Nhiều dự án điện gió lỡ hẹn hưởng giá FIT, có nguy cơ "bay" 6,7 tỉ USD

Cường Ngô |

Theo Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu, hiện có khoảng 4.000MW dự án điện gió đang thi công với mục tiêu vận hành thương mại (COD) trước ngày 1.11.2021 có nguy cơ lỡ thời hạn hưởng giá ưu đãi. Cho nên, nhiều nhà đầu tư đã kiến nghị Chính phủ nên gia hạn giá FIT thêm 6 tháng nữa.

Kiến nghị gia hạn giá FIT cho điện gió thêm 6 tháng

Những ngày qua, nhiều dự án điện gió tại Việt Nam đang "chạy nước rút", đẩy nhanh tiến độ đưa nhà máy vào vận hành thương mại trước ngày 1.11.2021 để kịp hưởng giá bán điện cố định kéo dài 20 năm theo Quyết định số 39 của Thủ tướng Chính phủ.

Tuy nhiên, dù có "vắt chân lên cổ" để đẩy nhanh tiến độ, nhưng do ảnh hưởng của dịch COVID-19 trong thời gian vừa qua đã gây ra không ít khó khăn cho nhà đầu tư, ảnh hưởng đến tiến độ thi công của các dự án điện gió.

Trao đổi với Lao Động, ông Ben Blackwell - Chủ tịch Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu (GWEC) - cho biết, 4.000MW dự án điện gió đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, đang thi công với mục tiêu vận hành thương mại (COD) trước 1.11.2021 có nguy cơ lỡ thời hạn FIT tháng 11.2021. Hậu quả là khoản đầu tư năng lượng sạch trị giá 6,7 tỉ USD, cùng với gần 21.000 việc làm trong tương lai sẽ gặp rủi ro.

"Nếu không có biện pháp cứu trợ COVID-19 cho ngành điện gió bằng việc cho phép giãn thời hạn áp dụng cơ chế giá FIT thêm ít nhất 6 tháng, những dự án này sẽ chịu những tổn thất ngoài dự kiến do đại dịch gây ra.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc chính quyền địa phương sẽ mất đi các khoản đầu tư và khoản thu ngân sách quan trọng và xảy ra một chu kỳ "phá sản" khiến thị trường điện gió Việt Nam phải mất rất nhiều năm mới có thể phục hồi" - đại diện GWEC cho biết.

Nhiều dự án điện gió lỡ hẹn hưởng giá FIT. Ảnh minh hoạ, nguồn VT
Nhiều dự án điện gió lỡ hẹn hưởng giá FIT. Ảnh minh hoạ, nguồn GWEC

Do đó, GWEC và ngành điện gió toàn cầu kiến nghị Chính phủ cho phép giãn thời hạn áp dụng cơ chế giá FIT thêm ít nhất 6 tháng như một biện pháp cứu trợ COVID-19 cho ngành điện gió Việt Nam.

Ông Mark Hutchinson - Chủ tịch Nhóm công tác khu vực Đông Nam Á của GWEC - chia sẻ, Việt Nam là một trong những thị trường điện gió tiềm năng nhất ở Đông Nam Á.

"Tôi cho rằng, Chính phủ nên lùi thời hạn áp dụng cơ chế giá FIT, tạo điều kiện cho 4.000MW dự án điện gió có hiệu quả kinh tế và khả năng hiện thực hoá hoàn thành trong thời hạn hợp lý. Quyết định lùi thời hạn áp dụng FIT không chỉ đảm bảo tính khả thi của các dự án điện gió trên bờ, mà còn khuyến khích đầu tư vào ngành điện gió ngoài khơi trong tương lai" - ông Mark Hutchinson nói.

Bộ Công Thương nói gì?

Trả lời về đề xuất gia hạn cơ chế giá FIT (giá cố định) cho những dự án điện gió chậm tiến độ do ảnh hưởng của dịch COVID-19, ông Hoàng Tiến Dũng - Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo - cho hay, thời gian vừa qua, cục nhận được khá nhiều đề xuất của UBND các tỉnh, chủ đầu tư với nhiều lý do khác nhau không kịp tiến độ để hưởng giá FIT.

Theo Quyết định 39 của Thủ tướng Chính phủ, sau ngày 31.10.2021, cơ chế giá FIT cho điện gió sẽ hết hạn, Bộ Công Thương có trách nhiệm nghiên cứu và đề xuất phương án đấu thầu, xác định giá đối với các dự án điện gió.

Chúng tôi đang khẩn trương nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ với các dự án điện gió trong thời gian tới, với hướng phù hợp với Luật đầu tư, Luật đấu thầu, Luật giá, Luật điện lực. Trong tương lai, lựa chọn nhà đầu tư thông qua hình thức đấu thầu" - ông Dũng nói.

Theo thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam, đến tháng 9.2021, có 106 dự án điện gió sẽ vận hành thương mại, để kịp hưởng giá FIT.

Trong số 106 nhà máy điện gió với tổng công suất hơn 5.655 MW đăng ký thử nghiệm, đề nghị công nhận vận hành thương mại đã có 6 nhà máy điện gió với tổng công suất 272,4 MW được công nhận vận hành thương mại COD.

Các dự án điện gió này bao gồm Hòa Bình 1 - giai đoạn 2 (42,2 MW); điện gió số 5 Ninh Thuận (46,2 MW); Điện gió 7A (33,4 MW); nhà máy điện gió Đông Hải 1 - giai đoạn 2 (50 MW); nhà máy Ea Nam (12,6 MW), nhà máy BIM (88 MW).

Theo Quyết định 39/2018/QĐ-TTg, giá FIT ưu đãi cho điện gió trên biển là 9,8 cent/kWh, tương đương 2.223 đồng và trên bờ là 8,5 cent/kWh, tương đương 1.927 đồng. Được áp dụng cho một phần hoặc toàn bộ nhà máy có ngày vận hành thương mại trước 1.11.2021 và áp dụng trong 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Doanh nghiệp đề xuất gia hạn giá FIT cho điện gió: Bộ Công Thương nói gì?

Cường Ngô |

Đối với những dự án điện gió chậm tiến độ, không kịp vận hành thương mại để hưởng giá FIT trước ngày 31.10, đại diện Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho biết, Bộ Công Thương sẽ nghiên cứu và đề xuất phương án đấu thầu, xác định giá đối với các dự án điện gió.

Chưa thể đóng điện, hàng loạt dự án điện gió như "ngồi trên lửa"

NHẬT HỒ |

Nhiều dự án điện giótại tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau đang "ngồi trên lửa" khi gần đến ngày hết hạn nhận ưu đãi nhưng chưa thể đóng điện được. Hàng loạt những nguyên nhân khách quan dẫn đến sự chậm trễ này rất cần được tháo gỡ.

Xe chở cánh quạt điện gió gây sự cố, gần 3.500 hộ dân mất điện

Phước Thành |

Chiều 25.9, một xe chở cánh quạt điện gió vi phạm khoảng cách an toàn gây phóng điện đường dây 110kV làm mất điện của gần 3.500 hộ dân khu vực huyện Đakrông (tỉnh Quảng Trị).

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Doanh nghiệp đề xuất gia hạn giá FIT cho điện gió: Bộ Công Thương nói gì?

Cường Ngô |

Đối với những dự án điện gió chậm tiến độ, không kịp vận hành thương mại để hưởng giá FIT trước ngày 31.10, đại diện Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho biết, Bộ Công Thương sẽ nghiên cứu và đề xuất phương án đấu thầu, xác định giá đối với các dự án điện gió.

Chưa thể đóng điện, hàng loạt dự án điện gió như "ngồi trên lửa"

NHẬT HỒ |

Nhiều dự án điện giótại tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau đang "ngồi trên lửa" khi gần đến ngày hết hạn nhận ưu đãi nhưng chưa thể đóng điện được. Hàng loạt những nguyên nhân khách quan dẫn đến sự chậm trễ này rất cần được tháo gỡ.

Xe chở cánh quạt điện gió gây sự cố, gần 3.500 hộ dân mất điện

Phước Thành |

Chiều 25.9, một xe chở cánh quạt điện gió vi phạm khoảng cách an toàn gây phóng điện đường dây 110kV làm mất điện của gần 3.500 hộ dân khu vực huyện Đakrông (tỉnh Quảng Trị).