Cử nhân ra trường đối mặt với khó khăn tìm việc đúng chuyên ngành

Cam Ly |

Với hàng nghìn sinh viên ra trường mỗi năm và lượng lao động trẻ gia nhập thị trường lao động ngày càng tăng thì việc cạnh tranh trong việc tìm kiếm việc làm đã trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết.

Đòi hỏi ứng viên trở nên “đa năng”

Sau tốt nghiệp, nhiều cử nhân phải đối mặt với một thực tế là không tìm được việc làm đúng ngành mà họ đã đặt niềm tin và thời gian học tập. Nếu vậy, cử nhân sẽ đối diện với tình trạng thất nghiệp hoặc phải làm việc ở các lĩnh vực không liên quan đến chuyên môn mình đã theo đuổi.

Nỗi lo cơm áo gạo tiền đã khiến nhiều bạn trẻ chấp nhận làm việc trái ngành. Ảnh minh hoạ: Cam Ly.
Nỗi lo cơm áo gạo tiền đã khiến nhiều bạn trẻ chấp nhận làm việc trái ngành. Ảnh minh hoạ: Cam Ly

Chị Hải Hà (sinh năm 2001, quê Hải Phòng) tốt nghiệp sớm nửa năm ngành Báo chí nhưng đến nay vẫn chưa tìm được việc làm.

Ở lại thành phố mà chưa tìm được việc lại tốn thêm chi phí thuê nhà, sinh hoạt, chị quyết định tạm trở về quê ở cùng với bố mẹ và đi làm phục vụ tại quán cafe gần nhà.

Chị Hà cho biết, mức lương phục vụ full-time cao hơn nhiều so với các công việc từng làm nên dù vẫn mong muốn được làm đúng chuyên ngành nhưng nỗi lo cơm áo gạo tiền đã lấn át niềm đam mê.

Không chỉ vậy, thời buổi kinh tế khó khăn, liên tục cắt giảm nhân sự ở các cơ quan cũng khiến những người mới ra trường như chị Hà khó khăn trong việc tìm kiếm công việc đúng ngành. "Sinh viên mới ra trường tìm được việc đã khó mà tìm được việc đúng ngành lại càng khó hơn" - chị Hà nói.

Chị Hà chia sẻ thêm, hiện tại, làm báo cần phải có nhiều kỹ năng, không chỉ biết viết bài, biên tập mà còn phải nắm vững các công cụ truyền thông xã hội, xử lý dữ liệu, tạo nội dung đa phương tiện và nhiều khả năng khác. Những điều đó đòi hỏi người làm việc trở nên “đa năng” hơn nhưng không phải ai cũng có thể đáp ứng được.

Hàng ngày, chị Hà vẫn ra vào liên tục các trang tuyển dụng, có mặt ở rất nhiều hội nhóm tìm việc trên Facebook nhưng chỉ tìm được những vị trí như cộng tác viên truyền thông hoặc marketing tại các công ty, cửa hàng kinh doanh… trong khi ngành học của chị lại thiên về báo chí.

Nhu cầu tuyển dụng thay đổi liên tục khiến nhiều bạn trẻ loay hoay tìm việc làm phù hợp. Nguồn: Phenikaa.
Nhu cầu tuyển dụng thay đổi liên tục khiến nhiều bạn trẻ loay hoay tìm việc làm phù hợp. Nguồn: Phenikaa

Tuyển người nhiều năm kinh nghiệm hoặc năng lực nổi trội

Còn với anh Nguyễn Kiên (sinh năm 1999, Hải Dương) dù đã có bằng cử nhân kế toán được 2 năm nhưng đến nay vẫn làm công việc trái ngành.

Sau khi ra trường, anh Kiên rơi vào tình trạng thất nghiệp gần nửa năm. Mặc dù đã gửi hồ sơ ứng tuyển ở rất nhiều nơi nhưng đa phần đều không nhận được phản hồi.

“Vị trí kế toán tuyển không ít nhưng lại cần những người có nhiều năm kinh nghiệm, hoặc chỉ là học việc với mức phụ cấp thấp, thậm chí không có. Người mới ra trường, chỉ từng đi thực tập chứ chưa là nhân viên chính thức như tôi rất khó cạnh tranh nếu không có năng lực nổi trội” - anh Kiên bộc bạch.

Gần đây, anh mới vào làm nhân viên kinh doanh cho một công ty phân phối thực phẩm chức năng với mức lương theo lời anh là chỉ đủ trang trải qua ngày.

Anh Kiên mong muốn tìm một công việc với mức lương có thể đáp ứng nhu cầu cuộc sống cũng như phụ giúp gia đình, đặc biệt đúng với chuyên ngành mình từng dành nhiều tâm sức và thời gian học tập.

Tình trạng sinh viên ra trường không tìm được việc làm là vấn đề nan giải trong nhiều năm nay. Báo cáo phân tích ngành Giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 do Viện Khoa học giáo dục Việt Nam phối hợp với UNESCO tại Việt Nam thực hiện, dẫn số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, năm 2019, hơn 3% số sinh viên tốt nghiệp cao đẳng và 2,8% số cử nhân đại học thất nghiệp, trong khi trình độ trung cấp chỉ 1,1% thất nghiệp.

Tại TP Hồ Chí Minh, năm 2022, có gần 150 nghìn lao động mất việc được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì có đến 83 nghìn lao động phổ thông và gần 46 nghìn lao động có trình độ đại học trở lên. Như vậy, chiếm đến 88% số lao động mất việc là người không có tay nghề và cử nhân đại học.

Cam Ly
TIN LIÊN QUAN

Lao động bị cắt giảm ở TPHCM trở về quê chật vật tìm việc

HOÀNG LỘC |

Nhiều lao động mất việc làm do các công ty gặp khó khăn về đơn hàng, sau khi trở về quê càng chật vật tìm việc, đặc biệt với những lao động lớn tuổi.

Tỉ lệ thất nghiệp nhiều, cử nhân Gen Z Trung Quốc đi làm giúp việc

Thanh Hà |

Hai tháng sau khi bị một công ty điện ảnh và truyền hình ở Thâm Quyến, Trung Quốc cho thôi việc vào tháng 5, Deng Jun trở về quê hương ở tỉnh Hồ Nam để nhận công việc trong ngành dịch vụ gia đình.

Cử nhân chạy xe ôm thu nhập 15 triệu đồng/tháng là lười phấn đấu?

LƯƠNG HẠNH |

Nhiều quan điểm gửi đến Báo Lao Động về việc cử nhân chấp nhận làm nhân viên văn phòng lương 5-7 triệu đồng/tháng hay chạy xe ôm, shipper thu nhập 15-20 triệu đồng/tháng là kém cỏi, lười phấn đấu.

Lý do Hội An có tên trong top thành phố biển hấp dẫn nhất thế giới

Chí Long |

SCMP liệt kê Hội An của Việt Nam là một trong 9 điểm đến tuyệt vời phù hợp với mọi nhu cầu của du khách, từ tham quan, mua sắm đến nghỉ dưỡng, tắm nắng trên bãi biển dài...

Vụ "đê trăm tỉ làm khổ dân" ở Phú Thọ: Mòn mỏi chờ sổ đỏ

Tô Công |

Phú Thọ - Đã 12 năm sau khi di dời để làm dự án đê trăm tỉ, người dân xã Điêu Lương vẫn chưa thể tái định cư và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ).

Tranh cãi chuyện SGK: Bộ GDĐT có nên biên soạn thêm 1 bộ sách?

Nhóm PV |

Những ngày qua, đã xuất hiện đề xuất về việc đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn một bộ SGK của Bộ sau khi công tác xã hội hóa biên soạn SGK đã thực hiện được gần 4 năm nay. Điều này nhận được sự quan tâm của dư luận xã hội.

Hơn 3.563 tỉ đồng làm 2 khu tái định cư cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu

HÀ ANH CHIẾN |

Ngày 14.8, UBND tỉnh Đồng Nai vừa ra quyết định triển khai Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh đối với chủ trương đầu tư dự án Khu tái định cư 31,52 ha tại phường Tam Phước, TP Biên Hòa phục vụ công tác tái định cư cho Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1).

Hoãn xử vụ án ông Đinh Tiến Hùng - nguyên Phó Bí thư Tỉnh đoàn Yên Bái

Long Nguyễn |

Ngay từ sáng sớm 14.8, rất đông người dân đã có mặt tại trụ sở TAND tỉnh Yên Bái để theo dõi phiên xét xử vụ án liên quan đến ông Đinh Tiến Hùng - nguyên Phó Bí thư Tỉnh đoàn Yên Bái, song chỉ ít phút sau khi bắt đầu, phiên tòa bị tạm hoãn.

Lao động bị cắt giảm ở TPHCM trở về quê chật vật tìm việc

HOÀNG LỘC |

Nhiều lao động mất việc làm do các công ty gặp khó khăn về đơn hàng, sau khi trở về quê càng chật vật tìm việc, đặc biệt với những lao động lớn tuổi.

Tỉ lệ thất nghiệp nhiều, cử nhân Gen Z Trung Quốc đi làm giúp việc

Thanh Hà |

Hai tháng sau khi bị một công ty điện ảnh và truyền hình ở Thâm Quyến, Trung Quốc cho thôi việc vào tháng 5, Deng Jun trở về quê hương ở tỉnh Hồ Nam để nhận công việc trong ngành dịch vụ gia đình.

Cử nhân chạy xe ôm thu nhập 15 triệu đồng/tháng là lười phấn đấu?

LƯƠNG HẠNH |

Nhiều quan điểm gửi đến Báo Lao Động về việc cử nhân chấp nhận làm nhân viên văn phòng lương 5-7 triệu đồng/tháng hay chạy xe ôm, shipper thu nhập 15-20 triệu đồng/tháng là kém cỏi, lười phấn đấu.