Bộ Công Thương: Xoá độc quyền, hoàn thiện cơ chế phát triển thị trường điện cạnh tranh

Thùy Dung (thực hiện) |

Để tiếp tục hoàn thiện thị trường điện, Bộ Công Thương khẳng định, chủ trương sẽ hoàn thiện các cơ chế thị trường theo nguyên tắc giá điện sẽ do thị trường quyết định, thị trường điện phát triển đồng bộ, liên thông với giá trên thị trường nhiên liệu đầu vào như than, khí tự nhiên, khí LNG…PV Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Tiến Dũng - Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo - Bộ Công Thương xung quanh vấn đề này.

Xóa dần độc quyền

Thưa ông, sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, Bộ Công Thương đã có những kế hoạch cụ thể ra sao để thực hiện chỉ đạo này?

- Theo từng cấp độ phát triển của thị trường điện, Bộ Công Thương đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ Đề án Tái cơ cấu ngành điện đáp ứng yêu cầu vận hành thị trường điện.

Nguyên tắc xuyên suốt trong quá trình tái cơ cấu là phải đảm bảo tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch, xóa bỏ độc quyền trong hoạt động phát điện, mua/bán buôn điện, bán lẻ điện; các hoạt động mang tính độc quyền tự nhiên (truyền tải điện, phân phối điện) sẽ được tách bạch và chịu sự điều tiết của Nhà nước.

Trong quá trình này, vai trò độc quyền của EVN trong các khâu đã và đang từng bước được xóa bỏ. Cụ thể, trong khâu phát điện, hiện nay 2 Tổng Công ty phát điện thuộc các Tập đoàn kinh tế Nhà nước là PVN và TKV đã được cổ phần hoá. 1/3 Tổng Công ty phát điện thuộc EVN đã được cổ phần hoá. Các Công ty sau khí cổ phần hoá đã có sự tham gia của cũng như rất nhiều nhà đầu tư tư nhân trong nước và quốc tế. 2 Tổng Công ty phát điện còn lại thuộc EVN cũng đang trong quá trình thực hiện các thủ tục cổ phần hóa.

Trong khâu mua buôn điện, EVN không còn là đơn vị mua buôn điện duy nhất như trước đây, đã có thêm 5 Tổng công ty Điện lực (Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, miền Trung, miền Nam, TP.Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh) trực tiếp tham gia mua điện trên thị trường giao ngay cũng như ký hợp đồng song phương với các nhà máy điện.

Trong khâu bán lẻ điện, Bộ Công Thương đang triển khai xây dựng Đề án Tái cơ cấu ngành điện phục vụ thị trường bán lẻ điện cạnh tranh để trình Thủ tướng Chính phủ trong năm 2020. Theo đó, sẽ cấu trúc lại khâu phân phối bán lẻ điện để tạo môi trường cạnh tranh, cho phép khách hàng sử dụng điện được lựa chọn đơn vị cung cấp.

Khuyến khích xã hội hóa

Vai trò của Bộ Công Thương như thế nào trong việc thu hút nguồn lực xã hội cùng tham gia đầu tư vào ngành điện để tạo ra thị trường điện cạnh tranh, hiệu quả, minh bạch, thưa ông?

- Để thu hút các nguồn lực xã hội tham gia đầu tư vào ngành điện và nâng cao tính cạnh tranh, hiệu quả của các đơn vị điện lực đòi hỏi chúng ta phải có sự đổi mới đồng bộ mạnh mẽ về thể chế và các cơ chế đi kèm về tổ chức, tài chính, cơ chế thu hút vốn đầu tư tư nhân trong nước và ngoài nước.

Riêng trong lĩnh vực thị trường điện, Bộ Công Thương khẳng định chủ trương tiếp tục triển khai đồng bộ một số giải pháp nhằm củng cố hoàn thiện thị trường bán buôn điện cạnh tranh công khai, minh bạch có sự tham gia rộng rãi của các đơn vị thuộc các thành phần kinh tế tư nhân và Nhà nước, đồng thời triển khai thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.

Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn tại doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia thành đơn vị hạch toán độc lập thuộc EVN để tăng cường tính minh bạch, công bằng, không phân biệt đối xử giữa các thành viên thị trường điện.

Đáng chú ý, sẽ đưa các nhà máy thuỷ điện đa mục tiêu tham gia thị trường điện thông qua cơ chế để tất cả các nhà máy điện mới đưa vào vận hành thuộc đối tượng tham gia thị trường điện thì đều phải tham gia thị trường điện.

Cùng với đó, Bộ Công Thương cũng cho biết sẽ thí điểm cơ chế cho phép các nhà máy điện năng lượng tái tạo được phép trực tiếp bán điện cho các khách hàng sử dụng điện cuối cùng để vừa mở rộng đối tượng người mua trên thị trường điện, đồng thời thí điểm các cơ chế vận hành của thị trường bán lẻ cạnh tranh. Qua thời gian thí điểm từ 2021 đến 2023, sẽ hoàn thiện các cơ chế, hành lanh pháp lý để chính thức áp dụng từ năm 2024.

Cụ thể, trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ có những điều chỉnh như thế nào để hiện thực hoá mục tiêu tạo ra một thị trường điện cạnh tranh, hiệu quả, minh bạch?

- Trong thời gian tới, để đảm bảo cho ngành điện tiếp tục phát triển bền vững, thực hiện chỉ đạo tại tại Nghị quyết 55-NQ/TW của Bộ Chính trị về Định hướng phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045, Bộ Công Thương cho biết sẽ nghiên cứu, điều chỉnh, cập nhật đồng bộ chính sách phát triển thị trường điện đồng bộ với chính sách về giá điện theo một số hướng chính như sau:

Thứ nhất, điều hành giá điện theo cơ chế thị trường, giá điện do thị trường quyết định và phải phản ánh đúng và đầy đủ tất cả các chi phí đầu vào hợp lý, hợp lệ. Đẩy mạnh việc cải cách giá điện từng bước hạn chế tiến tới không thực hiện bù chéo giá điện giữa các nhóm khách hàng, giữa các vùng, miền.

Điều chỉnh cơ chế giá điện phù hợp với định hướng và thiết kế thị trường bán lẻ điện. Các khách hàng tham gia thị trường điện sẽ tự thỏa thuận, thống nhất giá điện với các đơn vị bán lẻ điện theo quy định của pháp luật. Nhà nước sẽ chỉ quy định về giá bán lẻ điện cho các khách hàng không tham gia thị trường điện. Nhà nước cũng sẽ tiếp tục hỗ trợ giá điện cho các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội. Nhà nước điều tiết hợp lý thông qua các công cụ thị trường (thuế, phí, các quỹ…) và chính sách an sinh xã hội phù hợp.

Thứ hai, xử lý dứt điểm khoản chi phí phát sinh do chênh lệch tỉ giá (hiện tại đang bị “treo”, chưa được tính vào giá bán lẻ điện). Đây là yêu cầu cần thiết, trước khi chuyển sang triển khai thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.

Thứ ba, đẩy mạnh việc minh bạch hóa về giá điện, đặc biệt là các thành phần cấu thành giá điện như chi phí phát điện, chi phí truyền tải điện, chi phí phân phối điện. Song song với đó sẽ thực hiện tách bạch rõ ràng, minh bạch các chi phí của các khâu mang tính độc quyền tự nhiên như chi phí truyền tải điện, chi phí phân phối điện với chi phí các khâu mang tính cạnh tranh định giá theo cơ chế thị trường như chi phí phát điện, chi phí bán buôn điện và chi phí bán lẻ điện.

Thứ tư, Nhà nước tiếp tục điều tiết giá đối với các khâu mang tính độc quyền tự nhiên trong ngành điện (truyền tải điện, phân phối điện). Xem xét sửa đổi bổ sung Luật Điện lực, Luật giá bổ sung các quy định về giá phân phối điện và giá điều độ hệ thống điện và điều hành thị trường điện.

- Xin cảm ơn ông!

Thùy Dung (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Hóa đơn tiền điện tăng "sốc": Câu hỏi khó, ngành điện chưa thể trị tận gốc

Cường Ngô |

Tại buổi làm việc kiểm tra công tác ghi chỉ số, lập hoá đơn tiền điện và giải quyết kiến nghị của khách hàng, phóng viên dành nhiều câu hỏi cho lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), và Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội về vấn đề hoá đơn tiền điện tăng "sốc" trong kỳ thanh toán tháng 6 vừa qua.

Ngành điện cung cấp "combo" từ công tơ đến dây kéo là điểm chưa hợp lý

Cường Ngô |

Các chuyên gia cho rằng việc chậm sửa biểu giá điện bậc thang khiến tiền điện tăng vọt mỗi khi nắng nóng. Ngoài ra, việc ngành điện cung cấp "combo" từ công tơ, tới dây kéo cũng là điểm chưa hợp lý.

Hoá đơn tiền điện tăng "sốc": Ngành điện phải rà soát lại hệ thống

Cường Ngô |

Đối với những đơn vị ghi sai số điện của khách hàng, theo GS. Trần Đình Long, điện lực cần rút kinh nghiệm, coi đó là bài học sâu sắc, đồng thời rà soát lại hệ thống, không để xảy ra những trường hợp tương tự.

Hóa đơn tiền điện tăng "sốc": Liên tiếp phát hiện ngành điện ghi sai số

Cường Ngô |

Liên tiếp xuất hiện thông tin ghi sai số điện của ngành điện lực. Sau việc một hộ dân ở Quảng Bình bị ghi hóa đơn tăng đột biến gấp 100 lần so với tháng trước chưa đầy 1 ngày, chiều nay, lại thêm thông tin một hộ gia đình sống tại huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) nhận được hóa đơn tiền điện tháng 5 lên tới hơn 89,3 triệu đồng. Đại diện ngành điện tại các địa phương đều thừa nhận có sự sai sót trong việc ghi số điện tiêu thụ của người dân.

Điểm sáng ngành điện trong khó khăn dịch bệnh COVID - 19

Thành Vân |

Ngành điện vốn đang đối diện với rất nhiều khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy  nhiên, vẫn có những điểm sáng, được kỳ vọng sẽ là động lực góp phần thúc đẩy toàn ngành điện vượt qua giai đoạn khó khăn.

Doanh nghiệp: "Giá xăng giảm, ngành điện cũng nên giảm cho người dân"

Cường ngô |

Ông Nguyễn Tuấn Khởi - CEO Công ty Cổ phần VTVCorp cho hay, hầu hết các doanh nghiệp đều cho nhân viên làm việc ở nhà, điều này làm phát sinh thêm chi phí như điện, nước. Chình vì vậy, ông Khởi cho rằng "trong khi giá xăng dầu đã giảm giá thì ngành điện cũng nên giảm cho người dân".

Những cách bài trí không gian sống đón Tết thú vị của sao Việt

DI PY, ẢNH: Nghệ sĩ cung cấp. |

Nhiều sao Việt như Ngọc Diễm, Đàm Thu Trang, Đàm Vĩnh Hưng bài trí tổ ấm đón Tết theo nhiều phong cách khác nhau.

Dự báo thời tiết 16.1: Miền Bắc rét đậm mưa vài nơi, nhiệt độ giảm sâu hơn

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 16.1.2023, Bắc Bộ trời rét đậm, vùng núi rét hại. Nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ phổ biến từ 9 - 12 độ C, khu vực vùng núi Bắc Bộ phổ biến 6 - 9 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C.

Hóa đơn tiền điện tăng "sốc": Câu hỏi khó, ngành điện chưa thể trị tận gốc

Cường Ngô |

Tại buổi làm việc kiểm tra công tác ghi chỉ số, lập hoá đơn tiền điện và giải quyết kiến nghị của khách hàng, phóng viên dành nhiều câu hỏi cho lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), và Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội về vấn đề hoá đơn tiền điện tăng "sốc" trong kỳ thanh toán tháng 6 vừa qua.

Ngành điện cung cấp "combo" từ công tơ đến dây kéo là điểm chưa hợp lý

Cường Ngô |

Các chuyên gia cho rằng việc chậm sửa biểu giá điện bậc thang khiến tiền điện tăng vọt mỗi khi nắng nóng. Ngoài ra, việc ngành điện cung cấp "combo" từ công tơ, tới dây kéo cũng là điểm chưa hợp lý.

Hoá đơn tiền điện tăng "sốc": Ngành điện phải rà soát lại hệ thống

Cường Ngô |

Đối với những đơn vị ghi sai số điện của khách hàng, theo GS. Trần Đình Long, điện lực cần rút kinh nghiệm, coi đó là bài học sâu sắc, đồng thời rà soát lại hệ thống, không để xảy ra những trường hợp tương tự.

Hóa đơn tiền điện tăng "sốc": Liên tiếp phát hiện ngành điện ghi sai số

Cường Ngô |

Liên tiếp xuất hiện thông tin ghi sai số điện của ngành điện lực. Sau việc một hộ dân ở Quảng Bình bị ghi hóa đơn tăng đột biến gấp 100 lần so với tháng trước chưa đầy 1 ngày, chiều nay, lại thêm thông tin một hộ gia đình sống tại huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) nhận được hóa đơn tiền điện tháng 5 lên tới hơn 89,3 triệu đồng. Đại diện ngành điện tại các địa phương đều thừa nhận có sự sai sót trong việc ghi số điện tiêu thụ của người dân.

Điểm sáng ngành điện trong khó khăn dịch bệnh COVID - 19

Thành Vân |

Ngành điện vốn đang đối diện với rất nhiều khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy  nhiên, vẫn có những điểm sáng, được kỳ vọng sẽ là động lực góp phần thúc đẩy toàn ngành điện vượt qua giai đoạn khó khăn.

Doanh nghiệp: "Giá xăng giảm, ngành điện cũng nên giảm cho người dân"

Cường ngô |

Ông Nguyễn Tuấn Khởi - CEO Công ty Cổ phần VTVCorp cho hay, hầu hết các doanh nghiệp đều cho nhân viên làm việc ở nhà, điều này làm phát sinh thêm chi phí như điện, nước. Chình vì vậy, ông Khởi cho rằng "trong khi giá xăng dầu đã giảm giá thì ngành điện cũng nên giảm cho người dân".