Đối phó gánh nặng bệnh không lây nhiễm: Cần chủ động nguồn thuốc trong nước

Thùy Linh |

Hiện nay, các loại bệnh không lây nhiễm đang gia tăng nhanh. Việc chủ động nguồn thuốc trong nước điều trị các loại bệnh không lây nhiễm trở thành vấn đề đáng được quan tâm.

Các bệnh không lây nhiễm gia tăng nhanh

Tại Việt Nam, gánh nặng bệnh tật và tử vong do các bệnh không lây nhiễm (BKLN) chủ yếu gồm bệnh tim mạch, ung thư, đái tháo đường và bệnh hô hấp mạn tính đang gia tăng nhanh. Các BKLN đang là nguyên nhân tử vong hàng đầu, lớn hơn tất cả các nguyên nhân tử vong khác cộng lại.

Năm 2019, ước tính có 592.000 ca tử vong do các BKLN, chiếm 81,4% tổng số tử vong do mọi nguyên nhân. Trong đó chủ yếu là tử vong do các bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư và bệnh hô hấp mạn tính, chiếm 66,2% tổng số tử vong do mọi nguyên nhân. Trong số tử vong do các BKLN tại Việt Nam có 41,5% tử vong sớm xảy ra trước tuổi 70.

Tỷ lệ hiện mắc các BKLN phổ biến cũng đã tăng nhanh qua các năm và số người hiện mắc bệnh trong cộng đồng hiện tại rất lớn.

Tại Việt Nam năm 2019, gánh nặng của các bệnh không lây nhiễm đang chiếm tới 73,7% tổng gánh nặng bệnh tật và tử vong toàn quốc (tính bằng DALY), trong đó bệnh tim mạch chiếm 20,5%, ung thư 13,3%, bệnh hô hấp mạn tính 4% và đái tháo đường chiếm 3,9% tổng gánh nặng bệnh tật.

Các rối loạn tâm thần kinh (bao gồm rối loạn tâm thần, động kinh, sa sút trí tuệ...) chiếm 5,3% tổng số tử vong và gây ra gánh nặng bệnh tật rất lớn, chiếm tới 9,8% tổng số DALY do mọi nguyên nhân…

Đứng trước tình hình đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành dược hiện nay là chú trọng sản xuất các sản phẩm điều trị cho các nhóm bệnh không lây nhiễm như thuốc điều trị tim mạch, thuốc điều trị bệnh gan, thuốc điều trị ung thư...

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp dược trong nước

Theo đại diện Cục Quản lý Dược- Bộ Y tế, trong thời gian qua, ngành công nghiệp dược Việt Nam đã có những bước phát triển đáng ghi nhận: Thuốc sản xuất trong nước chiếm khoảng 46,7% tổng giá trị tiền thuốc sử dụng.

Đáng chú ý, ngành dược trong nước đã sản xuất được nhiều thuốc chuyên khoa đặc trị như thuốc tim mạch, thuốc ung thư, thuốc điều trị gan,... thuốc sản xuất trong nước phủ được 27 trên 27 nhóm tác dụng dược lý.

Việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp dược trong nước, trong đó hướng đến sản xuất thuốc biệt dược gốc, thuốc có dạng bào chế mới, hiện đại, thuốc chuyên khoa đặc trị, vaccine, sinh phẩm là một chiến lược quan trọng trong phát triển ngành dược Việt Nam trong thời gian tới.

Bộ Y tế đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 376/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó đưa ra các mục tiêu và giải pháp cụ thể như sau:

Về mục tiêu, Bộ Y tế cho biết đến năm 2025, thuốc sản xuất trong nước đạt 75% số lượng sử dụng và 60% giá trị thị trường. Mục tiêu đến năm 2030, thuốc sản xuất trong nước đạt khoảng 80% số lượng sử dụng và 70% giá trị thị trường. Chuyển giao công nghệ sản xuất ít nhất 100 thuốc phát minh còn bản quyền, vaccine, sinh phẩm y tế và thuốc mà Việt Nam chưa sản xuất được.

Về các giải pháp, cần ưu tiên phát triển công nghiệp dược, sản xuất nguyên liệu làm thuốc trong nước với các cơ chế chính sách khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ ở mức cao theo quy định của pháp luật.

Chú trọng thu hút đầu tư nước ngoài trong sản xuất thuốc phát minh còn bản quyền, thuốc chuyên khoa đặc trị, thuốc generic có dạng bào chế công nghệ cao, vắc xin, sinh phẩm tham chiếu, sinh phẩm tương tự.

Ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu khoa học, sản xuất thuốc mới, thuốc dược liệu chất lượng cao, phát triển sản xuất thuốc dược liệu mang thương hiệu quốc gia.

Tiếp tục thúc đẩy đầu tư nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất thuốc. Quy hoạch và dành quỹ đất xây dựng các khu công nghiệp để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước sản xuất các thuốc phát minh còn bản quyền, thuốc chuyên khoa đặc trị, thuốc generic có dạng bào chế công nghệ cao, vắc xin, sinh phẩm y tế đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu...

Song song với các định hướng, chính sách ưu đãi trên, Bộ Y tế cũng đang rà soát, hoàn thiện và trình các cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản từ Luật Dược, Nghị định hướng dẫn đến các văn bản hướng dẫn để đảm bảo thông thoáng, minh bạch, công khai, thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển nền công nghiệp dược Việt Nam trong thời gian tới.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Một số đơn vị tham gia đấu thầu thuốc tập trung cung ứng thuốc chậm

Thùy Linh |

Hiện nay, một số địa phương có phản ánh khả năng cung ứng của một số đơn vị tham gia gói thầu tập trung quốc gia còn kém, dẫn đến không cung ứng đủ thuốc. Bộ Y tế có giải pháp gì cho vấn đề này?

Bộ Y tế ưu tiên thẩm định hồ sơ đăng ký thuốc hiếm, thuốc không sẵn có

Thùy Linh |

Thời gian vừa qua, việc cung ứng, mua sắm một số loại thuốc, nhất là thuốc chuyên khoa, thuốc hiếm tại một số cơ sở y tế công lập gặp nhiều khó khăn, gây ảnh hưởng đến công tác khám, điều trị cho người dân.

Hàng loạt thuốc huyết áp, tuần hoàn não bị Bộ Y tế tạm dừng sử dụng

Thu Trang |

Bộ Y tế vừa yêu cầu tạm ngừng nhập khẩu, phân phối, lưu hành và sử dụng 15 loại thuốc do cơ sở Arena Group S.A. (Romania) sản xuất. Trong số này có nhiều loại thuốc huyết áp, tuần hoàn não.

Vì sao nước mắt của Trấn Thành là giọt nước làm tràn ly?

Mi Lan |

Việc Trấn Thành bật khóc tại họp báo ra mắt phim của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng tiếp tục là đề tài tranh cãi nảy lửa trên các diễn đàn mạng xã hội. Trấn Thành đã khóc nhiều lần trước công chúng, nhưng lần này, nước mắt của anh đã khiến bức xúc của dư luận “tràn ly”.

Bác sĩ tiết lộ về bữa trưa của các học sinh bị ngộ độc sau chuyến dã ngoại

Nhóm PV |

Hà Nội - Liên quan đến vụ việc hàng chục học sinh Trường Tiểu học Kim Giang, quận Thanh Xuân (Hà Nội) có biểu hiện ngộ độc thực phẩm, ThS.BS Dương Thanh Sơn, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa thông tin, qua khai thác được biết, sau bữa trưa do nhà trường chuẩn bị và cung cấp, các em học sinh bắt đầu có triệu chứng nôn.

U23 Việt Nam thua trận thứ 3, xếp cuối tại Doha Cup 2023

MINH PHONG |

Thất bại trên chấm luân lưu trước U23 Kyrgyzstan trong trận tranh hạng 9, U23 Việt Nam xếp vị trí cuối (10/10 đội bóng) tại Doha Cup 2023.

Long An: Khổ sở vì bụi, bán nhà không ai mua cũng vì bụi

An Long |

Nhiều hộ dân ở ấp 1B, xã Hựu Thạnh, huyện Đức Hòa và xã Thạnh Lợi, huyện Bến Lức, tỉnh Long An bày tỏ bức xúc khi phải sống trong cảnh khổ sở vì bụi do mỗi ngày, xe tải liên tục ra vào các bãi vật liệu xây dựng chở cát. Tình trạng xe tải lưu thông dày đặc, liên tục vừa tung bụi mịt mù, vừa rơi vãi đất cát xuống đường, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn giao thông.

56 học sinh ở Hà Nội nghi bị ngộ độc: Chưa thể xác định nguyên nhân

Vân Trang |

7 học sinh Trường Tiểu học Kim Giang (Thanh Xuân, Hà Nội) nghi ngộ độc sau chuyến dã ngoại đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Đống Đa (Hà Nội) sức khoẻ đã đỡ hơn. Tuy nhiên, bác sĩ chưa thể xác định nguyên nhân cần phối hợp các chuyên khoa để khẳng định.

Một số đơn vị tham gia đấu thầu thuốc tập trung cung ứng thuốc chậm

Thùy Linh |

Hiện nay, một số địa phương có phản ánh khả năng cung ứng của một số đơn vị tham gia gói thầu tập trung quốc gia còn kém, dẫn đến không cung ứng đủ thuốc. Bộ Y tế có giải pháp gì cho vấn đề này?

Bộ Y tế ưu tiên thẩm định hồ sơ đăng ký thuốc hiếm, thuốc không sẵn có

Thùy Linh |

Thời gian vừa qua, việc cung ứng, mua sắm một số loại thuốc, nhất là thuốc chuyên khoa, thuốc hiếm tại một số cơ sở y tế công lập gặp nhiều khó khăn, gây ảnh hưởng đến công tác khám, điều trị cho người dân.

Hàng loạt thuốc huyết áp, tuần hoàn não bị Bộ Y tế tạm dừng sử dụng

Thu Trang |

Bộ Y tế vừa yêu cầu tạm ngừng nhập khẩu, phân phối, lưu hành và sử dụng 15 loại thuốc do cơ sở Arena Group S.A. (Romania) sản xuất. Trong số này có nhiều loại thuốc huyết áp, tuần hoàn não.