Bộ Y tế ưu tiên thẩm định hồ sơ đăng ký thuốc hiếm, thuốc không sẵn có

Thùy Linh |

Thời gian vừa qua, việc cung ứng, mua sắm một số loại thuốc, nhất là thuốc chuyên khoa, thuốc hiếm tại một số cơ sở y tế công lập gặp nhiều khó khăn, gây ảnh hưởng đến công tác khám, điều trị cho người dân.

Trả lời về các giải pháp trong việc đảm bảo cung ứng thuốc hiếm để phục vụ điều trị cho người bệnh trong trường hợp cấp bách, đại diện Bộ Y tế cho biết: Để giúp các có sở khám chữa bệnh có biện pháp chủ động trong việc đảm bảo đủ thuốc hiếm đáp ứng nhu cầu điều trị của cơ sở, trong nhiều năm qua Bộ Y tế đã xây dựng và ban hành Danh mục thuốc hiếm, thuốc không sẵn có.

Danh mục các thuốc này thường xuyên được điều chỉnh và hiện đang được quy định tại Thông tư số 26/2019/TT-BYT ngày 30.8.2019 của Bộ Y tế (Danh mục hiện tại gồm 214 thuốc để phòng, chẩn đoán, điều trị bệnh hiếm gặp và 229 thuốc không sẵn có).

Bên cạnh đó, Bộ Y tế đã trình Chính phủ/ban hành theo thẩm quyền một số cơ chế để đảm bảo nguồn cung đối với thuốc hiếm như:

"Về đăng ký thuốc, Bộ Y tế ưu tiên thẩm định theo quy trình thẩm định nhanh; xem xét, chấp nhận hồ sơ dữ liệu trong trường hợp dữ liệu chưa đáp ứng đủ thời gian theo quy định.

Cho phép cấp phép nhập khẩu thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành đối với các thuốc thuộc danh mục thuốc hiếm nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu điều trị của cơ sở khám chữa bệnh; đồng thời cho phép chuyển nhượng các thuốc này giữa các cơ sở khám chữa bệnh,..."- đại diện Bộ Y tế nhấn mạnh.

Trao đổi về những khó khăn trong việc đảm bảo cung ứng đối với một số thuốc hiếm hiện nay, đại diện Bộ Y tế cũng phân tích: Việc mua sắm thuốc thuộc danh mục thuốc hiếm vẫn được thực hiện bởi các cơ sở khám chữa bệnh theo quy định về mua sắm, đấu thầu thuốc.

Về cơ bản, nguồn cung tổng thể với các thuốc hiếm là không thiếu, chỉ thiếu ở một số cơ sở y tế do còn tồn tại các khó khăn trong công tác dự trù, xác định nhu cầu do phụ thuộc vào tình hình bệnh tật phát sinh của từng năm và trong công tác thực hiện mua sắm (thời gian thực hiện mua sắm kéo dài dẫn đến thiếu tính kịp thời trong mua sắm).

Ngoài ra, thực tế ghi nhận một số thuốc hiếm được cơ sở y tế mua về không sử dụng hết do không có đủ bệnh nhân, phải hủy bỏ khi thuốc hết hạn.

"Bộ Y tế đang triển khai xây dựng Danh mục thuốc thiếu, có nguy cơ thiếu hàng năm để có kế hoạch chủ động đảm bảo nguồn cung với các thuốc này"- đại diện Bộ Y tế nói.

Bộ Y tế đã chủ động báo cáo, đề xuất và đã được Chính phủ đồng ý tại Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 4.3.2023 là giao Bộ Y tế nghiên cứu, xây dựng cơ chế bảo đảm thuốc hiếm, thuốc hạn chế nguồn cung và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Hiện tại, Bộ Y tế đang triển khai thực hiện nội dung trên, trong đó dự kiến đề xuất một số cơ chế sau:

Có cơ chế đặc thù về tài chính như: Bố trí, phân bổ nguồn ngân sách nhà nước để các cơ sở khám chữa bệnh chủ động dự trù các mặt hàng thuốc hiếm, thuốc hạn chế nguồn cung.

Có giải pháp, cơ chế để các cơ sở KCB có thể mua sắm, dự trữ để 1 số thuốc chống độc, ngộ độc, chấp nhận hủy bỏ khi không có bệnh nhên dẫn đến thuốc hết hạn.

Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp dược trong nước triển khai sản xuất mặt hàng thuốc hiếm để chủ động nguồn cung trong nước.

Trước đó, như Lao Động đã phản ánh, tình trạng thiếu một số thuốc, sinh phẩm thuộc danh mục thuốc hiếm là tình trạng diễn ra không phải lần đầu và không chỉ diễn ra tại một bệnh viện. Các bác sĩ trực tiếp cứu chữa người bệnh chỉ biết thở dài, lắc đầu vì tình trạng này đã nhiều lần xảy ra mà chưa có giải pháp để xử lý.

Vấn đề này khiến cho người bệnh lao đao, chỉ biết nằm chờ thuốc, thậm chí đã có những trường hợp không thể chờ vì tình trạng quá nặng. Không ít chuyên gia đã nhiều lần lên tiếng về vấn đề này.

Mới đây nhất, liên quan đến vụ ngộ độc chất kịch độc Botulinum, chuyên gia trực tiếp điều trị cho các bệnh nhân ngộ độc tại tỉnh Quảng Nam cho biết tình hình thiếu thuốc giải độc cho các bệnh nhân rất đáng lo ngại.

3 lọ thuốc duy nhất còn lại của phía Nam đã được huy động để giải độc Botulinum cho các nạn nhân. Loại thuốc này có giá hơn 184 triệu đồng/lọ. Trên thế giới chỉ có một công ty duy nhất của Mỹ sản xuất nên vô cùng quý hiếm.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Việt Nam đặt mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2035

Thùy Linh |

Giống nhiều quốc gia khác, Việt Nam đang phải đối mặt nguy cơ bệnh lao bùng phát trong cộng đồng. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính trong 2 năm 2020-2021, số lượng và tỉ lệ tử vong do lao tăng trở lại so với giai đoạn trước đây.

Tồn đọng 7.000 hồ sơ cấp phép thiết bị y tế, chỉ có 7 người thẩm định

Thu Trang |

Sáng 24.3, Bộ Y tế tổ chức gặp mặt báo chí cung cấp thông tin y tế quý I năm 2023. Báo chí đặt câu hỏi về việc khoảng 7.000 hồ sơ cấp phép trang thiết bị y tế đang tồn, nhiều hồ sơ đã nộp từ rất lâu chưa được xét. Đâu là nguyên nhân tồn đọng này? Bộ Y tế có giải pháp cụ thể nào để đẩy nhanh tiến độ xử lý cho các đơn vị?

Vụ ngộ độc cá chép muối ủ chua: Nguồn thuốc giải độc rất hiếm

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Liên quan đến vụ ngộ độc chất kịch độc Botulinum, chuyên gia trực tiếp điều trị cho các bệnh nhân ngộ độc tại tỉnh Quảng Nam, đang lo ngại về tình hình thiếu thuốc giải độc, cùng với đó là thói quen ăn uống của người dân hiện nay có thể tiếp tục ghi nhận thêm ca ngộ độc tương tự.

Chuẩn hóa thông tin thuê bao: Loại bỏ SIM rác quấy rầy người dân

NHÓM PV |

Trong nỗ lực giúp kiểm soát và ngăn chặn việc sử dụng sim không chính chủ, Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông đã thông báo về việc sẽ tiến hành khóa các sim điện thoại di động chưa được chuẩn hóa sẽ bị khóa 1 chiều sau này 31.3 và có thể sẽ bị khóa 2 chiều sau ngày 15.4.

Ôtô nhập khẩu vào Việt Nam tăng liên tục trong 5 năm qua

Anh Tuấn |

Lượng ôtô nhập khẩu nguyên chiếc ước tính đạt mức tăng trưởng 76% so với quý I/2022, trong khi đó, dây chuyền lắp ráp xe nội địa lại sụt giảm năng suất.

Ông Trump bị truy tố ảnh hưởng gì tới việc tái tranh cử tổng thống Mỹ

Ngọc Vân |

Mặc dù ông Donald Trump bị đại bồi thẩm đoàn truy tố nhưng vẫn có thể tranh cử tổng thống Mỹ năm 2024.

Shark Thuỷ hứa 2 tháng nữa hoàn trả học phí cho phụ huynh Apax Leaders

Tuệ Nhi |

Ông Nguyễn Ngọc Thuỷ vừa quyết định lộ trình hoàn học phí mới nhất được lãnh đạo Apax Leaders đưa ra sẽ bắt đầu từ tháng 6.2023 và chia làm 2 nhóm. Ngày 9.6, Apax Leaders sẽ hoàn trả đợt đầu tiên.

Rà soát, khắc phục trường hợp sai lệch dữ liệu mã định danh cá nhân

PHẠM ĐÔNG |

Đối với các trường hợp sai lệch dữ liệu giữa hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Bộ Công an đã phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện đối chiếu, cập nhật, đồng bộ dữ liệu, số hóa dữ liệu hộ tịch điện tử.

Việt Nam đặt mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2035

Thùy Linh |

Giống nhiều quốc gia khác, Việt Nam đang phải đối mặt nguy cơ bệnh lao bùng phát trong cộng đồng. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính trong 2 năm 2020-2021, số lượng và tỉ lệ tử vong do lao tăng trở lại so với giai đoạn trước đây.

Tồn đọng 7.000 hồ sơ cấp phép thiết bị y tế, chỉ có 7 người thẩm định

Thu Trang |

Sáng 24.3, Bộ Y tế tổ chức gặp mặt báo chí cung cấp thông tin y tế quý I năm 2023. Báo chí đặt câu hỏi về việc khoảng 7.000 hồ sơ cấp phép trang thiết bị y tế đang tồn, nhiều hồ sơ đã nộp từ rất lâu chưa được xét. Đâu là nguyên nhân tồn đọng này? Bộ Y tế có giải pháp cụ thể nào để đẩy nhanh tiến độ xử lý cho các đơn vị?

Vụ ngộ độc cá chép muối ủ chua: Nguồn thuốc giải độc rất hiếm

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Liên quan đến vụ ngộ độc chất kịch độc Botulinum, chuyên gia trực tiếp điều trị cho các bệnh nhân ngộ độc tại tỉnh Quảng Nam, đang lo ngại về tình hình thiếu thuốc giải độc, cùng với đó là thói quen ăn uống của người dân hiện nay có thể tiếp tục ghi nhận thêm ca ngộ độc tương tự.