Giá FIT

"Nỗi đau" giá FIT

Minh Hạnh |

Hàng loạt địa phương cách ly xã hội diện rộng làm công tác thi công tại hàng chục dự án điện gió bị ngưng trệ, không có công nhân đi làm, chuyên gia không sang được Việt Nam khiến nhiều dự án điện gió chậm chân đưa vào hoạt động trước ngày 1.11.2021 để có thể được hưởng cơ chế giá ưu đãi (FIT).

Cuộc đua giá FIT kết thúc, 62 nhà máy điện gió không kịp về đích

Cường Ngô |

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, trong số 146 dự án điện gió đã ký hợp đồng mua bán điện với EVN với tổng công suất hơn 8.170 MW, có 84 dự án đã kịp vận hành thương mại; còn lại 62 dự án không kịp về đích.

16 dự án điện gió ở tỉnh Quảng Trị được công nhận COD, kịp hưởng giá FIT

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - 16/18 dự án điện gió xây dựng tại huyện miền núi Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đã được công nhận vận hành thương mại (COD), được hưởng giá FIT từ ngày 1.11.2021.

Nhiều dự án điện gió lỡ hẹn hưởng giá FIT, có nguy cơ "bay" 6,7 tỉ USD

Cường Ngô |

Theo Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu, hiện có khoảng 4.000MW dự án điện gió đang thi công với mục tiêu vận hành thương mại (COD) trước ngày 1.11.2021 có nguy cơ lỡ thời hạn hưởng giá ưu đãi. Cho nên, nhiều nhà đầu tư đã kiến nghị Chính phủ nên gia hạn giá FIT thêm 6 tháng nữa.

Doanh nghiệp đề xuất gia hạn giá FIT cho điện gió: Bộ Công Thương nói gì?

Cường Ngô |

Đối với những dự án điện gió chậm tiến độ, không kịp vận hành thương mại để hưởng giá FIT trước ngày 31.10, đại diện Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho biết, Bộ Công Thương sẽ nghiên cứu và đề xuất phương án đấu thầu, xác định giá đối với các dự án điện gió.

Sẽ trình Thủ tướng xem xét gia hạn giá FIT cho dự án điện gió chậm tiến độ

Cường Ngô |

Trước đề xuất gia hạn cơ chế giá FIT (giá cố định) cho những dự án điện gió chậm tiến độ do ảnh hưởng của dịch COVID-19, được biết, Bộ Công Thương đã tổng hợp các kiến nghị và sẽ sớm trình lên Thủ tướng Chính phủ quyết định vấn đề này.

Có thể cắt giảm mạnh công suất điện gió, nhà đầu tư đề xuất cơ chế giá FIT

Cường Ngô |

Loạt dự án có vốn đầu tư nhiều tỉ USD đang chạy đà cho thấy sức hấp dẫn của điện gió ngoài khơi Việt Nam với các nhà đầu tư. Tuy nhiên, việc nguồn điện gió đưa vào vận hành thời gian tới sẽ đối mặt tình trạng sản xuất ra không bán được hết, có thể bị cắt giảm công suất ở mức cao. Điều này liệu có khiến nhà đầu tư "chùn bước".

Giá điện mặt trời áp mái sẽ giảm mạnh, chỉ còn 5,2 - 5,8 cent/kWh

Cường Ngô |

Bộ Công Thương đang xây dựng dự thảo liên quan đến cơ chế giá cho điện mặt trời áp mái với mức giá dự kiến giảm mạnh đối với các dự án điện mặt trời quy mô lớn.

Bộ Công Thương đang xây dựng, lựa chọn nhà đầu tư dự án điện mặt trời

Cường Ngô |

Sau thông tin của Báo Lao Động liên quan đến cơ chế đấu thầu các dự án điện mặt trời, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có ý kiến chỉ đạo "giao Bộ Công Thương nghiên cứu, xử lý và thực hiện". Bộ Công Thương cho biết, đang nghiên cứu xây dựng cơ chế đấu thầu và lựa chọn nhà đầu tư phù hợp.

Thủ tướng chỉ đạo nghiên cứu về cơ chế điện mặt trời mà Báo Lao Động nêu

Duy Thiên |

Sau thông tin của Báo Lao Động liên quan đến cơ chế chính sách đối với cơ chế đấu thầu các dự án điện mặt trời, ngày 27.2.2021, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có ý kiến chỉ đạo "giao Bộ Công Thương nghiên cứu, xử lý và thực hiện".

Điện mặt trời: Không có cơ chế mua giảm giá nên "thừa thì cắt bỏ"

Cường Ngô |

Một nhà đầu tư điện mặt trời ở Hà Nội cho biết, hiện nay, chưa có cơ chế hợp đồng mua giảm giá cho điện mặt trời nên vẫn là câu chuyện "thừa thì cắt bỏ". Chính vì vậy, nếu có cơ chế tốt cho nguồn năng lượng tái tạo, có thể chia sẻ chi phí cho các nhà máy chạy dự phòng, để tăng khả năng tích hợp vào lưới, khi đó giảm giá mua điện mặt trời thì rất tốt.

Có nên chuyển sang cơ chế đấu thầu điện mặt trời?

THiên Bình |

Nhiều chuyên gia cho rằng, đây là thời điểm chúng ta chuyển sang cơ chế đầu thầu đối với các dự án điện mặt trời quy mô lớn.

"Đi thì mắc núi, về thì mắc sông", nhà đầu tư điện mặt trời nên làm gì?

Thiên Bình |

Các nhà đầu tư điện mặt trời đang rơi vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan” khi chúng ta đang ở trong thời kỳ "trống" cơ chế. Điện sản xuất ra không thể hoà lưới vì chính sách hết hiệu lực.

Tọa đàm trực tuyến: “Cơ chế nào cho điện mặt trời?”

Nhóm PV |

Kể từ ngày 31.12.2020, Quyết định 13 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam chính thức hết hiệu lực. Tuy nhiên, đến thời điểm này vẫn chưa có Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn thực hiện tiếp theo của Bộ Công Thương. Chính vì vậy, thời điểm này, các nhà đầu tư điện mặt trời áp mái đang "ngóng" cơ chế giá mới để đầu tư vào năng lượng tái tạo. Đó là lý do Báo Lao Động tổ chức Tọa đàm trực tuyến “Cơ chế nào cho điện mặt trời?" nhằm lắng nghe ý kiến của chuyên gia, doanh nghiệp khi quyết định mới vẫn đang trong quá trình xây dựng và sửa đổi.

Vì sao mất cân đối nguồn cung điện giữa các vùng miền?

Anh Tuấn |

Bộ Công Thương cho biết, đã xảy ra tình trạng mất cân đối nguồn cung điện khi miền Bắc và miền Trung thừa, trong khi, ở miền Nam lại thiếu.