nhưng nếu bà chết ai sẽ thay bà làm chỗ dựa cho chồng và con, vậy là người phụ nữ ấy lại cắn răng chịu đựng sống một cuộc đời lặng lẽ.

LD16109: Thảm cảnh vì tai nạn giao thông

HẢI ĐÌNH |

Chỉ chưa đầy nửa năm, 2 vụ tai nạn giao thông liên tiếp xảy ra đẩy gia đình anh Nguyễn Kỳ Việt (SN 1989) và chị Nguyễn Thị Thu Hiền (SN 1990), ngụ ấp Việt Kiều, xã Suối Cát, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai rơi vào cảnh khốn cùng của nợ nần và đau đớn thể xác.

Gia tăng hoạt động giết mổ heo lậu vào dịp Tết

Nhóm PV |

TPHCM - Mặc dù đã được Báo Lao Động nhiều lần phản ánh về tình trạng giết mổ heo lậu, sau đó cơ quan chức năng đã vào cuộc xử lý, nhưng các điểm giết mổ lậu trên địa bàn phường 12, Quận Gò Vấp (TPHCM) vẫn tái vi phạm, hoạt động giết mổ heo lậu càng nhộn nhịp hơn vào những ngày cận Tết.

Điểm lại dàn nghệ sĩ gắn bó suốt 20 năm Táo Quân

Linh Chi - Dương Anh |

Trước khi Táo Quân 2023 lên sóng hãy cùng điểm lại những gương mặt đã "dành cả thanh xuân" để gắn bó và đem lại tiếng cười cho khán giả.

Nghề vận chuyển hoa, cây cảnh hốt bạc ngày giáp Tết

THÙY DƯƠNG - TÙNG GIANG |

Càng gần tết, những người làm nghề vận chuyển hoa cây cảnh càng tất bật. Tất tả ngược xuôi, những ngày làm việc hết công suất, thu nhập của những shipper này có thể đạt được 1 triệu đồng/ ngày.

Gặp gỡ ông đồ ngoại quốc mong muốn lan toả văn hoá Việt

Linh Trang - Việt Anh |

Hình ảnh ông đồ già trong thơ Vũ Đình Liên, bên cạnh những chữ thư pháp uyển chuyển đã trở nên thân thuộc với người dân Việt Nam mỗi dịp Tết đến. Năm nay, tại Hà Nội có sự xuất hiện của những ông đồ vô cùng đặc biệt đang tất bật để trao chữ dịp đầu xuân năm mới.

LD16117: Mẹ tâm thần, bố bỏ rơi, cuộc sống vô cùng khó khăn của cô sinh viên ngành Luật

KIỀU THU |

Không giống như những đứa trẻ khác nhận được sự yêu thương, chăm sóc của bố mẹ, 20 năm nay, em Trần Thị Hường (1997, Hà Nam) chưa được gặp cha. Từ khi bố bỏ rơi, mẹ Hường trở nên lẩn thẩn chuyển ra sống một mình, mấy chị em đành nhờ sự yêu thương, chăm sóc của bà ngoại đã già yếu. Chịu quá nhiều mất mát đau thương trong cuộc sống nhưng cô gái nhỏ không cam chịu trước số phận, vẫn vươn lên khẳng định mình. 12 năm trời em luôn giữ vững danh hiệu học sinh giỏi, và mới đây em mới đỗ trường Đại học Luật Hà Nội với số điểm khá cao.

LD16115: Ước nguyện của cụ bà cô độc thờ liệt sĩ trong căn nhà dột nát

Trần Tuấn |

Ngôi nhà tình thương bằng gỗ bé nhỏ được xây dựng cho cụ bà Dương Thị Yết (87 tuổi, ở thôn Na Trung, xã Cẩm Thạch, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), sau 15 năm đã không trụ lại được sức tàn phá của mưa, nắng.

LD16111: Người phụ nữ nuốt nước mắt, còng đôi lưng 30 năm nuôi chồng và con điên dại

Liên Anh |

30 năm cặm cụi nuôi người chồng điên, 11 năm chăm con tâm thần, nhiều lần tuyệt vọng bà đã nghĩ đến cái chết, nhưng nếu bà chết ai sẽ thay bà làm chỗ dựa cho chồng và con, vậy là người phụ nữ ấy lại cắn răng chịu đựng sống một cuộc đời lặng lẽ.

LD16109: Thảm cảnh vì tai nạn giao thông

HẢI ĐÌNH |

Chỉ chưa đầy nửa năm, 2 vụ tai nạn giao thông liên tiếp xảy ra đẩy gia đình anh Nguyễn Kỳ Việt (SN 1989) và chị Nguyễn Thị Thu Hiền (SN 1990), ngụ ấp Việt Kiều, xã Suối Cát, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai rơi vào cảnh khốn cùng của nợ nần và đau đớn thể xác.