Cây cam thảo đất - dược liệu có tác dụng ức chế chất thúc đẩy khối u

Hương Giang |

Cam thảo đất là dược liệu có tác dụng kháng viêm, hạ sốt, kháng khuẩn, diệt ký sinh trùng sốt rét, hạ đường huyết, ức chế chất thúc đẩy khối u TPA, gây độc 6 dòng tế bào ung thư dạ dày...

Theo cuốn sách "Một số cây thuốc, vị thuốc có tác dụng thay thế sừng tê giác" của Dự án phòng, chống buôn bán trái pháp luật các loài động, thực vật hoang dã (tháng 2.2021), do ThS-BS Nguyễn Đình Thục - Tổng Thư ký Hội Đông y Việt Nam - giới thiệu, thì Cam thảo đất là 1 trong số 23 cây thuốc, vị thuốc có tác dụng thay thế sừng tê giác.

Cam thảo đất có tên gọi khác là Cam thảo nam, Thổ cam thảo, Dã cam thảo...

Họ thực vật: Hoa mõm chó - Scrophulariaceae.

Đặc điểm hình thái: Cây thảo, sống một năm, cao 0,4 - 1,0 m. Cây mọc thẳng, phân cành, gốc hóa gỗ, ngọn và cành non có tiết diện vuông. Lá mọc đối hay vòng 3 cái, cuống rất ngắn, phiến lá hình mác ngược, thuôn dần về gốc, mép lá ở phía đầu xẻ răng cưa nông.

Cụm hoa gồm 1 - 3 cái mọc ở kẽ lá, có cuống mảnh. Đài hoa hình chén, xẻ 4 cánh nhọn. Tràng hoa màu trắng, hình ống ngắn, đầu xẻ 4 thùy gần bằng nhau. Nhị 4 thò ra khỏi ống tràng. Bầu nhỏ. Quả nang, hình cầu, có đài và vòi nhụy cùng tồn tại. Hạt rất nhỏ, màu nâu đen.

Mùa hoa quả: Kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9 (tùy theo vùng).

Mùa thu hái là khi cây bắt đầu có hoa và quả non. Cách thu hái: Cắt lấy phần thân và cành mang lá hoặc nhổ cả cây (nếu lấy cả rễ), rửa sạch, để ráo nước, băm thành đoạn dài 3,0- 3,5 cm; phơi hay sấy khô (ở nhiệt độ 50-60°C).

Phân bố và sinh thái: Ở Việt Nam, Cam thảo đất phân bố rải rác gần như khắp các tỉnh, ngoại trừ vùng núi cao trên 1.500m. Cây cũng có mặt ở các quốc gia vùng nhiệt đới châu Á và phía Nam Trung Quốc.

Cam thảo đất là cây ưa ẩm và ưa sáng, song có thể hơi chịu bóng; thường mọc trên đất ẩm, lẫn với các cây cỏ nhỏ khác ở ven đường đi, các bãi hoang quanh làng, bãi bồi ven sông, nương rẫy và ven đồi.

Cây mọc từ hạt hàng năm vào giữa mùa xuân, sau mùa hoa quả, cây tự tàn lụi, hạt giống phát tán xuống đất sẽ nảy mầm vào đầu năm sau. Cây trồng được bằng hạt.

Bộ phận dùng: Toàn bộ phần thân, cành mang lá và có thể cả rễ, đã khô (Herba et radix Scopariae).

Thành phần hóa học: Cam thảo đất chứa các nhóm chất diterpen, flavonoid và acid hữu cơ. Các diterpen bao gồm 16 scoparinol, dulanol, scopadulin…Các flavonoid là hymenoxin, apigenin, luteolin, scutelarein, scutelarin, linarin, vitexin, isovitexin.

Các acid hữu cơ gồm acid betulinic, acid dulcisic, acid ifflaionic.

Công dụng: Dùng trong các trường hợp rong kinh, ban chẩn, ho do Phế nhiệt, viêm họng, tiêu chảy. Tính vị, quy kinh: Cam, vi khổ, hàn. Vào kinh Tỳ, Vị, Phế, Can.

Tác dụng: Nhuận Phế, thanh nhiệt tiêu độc, lợi niệu. Liều lượng, cách dùng: 8 - 12 g/ngày (khô), sắc hoặc hãm uống; 20 - 40 g/ngày (tươi), ép lấy nước uống.

Cam thảo đất là dược liệu có tác dụng kháng viêm, hạ sốt, kháng khuẩn, diệt ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum, hạ đường huyết, ức chế chất thúc đẩy khối u TPA, gây độc 6 dòng tế bào ung thư dạ dày (SCL, SCL-6, SCL-37'6, SCL-9, Kato-3 và NUGC-4), hợp lực với acyclovir và ganciclovir.

PGS.TS Đậu Xuân Cảnh - Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam khuyến cáo người dân khi muốn sử dụng thuốc nam, thuốc đông y để chữa bệnh thì cần phải nhớ rằng, thuốc đông y cũng giống như thuốc tây y, đều phải do thầy thuốc khám bệnh, chẩn đoán, chỉ định, kê đơn phù hợp với loại bệnh.

Hương Giang
TIN LIÊN QUAN

Cây mò trắng - dược liệu có khả năng kháng viêm, chống oxy hóa, bảo vệ gan

Thùy Linh |

Cây mò trắng - dược liệu có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa, kháng khuẩn, hạ huyết áp, bảo vệ gan, hạ đường huyết và natri máu, bảo vệ thần kinh.

Một loại cỏ dại khó diệt trừ lại là vị thuốc quý

Thùy Linh |

Cỏ tranh có tên gọi khác là Cỏ tranh săng, Nhả cà, Bạch mao căn... Tên khoa học: Imperata cylindrica (L.) Beauv. Đây là một trong số các vị thuốc có tác dụng thay thế sừng tê giác.

Các vị thuốc có khả năng thay thế sừng tê giác

Thùy Linh |

Rất nhiều vị thuốc, cây thuốc có tác dụng tương tự như sừng tê giác và được các thầy thuốc Đông y sử dụng.

Nâng cấp đường huyện “nát như tương” ở Tiền Giang sau phản ánh của Lao Động

Thành Nhân |

Sau khi Báo Lao Động phản ánh tình trạng tuyến đường huyện 32 xuất hiện nhiều "ổ voi", "ổ gà" xuống cấp nghiêm trọng và tiềm ẩn nguy hiểm cho người dân điều khiển phương tiện lưu thông qua đây, huyện Châu Thành đã tiến hành đầu tư nâng cấp tuyến đường này.

Cử nhân ra trường đối mặt với khó khăn tìm việc đúng chuyên ngành

Cam Ly |

Với hàng nghìn sinh viên ra trường mỗi năm và lượng lao động trẻ gia nhập thị trường lao động ngày càng tăng thì việc cạnh tranh trong việc tìm kiếm việc làm đã trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết.

Những biến động và tín hiệu quan trọng nhà đầu tư chứng khoán cần lưu ý trong tuần sau

Đức Mạnh |

Khu vực điểm quanh 1.250 vẫn đang là kháng cự mạnh của thị trường chứng khoán trong ngắn hạn. Do đó, xác suất rung lắc tạo 2 đỉnh cần được tính đến để quản trị tối đa rủi ro trong giai đoạn hiện nay.

Người dân nhiều nơi trên thế giới đang quay lưng với khách du lịch

Nguyễn Quang (Theo kp.ru) |

Khách du lịch trên khắp thế giới được coi như là một trong những nguồn thu ngân sách chính của nhiều quốc gia, nuôi sống người dân bản địa, nhưng nhiều nơi đang hạn chế du khách.

Tin 20h: Hàng chục lao động ở Quảng Ngãi bị nợ lương, trợ cấp suốt 4 năm

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 12.8: Người dân bức xúc vì nhà nứt sau khi thi công cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45; Cẩn trọng "sập bẫy" khi tìm nhà trọ đầu năm học mới; 44 lao động ở Quảng Ngãi 4 năm đi đòi nợ lương, trợ cấp chưa được; Một nhãn hàng gỡ bỏ hình ảnh của Hoa hậu Ý Nhi vì sức ép dư luận...

Cây mò trắng - dược liệu có khả năng kháng viêm, chống oxy hóa, bảo vệ gan

Thùy Linh |

Cây mò trắng - dược liệu có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa, kháng khuẩn, hạ huyết áp, bảo vệ gan, hạ đường huyết và natri máu, bảo vệ thần kinh.

Một loại cỏ dại khó diệt trừ lại là vị thuốc quý

Thùy Linh |

Cỏ tranh có tên gọi khác là Cỏ tranh săng, Nhả cà, Bạch mao căn... Tên khoa học: Imperata cylindrica (L.) Beauv. Đây là một trong số các vị thuốc có tác dụng thay thế sừng tê giác.

Các vị thuốc có khả năng thay thế sừng tê giác

Thùy Linh |

Rất nhiều vị thuốc, cây thuốc có tác dụng tương tự như sừng tê giác và được các thầy thuốc Đông y sử dụng.